Năm 1965, tình hình Miền Nam Việt Nam hết sức rối ren, các cuộc đảo chính, biểu tình và tấn công vũ trang diễn ra thường xuyên. Cùng với điều đó là nạn đầu cơ, lũng đoạn thị trường của giới thương gia. Trước tình hình này, chính quyền Sài Gòn cũ đã dựng lên phía trước chợ Bến Thành một pháp trường để hành quyết công khai các phạm nhân nhằm mục đích răn đe. Mới đầu, pháp trường giữa trung tâm thành phố này chỉ được bố trí để xử bắn một người. Về sau nó đã được mở rộng để có thể hành quyết cùng một lúc ba người. Hoạt động của pháp trường đã bị truyền thông quốc tế lên án mạnh mẽ, buộc chính quyền phải dẹp bỏ nó sau một thời gian. Khung cảnh trên pháp trường ngày 6/10/1965, khi ba phạm nhân bị hành quyết cùng lúc vì những tội danh khác nhau.
Một vụ hành quyết nổi tiếng trong thời gian pháp trường hoạt động là vụ xử nhà tài phiệt Tạ Vinh, một người Việt gốc Hoa 34 tuổi. Ông bị kết tội đầu cơ phá hoại kinh tế và chịu án tử ngày 14/3/1966.
Nhà tài phiệt Tạ Vinh gục xuống sau loạt đạn, trên người vẫn mặc bộ vest lịch sự.
Vợ ông Tạ Vinh đã liều mạng lao về phía chồng và bị cảnh sát chặn lại.
Bên cạnh các tội phạm hình sự, kinh tế, nhiều nhân vật đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn cũ cũng bị hành quyết công khai.
Sinh viên Lê Văn Khuyên bị xử bắn ngày 29/1/1965, thời điểm Sài Gòn đang chấn động sau các cuộc biểu tình và nổ bom. Cái chết của chàng trai 20 tuổi Lê Văn Khuyên.
Một chiến sĩ biệt động bị chính quyền Sài Gòn cũ xử bắn ngày 22/6/1965.
Cột hành quyết sau khi bản án tử được thi hành, ảnh của phóng viên Nhật bản Akimoto Keiichi.
Năm 1965, tình hình Miền Nam Việt Nam hết sức rối ren, các cuộc đảo chính, biểu tình và tấn công vũ trang diễn ra thường xuyên. Cùng với điều đó là nạn đầu cơ, lũng đoạn thị trường của giới thương gia. Trước tình hình này, chính quyền Sài Gòn cũ đã dựng lên phía trước chợ Bến Thành một pháp trường để hành quyết công khai các phạm nhân nhằm mục đích răn đe.
Mới đầu, pháp trường giữa trung tâm thành phố này chỉ được bố trí để xử bắn một người. Về sau nó đã được mở rộng để có thể hành quyết cùng một lúc ba người. Hoạt động của pháp trường đã bị truyền thông quốc tế lên án mạnh mẽ, buộc chính quyền phải dẹp bỏ nó sau một thời gian.
Khung cảnh trên pháp trường ngày 6/10/1965, khi ba phạm nhân bị hành quyết cùng lúc vì những tội danh khác nhau.
Một vụ hành quyết nổi tiếng trong thời gian pháp trường hoạt động là vụ xử nhà tài phiệt Tạ Vinh, một người Việt gốc Hoa 34 tuổi. Ông bị kết tội đầu cơ phá hoại kinh tế và chịu án tử ngày 14/3/1966.
Nhà tài phiệt Tạ Vinh gục xuống sau loạt đạn, trên người vẫn mặc bộ vest lịch sự.
Vợ ông Tạ Vinh đã liều mạng lao về phía chồng và bị cảnh sát chặn lại.
Bên cạnh các tội phạm hình sự, kinh tế, nhiều nhân vật đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn cũ cũng bị hành quyết công khai.
Sinh viên Lê Văn Khuyên bị xử bắn ngày 29/1/1965, thời điểm Sài Gòn đang chấn động sau các cuộc biểu tình và nổ bom.
Cái chết của chàng trai 20 tuổi Lê Văn Khuyên.
Một chiến sĩ biệt động bị chính quyền Sài Gòn cũ xử bắn ngày 22/6/1965.
Cột hành quyết sau khi bản án tử được thi hành, ảnh của phóng viên Nhật bản Akimoto Keiichi.