Chúng ta sẽ nhìn kĩ vào từng gương mặt để lại của những vĩ nhân này, và có vài lời ánh chiếu. Ảnh: MICHELANGELO (1475-1564) nhà điêu khắc, hoạ sĩ, kiến trúc và nhà thơ Ý thời đỉnh cao của Phục hưng. “Tôi vẫn còn đang học tập” (Ancora imparo) là những lời cuối của ông.
ISAAC NEWTON (1642-1727) nhà vật lí, thiên văn người Anh có ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa học, với định luật vạn vật hấp dẫn, định luật Newton, và quang học. Những lời cuối nhận định về bản thân: “Tôi chẳng biết mình là cái gì đối với thế giới. Riêng bản thân, tôi thấy mình chỉ là đứa trẻ nghịch chơi trên bãi biển, thỉnh thoảng tìm ra một viên sỏi nhẵn hơn hoặc một vỏ sò đẹp hơn bình thường, trong khi trước mặt mình còn cả một đại dương bao la chưa được khám phá.”
HEINRICH HEINE (1797-1856) nhà thơ trữ tình Đức, “Tôi hôn, tức là tôi tồn tại”, và câu nói trước khi chết: “Thượng Đế sẽ tha thứ cho tôi. Đó là công việc của ngài". NAPOLÉON BONAPARTE (1769-1821, những lời cuối của vị anh hùng này “Nước Pháp, quân đội, chỉ huy quân đội, Joséphine”. Như vậy, ngoài chủ nghĩa dân tộc và sự nghiệp quân sự ra, ông không quên sự nghiệp ái tình cho tới lúc chết trên đảo St. Hélena ở tuổi 51. Nhạc sĩ Áo MOZART (1756-1791), những lời lâm chung: “Mùi vị thần chết trên môi tôi… tôi cảm thấy có gì đó, nó không thuộc về cõi trần này”. Trước đó ông phát biểu kinh nghiệm về cái chết: “Đối với cái chết, khi chúng ta xem xét thật kĩ, nó chính là mục tiêu đích thực của đời người. Vài năm qua, tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi với người bạn tốt nhất và chân thành nhất này, và hình ảnh người bạn này không còn làm tôi kinh sợ, mà thực sự là nguồn xoa dịu, và an ủi! Tạ ơn Thượng Đế độ lượng ban cho tôi cơ hội học biết rằng cái chết là chìa khoá mở cửa tới nguồn hoan lạc đích thực.” Kiệt tác Bộ lễ cầu hồn (Requiem), thực vậy, được soạn ra cho “người bạn ẩn danh” mà Mozart đang chờ đợi đến đón ông vừa hoàn tất kịp thời. Khuôn mặt GOETHE lúc sinh thời. Nhà thơ, tiểu thuyết gia Đức, GOETHE, trước phút nhắm mắt về với bóng tối vĩnh cửu, ông vẫn đòi "Thêm ánh sáng!” (Mehr Licht). Cái chết của ông minh chứng cho cả đời say mê những hiệu quả vật lí và ẩn dụ của ánh sáng đối với con người, mà ông đã gửi gắm đặc biệt trong tác phẩm Lí thuyết về màu sắc. Di chúc của ông chỉ định đích danh Mozart thực hiện kiệt tác Faust, “Lẽ ra Mozart phải soạn nhạc cho Faust”. Đáng tiếc, hai thiên tài này hầu như “bất phùng thời”, Mozart đã qua đời trước đó 41 năm! Gương mặt và bàn tay phải của nhạc sĩ dương cầm Ba Lan CHOPIN (1810-1849). Trước khi chết: “Ôi lòng đất thì ngột ngạt… như cơn ho này làm tôi ngạt thở. Tôi van xin các người cho thân thể tôi được lộ thiên, để tôi không phải bị chôn sống”. Và lời nhắn nhủ: “Hãy chơi Mozart để tưởng nhớ đến tôi”. BEETHOVEN (1770-1827) nhạc sĩ Đức, “Vỗ tay đi, các bạn! Vở hài kịch đã chấm dứt”. Đó là lời mỉa mai của người nhạc sĩ vĩ đại này sau khi vị giáo sĩ đã làm xong nghi thức lâm chung cho ông. Một lời cuối khác của ông, “Tôi cảm thấy cho tới giờ mình đã viết không quá vài nốt nhạc”.
HEGEL (1770-1831) triết gia Đức, tư tưởng duy tâm biện chứng và những tác phẩm về quan hệ giữa nhà nước và xã hội của ông có sức ảnh hưởng to lớn, đặc biệt đối với Karl Marx thời trẻ và cả sau đó. Những lời cuối của ông nói với người học trò yêu quý nhất: “Chỉ có trò là hiểu được tôi… nhưng mà hiểu sai”. Những học trò đời sau của ông cũng không ngoại lệ. VOLTAIRE (1694-1778) nhà văn và triết gia Pháp. Ông luôn tranh đấu phát huy và bảo vệ cho quyền tự do của con người, và sự phán xử công minh. "Thà mạo hiểm cứu vớt một kẻ phạm tội còn hơn lên án một người vô tội" .
PUSHKIN (1799-1837) thi hào vĩ đại nhất của Nga thời Lãng mạn và người sáng lập văn chương hiện đại Nga. Ông chết trong một trận quyết đấu. “Sầu ơi cơn khát thanh cao nhất của ta, cùng bao giấc mộng và trầm tưởng tinh khôi, rồi theo nhau vội tan rã, như lá mùa thu tàn tạ...” (Eugene Onegin). VICTOR HUGO (1802-1885) nhà văn và nhà thơ Pháp, sau những cơn bệnh thống khổ vật vã, lời cuối của nhà văn nhân bản này, “Tôi nhìn thấy ánh sáng đen”. LEO TOLSTOY (1828-1910), đại văn hào Nga sau những chuyến đi vô định, cuối củng ông nghỉ và chết trong ngôi nhà của một trưởng ga, những lời cuối của ông, “Thế còn người nông dân, họ chết ra sao?” DOSTOYEVSKY (1821-1881), nhà văn Nga, người viết tiểu thuyết hiện sinh đầu tiên, “Thà sống bất hạnh mà hiểu được điều tồi tệ nhất, còn hơn sống hạnh phúc trong thiên đàng của kẻ xuẩn ngốc”. Trên bia mộ ông khắc lời của chúa Giêsu từ sách Tân Ước: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm quả!”, cũng là đề từ cho cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông, Anh em nhà Karamazov. TCHAIKOVSKY (1840-1893) nhà soạn nhạc Nga. Ông chết vì bệnh tả mặc dù có nhiều giả thuyết về cái chết của ông do bị cưỡng bách. Khúc hát thiên nga của ông là bản Giao hưởng số 6 Pathétique được viết ra như để trở thành khúc cầu hồn (requiem) cho chính ông, có thể minh chứng trong Chương I, chủ đề kèn trombon được hoà âm theo giọng hợp xướng từ lễ nhạc cầu hồn của Chính giáo Nga: “Cầu cho linh hồn kẻ chết được yên nghỉ cùng với linh hồn chư thánh”.
ESENIN (1895-1925) nhà thơ Nga, đã tự kết liễu đời mình, để lại hai câu thơ tuyệt mệnh: “Ở đời chết chẳng có gì mới. Nhưng sống ở đời cũng chẳng mới gì hơn.” Nhà thơ Xô viết MAIAKOVSKY (1893-1930), nhà thơ của phái Vị lai, từng hô hào “Hãy vứt Pushkin, Dostoievsky, Tolstoy,.. ra khỏi Con tàu Hiện đại.” Chỉ sau khoảng dăm năm sau cái chết của Esenin, ông cũng tự sát (hoặc có thể bị ám sát), để lại bài thơ tuyệt mệnh chua chát, có câu: “Xin đừng đơm đặt dựng chuyện. Người chết kinh tởm việc này.” BORIS PASTERNAK (1890-1960), nhà thơ, nhà văn Nga-Xô viết. Nổi tiếng nhất với tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago. Lời thơ về áp lực buộc phải từ chối Giải Nobel “Tôi mất hút, sa vào như con thú, Đâu đó tự do, ánh sáng, con người, Tiếng thét gào, xua đuổi sau lưng tôi, Nhưng lối thoát bên ngoài không hiện rõ…” (Nguyễn Việt Thắng dịch).
SERGEI EISENSTEIN (1898-1948), đạo diễn lớn của Nga. Bộ phim kiệt tác của ông, Ivan Bạo chúa, Phần 1 được Stalin chấp nhận vì cảnh tượng hoàng đế Ivan đăng quang như một anh hùng dân tộc, nhưng Phần 2 không được chấp nhận vì bị cho rằng ám chỉ chính sách tàn bạo và thanh trừng của Stalin, còn Phần 3 dang dở, bị tịch thu và bị tiêu huỷ.. FREDRICH NIETZSCHE (1844-1900), triết gia Đức. “Chúng ta còn có nghệ thuật để không phải chết vì chân lý”.
HITCHCOCK (1899-1980), nhà đạo diễn người Anh đã làm nhiều phim tâm lí kinh dị về cái chết trong suốt sự nghiệp 60 năm, nhiều phim trở thành kinh điển. Vị Vua Trinh thám này cuối củng cũng được bất tử hoá bằng chiếc mặt nạ của chính mình trông rất hợp với cảnh trong nhà trọ Bates Motel (Psycho). Ông chết vì bệnh thận, căn bệnh của nhiều khán giả của ông: nín thở, nín đái và sợ đến “tè ra quần” .
Chúng ta sẽ nhìn kĩ vào từng gương mặt để lại của những vĩ nhân này, và có vài lời ánh chiếu. Ảnh: MICHELANGELO (1475-1564) nhà điêu khắc, hoạ sĩ, kiến trúc và nhà thơ Ý thời đỉnh cao của Phục hưng. “Tôi vẫn còn đang học tập” (Ancora imparo) là những lời cuối của ông.
ISAAC NEWTON (1642-1727) nhà vật lí, thiên văn người Anh có ảnh hưởng nhất trong lịch sử khoa học, với định luật vạn vật hấp dẫn, định luật Newton, và quang học. Những lời cuối nhận định về bản thân: “Tôi chẳng biết mình là cái gì đối với thế giới. Riêng bản thân, tôi thấy mình chỉ là đứa trẻ nghịch chơi trên bãi biển, thỉnh thoảng tìm ra một viên sỏi nhẵn hơn hoặc một vỏ sò đẹp hơn bình thường, trong khi trước mặt mình còn cả một đại dương bao la chưa được khám phá.”
HEINRICH HEINE (1797-1856) nhà thơ trữ tình Đức, “Tôi hôn, tức là tôi tồn tại”, và câu nói trước khi chết: “Thượng Đế sẽ tha thứ cho tôi. Đó là công việc của ngài".
NAPOLÉON BONAPARTE (1769-1821, những lời cuối của vị anh hùng này “Nước Pháp, quân đội, chỉ huy quân đội, Joséphine”. Như vậy, ngoài chủ nghĩa dân tộc và sự nghiệp quân sự ra, ông không quên sự nghiệp ái tình cho tới lúc chết trên đảo St. Hélena ở tuổi 51.
Nhạc sĩ Áo MOZART (1756-1791), những lời lâm chung: “Mùi vị thần chết trên môi tôi… tôi cảm thấy có gì đó, nó không thuộc về cõi trần này”. Trước đó ông phát biểu kinh nghiệm về cái chết: “Đối với cái chết, khi chúng ta xem xét thật kĩ, nó chính là mục tiêu đích thực của đời người. Vài năm qua, tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi với người bạn tốt nhất và chân thành nhất này, và hình ảnh người bạn này không còn làm tôi kinh sợ, mà thực sự là nguồn xoa dịu, và an ủi! Tạ ơn Thượng Đế độ lượng ban cho tôi cơ hội học biết rằng cái chết là chìa khoá mở cửa tới nguồn hoan lạc đích thực.” Kiệt tác Bộ lễ cầu hồn (Requiem), thực vậy, được soạn ra cho “người bạn ẩn danh” mà Mozart đang chờ đợi đến đón ông vừa hoàn tất kịp thời.
Khuôn mặt GOETHE lúc sinh thời. Nhà thơ, tiểu thuyết gia Đức, GOETHE, trước phút nhắm mắt về với bóng tối vĩnh cửu, ông vẫn đòi "Thêm ánh sáng!” (Mehr Licht). Cái chết của ông minh chứng cho cả đời say mê những hiệu quả vật lí và ẩn dụ của ánh sáng đối với con người, mà ông đã gửi gắm đặc biệt trong tác phẩm Lí thuyết về màu sắc. Di chúc của ông chỉ định đích danh Mozart thực hiện kiệt tác Faust, “Lẽ ra Mozart phải soạn nhạc cho Faust”. Đáng tiếc, hai thiên tài này hầu như “bất phùng thời”, Mozart đã qua đời trước đó 41 năm!
Gương mặt và bàn tay phải của nhạc sĩ dương cầm Ba Lan CHOPIN (1810-1849). Trước khi chết: “Ôi lòng đất thì ngột ngạt… như cơn ho này làm tôi ngạt thở. Tôi van xin các người cho thân thể tôi được lộ thiên, để tôi không phải bị chôn sống”. Và lời nhắn nhủ: “Hãy chơi Mozart để tưởng nhớ đến tôi”.
BEETHOVEN (1770-1827) nhạc sĩ Đức, “Vỗ tay đi, các bạn! Vở hài kịch đã chấm dứt”. Đó là lời mỉa mai của người nhạc sĩ vĩ đại này sau khi vị giáo sĩ đã làm xong nghi thức lâm chung cho ông. Một lời cuối khác của ông, “Tôi cảm thấy cho tới giờ mình đã viết không quá vài nốt nhạc”.
HEGEL (1770-1831) triết gia Đức, tư tưởng duy tâm biện chứng và những tác phẩm về quan hệ giữa nhà nước và xã hội của ông có sức ảnh hưởng to lớn, đặc biệt đối với Karl Marx thời trẻ và cả sau đó. Những lời cuối của ông nói với người học trò yêu quý nhất: “Chỉ có trò là hiểu được tôi… nhưng mà hiểu sai”. Những học trò đời sau của ông cũng không ngoại lệ.
VOLTAIRE (1694-1778) nhà văn và triết gia Pháp. Ông luôn tranh đấu phát huy và bảo vệ cho quyền tự do của con người, và sự phán xử công minh. "Thà mạo hiểm cứu vớt một kẻ phạm tội còn hơn lên án một người vô tội" .
PUSHKIN (1799-1837) thi hào vĩ đại nhất của Nga thời Lãng mạn và người sáng lập văn chương hiện đại Nga. Ông chết trong một trận quyết đấu. “Sầu ơi cơn khát thanh cao nhất của ta, cùng bao giấc mộng và trầm tưởng tinh khôi, rồi theo nhau vội tan rã, như lá mùa thu tàn tạ...” (Eugene Onegin).
VICTOR HUGO (1802-1885) nhà văn và nhà thơ Pháp, sau những cơn bệnh thống khổ vật vã, lời cuối của nhà văn nhân bản này, “Tôi nhìn thấy ánh sáng đen”.
LEO TOLSTOY (1828-1910), đại văn hào Nga sau những chuyến đi vô định, cuối củng ông nghỉ và chết trong ngôi nhà của một trưởng ga, những lời cuối của ông, “Thế còn người nông dân, họ chết ra sao?”
DOSTOYEVSKY (1821-1881), nhà văn Nga, người viết tiểu thuyết hiện sinh đầu tiên, “Thà sống bất hạnh mà hiểu được điều tồi tệ nhất, còn hơn sống hạnh phúc trong thiên đàng của kẻ xuẩn ngốc”. Trên bia mộ ông khắc lời của chúa Giêsu từ sách Tân Ước: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm quả!”, cũng là đề từ cho cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông, Anh em nhà Karamazov.
TCHAIKOVSKY (1840-1893) nhà soạn nhạc Nga. Ông chết vì bệnh tả mặc dù có nhiều giả thuyết về cái chết của ông do bị cưỡng bách. Khúc hát thiên nga của ông là bản Giao hưởng số 6 Pathétique được viết ra như để trở thành khúc cầu hồn (requiem) cho chính ông, có thể minh chứng trong Chương I, chủ đề kèn trombon được hoà âm theo giọng hợp xướng từ lễ nhạc cầu hồn của Chính giáo Nga: “Cầu cho linh hồn kẻ chết được yên nghỉ cùng với linh hồn chư thánh”.
ESENIN (1895-1925) nhà thơ Nga, đã tự kết liễu đời mình, để lại hai câu thơ tuyệt mệnh: “Ở đời chết chẳng có gì mới. Nhưng sống ở đời cũng chẳng mới gì hơn.”
Nhà thơ Xô viết MAIAKOVSKY (1893-1930), nhà thơ của phái Vị lai, từng hô hào “Hãy vứt Pushkin, Dostoievsky, Tolstoy,.. ra khỏi Con tàu Hiện đại.” Chỉ sau khoảng dăm năm sau cái chết của Esenin, ông cũng tự sát (hoặc có thể bị ám sát), để lại bài thơ tuyệt mệnh chua chát, có câu: “Xin đừng đơm đặt dựng chuyện. Người chết kinh tởm việc này.”
BORIS PASTERNAK (1890-1960), nhà thơ, nhà văn Nga-Xô viết. Nổi tiếng nhất với tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago. Lời thơ về áp lực buộc phải từ chối Giải Nobel “Tôi mất hút, sa vào như con thú, Đâu đó tự do, ánh sáng, con người, Tiếng thét gào, xua đuổi sau lưng tôi, Nhưng lối thoát bên ngoài không hiện rõ…” (Nguyễn Việt Thắng dịch).
SERGEI EISENSTEIN (1898-1948), đạo diễn lớn của Nga. Bộ phim kiệt tác của ông, Ivan Bạo chúa, Phần 1 được Stalin chấp nhận vì cảnh tượng hoàng đế Ivan đăng quang như một anh hùng dân tộc, nhưng Phần 2 không được chấp nhận vì bị cho rằng ám chỉ chính sách tàn bạo và thanh trừng của Stalin, còn Phần 3 dang dở, bị tịch thu và bị tiêu huỷ..
FREDRICH NIETZSCHE (1844-1900), triết gia Đức. “Chúng ta còn có nghệ thuật để không phải chết vì chân lý”.
HITCHCOCK (1899-1980), nhà đạo diễn người Anh đã làm nhiều phim tâm lí kinh dị về cái chết trong suốt sự nghiệp 60 năm, nhiều phim trở thành kinh điển. Vị Vua Trinh thám này cuối củng cũng được bất tử hoá bằng chiếc mặt nạ của chính mình trông rất hợp với cảnh trong nhà trọ Bates Motel (Psycho). Ông chết vì bệnh thận, căn bệnh của nhiều khán giả của ông: nín thở, nín đái và sợ đến “tè ra quần” .