Với bức ảnh "Kền kền chờ đợi", phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đã giành giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng danh giá trên, Carter đã tự tử do nỗi ám ảnh khôn nguôi khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó.
Hình ảnh ông Nelson Mandela đến địa điểm vận động tranh cử ở Rustenburg, Nam Phi năm 1994. Nhiếp ảnh gia Carter bắt đầu sự nghiệp phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983. Sau đó, ông chuyển sang tác nghiệp tại mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh các cuộc đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và nạn bạo hành trong gia đình.
Nhiếp ảnh gia Carter có nhiều tấm ảnh "đắt giá" chụp ở Nam Phi và Sudan. Trong số đó có bức ảnh chụp tại cuộc bạo động xảy ra ở thị trấn Duduza khi diễn ra đám tang của 4 người da đen bị giết hại trong một cuộc biểu tình tấn công nhân viên chính phủ. Tình trạng khẩn cấp ở Nam Phi đã được ban bố vào tháng 7/1985. Hình ảnh đau thương về một vụ tấn công bằng lựu đạn trong đám tang cho một thành viên thuộc Đảng Tự do Inkatha ở Bekkersdal, Nam Phi.
Sau đó, nhân viên y tế đã đến hiện trường để sơ cứu những người bị thương.
Nhiếp ảnh gia Carter có nhiều bức ảnh "chạm" vào trái tim của người xem khi ghi dấu những khoảnh khắc khủng khiếp về nạn đói diễn ra ở Sudan. Trong ảnh là một người mẹ ứa nước mắt khi bế đứa con bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
Em bé Sudan xuất hiện với hình ảnh nước mắt giàn giụa, khiến ai nhìn thấy cũng quặn lòng.
Nhiều người dân Sudan ngồi nhìn một người đàn ông với thân hình khẳng khiu, ốm yếu nằm vật vờ trên đất. Người này là một trong số rất nhiều nạn nhân của nạn đói khiến nhiều người Sudan bỏ mạng.
Với bức ảnh "Kền kền chờ đợi", phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đã giành giải thưởng Pulitzer. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi giành giải thưởng danh giá trên, Carter đã tự tử do nỗi ám ảnh khôn nguôi khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó.
Hình ảnh ông Nelson Mandela đến địa điểm vận động tranh cử ở Rustenburg, Nam Phi năm 1994. Nhiếp ảnh gia Carter bắt đầu sự nghiệp phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983. Sau đó, ông chuyển sang tác nghiệp tại mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh các cuộc đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và nạn bạo hành trong gia đình.
Nhiếp ảnh gia Carter có nhiều tấm ảnh "đắt giá" chụp ở Nam Phi và Sudan. Trong số đó có bức ảnh chụp tại cuộc bạo động xảy ra ở thị trấn Duduza khi diễn ra đám tang của 4 người da đen bị giết hại trong một cuộc biểu tình tấn công nhân viên chính phủ. Tình trạng khẩn cấp ở Nam Phi đã được ban bố vào tháng 7/1985.
Hình ảnh đau thương về một vụ tấn công bằng lựu đạn trong đám tang cho một thành viên thuộc Đảng Tự do Inkatha ở Bekkersdal, Nam Phi.
Sau đó, nhân viên y tế đã đến hiện trường để sơ cứu những người bị thương.
Nhiếp ảnh gia Carter có nhiều bức ảnh "chạm" vào trái tim của người xem khi ghi dấu những khoảnh khắc khủng khiếp về nạn đói diễn ra ở Sudan. Trong ảnh là một người mẹ ứa nước mắt khi bế đứa con bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
Em bé Sudan xuất hiện với hình ảnh nước mắt giàn giụa, khiến ai nhìn thấy cũng quặn lòng.
Nhiều người dân Sudan ngồi nhìn một người đàn ông với thân hình khẳng khiu, ốm yếu nằm vật vờ trên đất. Người này là một trong số rất nhiều nạn nhân của nạn đói khiến nhiều người Sudan bỏ mạng.