Khám phá một nhà máy sản xuất búp bê bị bỏ rơi là một hành trình không chỉ hấp dẫn mà còn giúp nhiếp ảnh gia Ramon Ingles trở lại với tuổi thơ. Sự im lặng lạnh lẽo đáng sợ bao trùm khu xưởng sản xuất búp bê. Hàng trăm khuôn đúc và thân thể búp bê dở dang vứt ngổn ngang, nằm xiêu vẹo khắp nơi giống như nạn nhân của những vụ sát hại rùng rợn. Không có ai đủ can đảm khám phá khu nhà máy bị bỏ hoang vào ban đêm khi nơi đây la liệt những con búp bê bị bỏ rơi. Nhà xưởng sản xuất búp bê sứ nổi tiếng còn tồn tại gần 1 thế kỷ nằm ở Valencia, Tây Ban Nha đã bị bỏ hoang từ lâu.
Mọi vật dụng trong căn xưởng hoang tàn, hỏng nát cùng rất nhiều mặt nạ, dụng cụ phát âm thanh trong bụng các loại búp bê đã lên nấm mốc, bốc mùi ẩm thấp.
Những sản phẩm búp bê sứ Bisque ở đây nổi tiếng một thời vào những năm 1860 đến 1900 bởi nhà đầu tư người Pháp và Đức. Chúng tạo nên cơn sốt thời trang thời bấy giờ và là biểu tượng cho xu hướng tóc giả sang trọng của phụ nữ giàu có.
Hàng trăm, hàng ngàn bộ phận búp bê không hiểu vì lý do gì đã bị bỏ lại mà rơi vào quên lãng.
Các tòa nhà kín đáo hầu như còn khá nguyên vẹn với những đường ống khói cao vút. Chính sự ra đời của búp bê nhựa không bao giờ bị vỡ đã đẩy xưởng búp bê Bisque đến bờ vực lỗi thời, phá sản.
Theo nhiếp ảnh gia, ông cảm thấy khá sợ hãi khi tới đây vì cảm giác có hàng trăm con mắt cứ chằm chằm theo dõi. Có lẽ vì khuôn mặt lạnh lùng, đáng sợ mà búp bê Bisque không còn được ưa chuộng nữa.
Phần còn lại của một con búp bê chưa hoàn chỉnh: chân tay tách rời được làm từ vải hoặc da, thậm chí từ hỗn hợp gỗ, bột giấy, keo và mùn cưa, khá giống quái vật Frankenstein trước khi được trang điểm bằng những bộ cánh màu mè.
Những lò nung búp bê từ hỗn hợp keo và mùn cưa bị bỏ hoang ngay khi ý tưởng về những búp bê không bao giờ vỡ cuối năm 1940 ra đời.
Một khung hình trụ bằng gỗ dùng để phơi khô búp bê vẫn còn khá nguyên vẹn.
Quá trình sản xuất một con búp bê Bisque rất kỳ công. Đầu tiên người ta sẽ đổ nguyên liệu vào khuôn đất sét để tạo hình. Thời kỳ đầu, họ không tráng men nên búp bê sứ trông rất giống người thật.
Những chiếc đầu được lấy ra khỏi khuôn sau 1 giờ và phơi nắng 3 ngày trước khi cho vào lò nung.
Khi đầu búp bê đủ cứng, đôi mắt được cấy vào và khắc thêm đường nét trên khuôn mặt, cùng các chi đưa vào lò lửa trong 3 tiếng. Đây là công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi tay nghề cao của nghệ nhân. Khi nó nguội, sẽ được đánh bóng cho mịn và sơn màu.
Sẽ mất nhiều lớp sơn khác nhau để có được con búp bê hoàn chỉnh, với mỗi lớp sơn người ta lại nung thêm lần nữa.
Tiếp theo là công đoạn khâu nối chân tay búp bê, cố định đôi mắt, đội thêm tóc giả và mặc cho búp bê bộ váy thật đẹp.
Cuối cùng thì chúng ta cũng đã hiểu vì sao búp bê sứ Bisque lại là một tác phẩm nghệ thuật mà ngày nay là mặt hàng hiếm quý giá cho những nhà sưu tập.
Khám phá một nhà máy sản xuất búp bê bị bỏ rơi là một hành trình không chỉ hấp dẫn mà còn giúp nhiếp ảnh gia Ramon Ingles trở lại với tuổi thơ.
Sự im lặng lạnh lẽo đáng sợ bao trùm khu xưởng sản xuất búp bê. Hàng trăm khuôn đúc và thân thể búp bê dở dang vứt ngổn ngang, nằm xiêu vẹo khắp nơi giống như nạn nhân của những vụ sát hại rùng rợn.
Không có ai đủ can đảm khám phá khu nhà máy bị bỏ hoang vào ban đêm khi nơi đây la liệt những con búp bê bị bỏ rơi.
Nhà xưởng sản xuất búp bê sứ nổi tiếng còn tồn tại gần 1 thế kỷ nằm ở Valencia, Tây Ban Nha đã bị bỏ hoang từ lâu.
Mọi vật dụng trong căn xưởng hoang tàn, hỏng nát cùng rất nhiều mặt nạ, dụng cụ phát âm thanh trong bụng các loại búp bê đã lên nấm mốc, bốc mùi ẩm thấp.
Những sản phẩm búp bê sứ Bisque ở đây nổi tiếng một thời vào những năm 1860 đến 1900 bởi nhà đầu tư người Pháp và Đức. Chúng tạo nên cơn sốt thời trang thời bấy giờ và là biểu tượng cho xu hướng tóc giả sang trọng của phụ nữ giàu có.
Hàng trăm, hàng ngàn bộ phận búp bê không hiểu vì lý do gì đã bị bỏ lại mà rơi vào quên lãng.
Các tòa nhà kín đáo hầu như còn khá nguyên vẹn với những đường ống khói cao vút. Chính sự ra đời của búp bê nhựa không bao giờ bị vỡ đã đẩy xưởng búp bê Bisque đến bờ vực lỗi thời, phá sản.
Theo nhiếp ảnh gia, ông cảm thấy khá sợ hãi khi tới đây vì cảm giác có hàng trăm con mắt cứ chằm chằm theo dõi. Có lẽ vì khuôn mặt lạnh lùng, đáng sợ mà búp bê Bisque không còn được ưa chuộng nữa.
Phần còn lại của một con búp bê chưa hoàn chỉnh: chân tay tách rời được làm từ vải hoặc da, thậm chí từ hỗn hợp gỗ, bột giấy, keo và mùn cưa, khá giống quái vật Frankenstein trước khi được trang điểm bằng những bộ cánh màu mè.
Những lò nung búp bê từ hỗn hợp keo và mùn cưa bị bỏ hoang ngay khi ý tưởng về những búp bê không bao giờ vỡ cuối năm 1940 ra đời.
Một khung hình trụ bằng gỗ dùng để phơi khô búp bê vẫn còn khá nguyên vẹn.
Quá trình sản xuất một con búp bê Bisque rất kỳ công. Đầu tiên người ta sẽ đổ nguyên liệu vào khuôn đất sét để tạo hình. Thời kỳ đầu, họ không tráng men nên búp bê sứ trông rất giống người thật.
Những chiếc đầu được lấy ra khỏi khuôn sau 1 giờ và phơi nắng 3 ngày trước khi cho vào lò nung.
Khi đầu búp bê đủ cứng, đôi mắt được cấy vào và khắc thêm đường nét trên khuôn mặt, cùng các chi đưa vào lò lửa trong 3 tiếng. Đây là công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi tay nghề cao của nghệ nhân. Khi nó nguội, sẽ được đánh bóng cho mịn và sơn màu.
Sẽ mất nhiều lớp sơn khác nhau để có được con búp bê hoàn chỉnh, với mỗi lớp sơn người ta lại nung thêm lần nữa.
Tiếp theo là công đoạn khâu nối chân tay búp bê, cố định đôi mắt, đội thêm tóc giả và mặc cho búp bê bộ váy thật đẹp.
Cuối cùng thì chúng ta cũng đã hiểu vì sao búp bê sứ Bisque lại là một tác phẩm nghệ thuật mà ngày nay là mặt hàng hiếm quý giá cho những nhà sưu tập.