Cây húng quế có hương thơm ngát thường để ăn kèm với các món ăn. Nhưng húng quế không chỉ để ăn mà còn là cây thuốc và là cây cảnh phong thủy. Húng quế còn gọi là é quế, húng chó, cây bạc hà, hương thái...
Trong phong thủy, dáng lá húng quế dài mọc thẳng hướng lên trên được cho là mang ý nghĩa phát tài, phát lộc mang may mắn cho gia chủ nên thường được nhiều người trồng quanh nhà.Húng quế cũng là cây có nhiều tinh dầu tỏa hương thơm ngát nên được ưa chuộng để thanh lọc không khí trong gia đình, mang lại hương thơm thanh mát tự nhiên giúp xua đuổi tà khí, mang lại may mắn.Đặc biệt hơn, húng quế còn có thể giúp làm đẹp da hay nấu nước để gội đầu. Nếu muốn cải thiện nhan sắc với cây húng quế, chúng ta có thể sử dụng lá húng quế xay ra để làm mặt nạ.Cụ thể, xay lá húng quế thêm 1 thìa bột gỗ đàn hương trộn đều lên, đắp hỗn hợp lên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh sẽ giúp chúng ta có làn da sáng hồng tự nhiên.Nếu không muốn đắp mặt nạ húng quế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu trong loại rau gia vị này để xông mặt. Trong cây húng quế có chứa hàm lượng tinh dầu lớn có khả năng thải độc tố thông qua việc làm giãn nở lỗ chân lông.Chúng ta chỉ cần chuẩn bị một chậu nước nóng, thả vài ngọn húng quế và vài nhánh sả vào sau đó xông mặt. Cách làm này giúp đào thải độc tố trên da mặt, làm làn da mịn màng và khỏe mạnh hơn.Cây húng quế có thể hỗ trợ chống táo bón, trị cảm sốt, trị ho và long đờm, chống oxy hoá và phòng ngừa ung thư, giúp giảm nhức đầu, tăng cường hệ miễn dịch...Cách trồng cây húng quế: Rau húng quế thuộc nhóm cây ưa nhiệt, thích hợp trồng vào mùa nắng nóng. Rau húng quế phát triển tốt ở 25 - 35 độ C. Cây sẽ ngừng phát triển và chết khi nhiệt độ hạ thấp.
Húng quế cần được trồng ở những khu vực tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày. Đất phải ẩm và thoát nước tốt. Gieo hạt sâu khoảng 0.5 cm và cách nhau khoảng 20 cm để rễ phát triển tốt, lấy đủ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, có thể tận dụng thân rau húng quế, bỏ bớt lá để cắm vào đất.
Nên chọn đất sạch, không sử dụng phân bón hóa học, vì húng quế phát triển rất nhanh, nếu trồng ở đất ô nhiễm, rau cũng sẽ bị ô nhiễm. Cây húng quế ưa ẩm. Nếu bạn sống trong một khu vực nóng, hãy phủ lá, lưới che để giữ độ ẩm cho đất.
Mỗi khi ngọn rau có từ 10 đến 15 lá, bạn hãy tỉa ngọn để ngăn cản rau húng quế ra hoa sớm, không đẻ nhánh, cho ít rau. Khi có hoa, cần cắt bỏ hoa để cây rau không rụi lá. Trong trường hợp thời tiết chuyển lạnh, nên thu hoạch rau húng quế sớm để không bị úa.
Bạn có thể bắt đầu hái lá rau húng quế ngay khi rau húng quế cao từ 15 - 20 cm và bắt đầu đẻ nhánh. Bạn nên hái lá thường xuyên để cây phát triển và cho nhiều lá non hơn. Lá rau húng quế có thể bọc giấy báo, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Cây húng quế có hương thơm ngát thường để ăn kèm với các món ăn. Nhưng húng quế không chỉ để ăn mà còn là cây thuốc và là cây cảnh phong thủy. Húng quế còn gọi là é quế, húng chó, cây bạc hà, hương thái...
Trong phong thủy, dáng lá húng quế dài mọc thẳng hướng lên trên được cho là mang ý nghĩa phát tài, phát lộc mang may mắn cho gia chủ nên thường được nhiều người trồng quanh nhà.
Húng quế cũng là cây có nhiều tinh dầu tỏa hương thơm ngát nên được ưa chuộng để thanh lọc không khí trong gia đình, mang lại hương thơm thanh mát tự nhiên giúp xua đuổi tà khí, mang lại may mắn.
Đặc biệt hơn, húng quế còn có thể giúp làm đẹp da hay nấu nước để gội đầu. Nếu muốn cải thiện nhan sắc với cây húng quế, chúng ta có thể sử dụng lá húng quế xay ra để làm mặt nạ.
Cụ thể, xay lá húng quế thêm 1 thìa bột gỗ đàn hương trộn đều lên, đắp hỗn hợp lên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh sẽ giúp chúng ta có làn da sáng hồng tự nhiên.
Nếu không muốn đắp mặt nạ húng quế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu trong loại rau gia vị này để xông mặt. Trong cây húng quế có chứa hàm lượng tinh dầu lớn có khả năng thải độc tố thông qua việc làm giãn nở lỗ chân lông.
Chúng ta chỉ cần chuẩn bị một chậu nước nóng, thả vài ngọn húng quế và vài nhánh sả vào sau đó xông mặt. Cách làm này giúp đào thải độc tố trên da mặt, làm làn da mịn màng và khỏe mạnh hơn.
Cây húng quế có thể hỗ trợ chống táo bón, trị cảm sốt, trị ho và long đờm, chống oxy hoá và phòng ngừa ung thư, giúp giảm nhức đầu, tăng cường hệ miễn dịch...
Cách trồng cây húng quế: Rau húng quế thuộc nhóm cây ưa nhiệt, thích hợp trồng vào mùa nắng nóng. Rau húng quế phát triển tốt ở 25 - 35 độ C. Cây sẽ ngừng phát triển và chết khi nhiệt độ hạ thấp.
Húng quế cần được trồng ở những khu vực tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày. Đất phải ẩm và thoát nước tốt. Gieo hạt sâu khoảng 0.5 cm và cách nhau khoảng 20 cm để rễ phát triển tốt, lấy đủ ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, có thể tận dụng thân rau húng quế, bỏ bớt lá để cắm vào đất.
Nên chọn đất sạch, không sử dụng phân bón hóa học, vì húng quế phát triển rất nhanh, nếu trồng ở đất ô nhiễm, rau cũng sẽ bị ô nhiễm. Cây húng quế ưa ẩm. Nếu bạn sống trong một khu vực nóng, hãy phủ lá, lưới che để giữ độ ẩm cho đất.
Mỗi khi ngọn rau có từ 10 đến 15 lá, bạn hãy tỉa ngọn để ngăn cản rau húng quế ra hoa sớm, không đẻ nhánh, cho ít rau. Khi có hoa, cần cắt bỏ hoa để cây rau không rụi lá. Trong trường hợp thời tiết chuyển lạnh, nên thu hoạch rau húng quế sớm để không bị úa.
Bạn có thể bắt đầu hái lá rau húng quế ngay khi rau húng quế cao từ 15 - 20 cm và bắt đầu đẻ nhánh. Bạn nên hái lá thường xuyên để cây phát triển và cho nhiều lá non hơn. Lá rau húng quế có thể bọc giấy báo, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.