Từ những năm 1980 trở về trước, khi đi trên quốc lộ 1A địa phận Quảng Ngãi, nhiều người không khỏi choáng ngợp khi thấy những bờ xe nước khổng lồ nằm dọc sông Trà Khúc. Bánh xe nước (cọn nước) không phải là điều xa lạ ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nhưng chỉ sông Trà mới có những bờ xe nước quy mô hoành tráng, được ghép lại từ nhiều bánh xe nước như vậy.
Theo P.Guilleminet trong tập Một ngành công nghiệp An-nam thì xe nước bắt đầu được xây dựng trên sông Vệ ở Quảng Ngãi vào khoảng giữa thế kỷ 18, sau một thời gian thì được ứng dụng ở sông Trà Khúc với quy mô và có số lượng lớn.
Vào thời điểm 1939, sông Trà Khúc có trên 40 bờ xe nước, năm 1960 đã lên đến 110 bờ, trung bình mỗi bờ xe nước tưới cho 20 hecta đất nông nghiệp.
Bờ xe nước hầu hết được thiết lập bằng tre, và được xây dựng bên cạnh bờ sông, dùng sức đẩy của nước để quay tròn những bánh xe. Trên những bánh xe có gắn nhiều ống nước, bánh xe quay múc nước vào ống, và đổ vào hệ thống máng nước, máng nước được nối tiếp vào mương nước để đem đổ vào đồng lúa. Phần nhiều, ruộng lúa ở miền Trung nằm dọc theo rặng Trường Sơn, việc tưới tiêu bằng sức người hết sức vất vả. Nhờ các bờ xe nước mà những năm hạn hán, mùa màng ở Quảng Ngãi đỡ bị thiệt hại. Có thể nói các bờ xe nước đã trở thành thứ không thể thiếu trong mạch sống của người nông dân xứ Quảng.
Mặc dù xe nước luôn phải dựng đặt và dỡ dọn hàng năm để tránh lũ lụt, tốn kém rất nhiều tiền bạc và công sức, nhưng không vì thế mà các xe nước phải ngưng hoạt động trong một năm nào. Gần như nó cũng không ngừng xoay ngay cả những khi có biến động của lịch sử. Đến đầu thập niên 1980, khi hệ thống kênh Thạch Nham được thành lập cho công trình dẫn thủy nhập điền, thì những bờ xe nước được thay thế bằng những trạm bơm. Và kể từ đó, những bờ xe nước Quảng Ngãi chỉ còn là một biểu tượng trong ký ức của người dân Quảng Ngãi. Sự biến mất của bờ xe nước đã khiến nhiều người luyến tiếc. Đã có những ý tưởng muốn dựng đặt lại một vài xe nước ở đoạn sông phía Bắc thành phố Quảng Ngãi để lưu lại hình ảnh đẹp đẽ của một thời…
Từ những năm 1980 trở về trước, khi đi trên quốc lộ 1A địa phận Quảng Ngãi, nhiều người không khỏi choáng ngợp khi thấy những bờ xe nước khổng lồ nằm dọc sông Trà Khúc.
Bánh xe nước (cọn nước) không phải là điều xa lạ ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nhưng chỉ sông Trà mới có những bờ xe nước quy mô hoành tráng, được ghép lại từ nhiều bánh xe nước như vậy.
Theo P.Guilleminet trong tập Một ngành công nghiệp An-nam thì xe nước bắt đầu được xây dựng trên sông Vệ ở Quảng Ngãi vào khoảng giữa thế kỷ 18, sau một thời gian thì được ứng dụng ở sông Trà Khúc với quy mô và có số lượng lớn.
Vào thời điểm 1939, sông Trà Khúc có trên 40 bờ xe nước, năm 1960 đã lên đến 110 bờ, trung bình mỗi bờ xe nước tưới cho 20 hecta đất nông nghiệp.
Bờ xe nước hầu hết được thiết lập bằng tre, và được xây dựng bên cạnh bờ sông, dùng sức đẩy của nước để quay tròn những bánh xe. Trên những bánh xe có gắn nhiều ống nước, bánh xe quay múc nước vào ống, và đổ vào hệ thống máng nước, máng nước được nối tiếp vào mương nước để đem đổ vào đồng lúa.
Phần nhiều, ruộng lúa ở miền Trung nằm dọc theo rặng Trường Sơn, việc tưới tiêu bằng sức người hết sức vất vả. Nhờ các bờ xe nước mà những năm hạn hán, mùa màng ở Quảng Ngãi đỡ bị thiệt hại. Có thể nói các bờ xe nước đã trở thành thứ không thể thiếu trong mạch sống của người nông dân xứ Quảng.
Mặc dù xe nước luôn phải dựng đặt và dỡ dọn hàng năm để tránh lũ lụt, tốn kém rất nhiều tiền bạc và công sức, nhưng không vì thế mà các xe nước phải ngưng hoạt động trong một năm nào. Gần như nó cũng không ngừng xoay ngay cả những khi có biến động của lịch sử.
Đến đầu thập niên 1980, khi hệ thống kênh Thạch Nham được thành lập cho công trình dẫn thủy nhập điền, thì những bờ xe nước được thay thế bằng những trạm bơm. Và kể từ đó, những bờ xe nước Quảng Ngãi chỉ còn là một biểu tượng trong ký ức của người dân Quảng Ngãi.
Sự biến mất của bờ xe nước đã khiến nhiều người luyến tiếc. Đã có những ý tưởng muốn dựng đặt lại một vài xe nước ở đoạn sông phía Bắc thành phố Quảng Ngãi để lưu lại hình ảnh đẹp đẽ của một thời…