Ngày 7/12/1941, Nhật Bản đã sử dụng hơn 350 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, ngư lôi phóng từ máy bay tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở Hawaii. Sự kiện này đã khiến Mỹ chính thức tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới II. Trong ảnh là khu trục hạm USS Shaw (DD 373) bị máy bay chiến đấu của Nhật Bản tấn công.Tàu chiến USS Arizona (BB 39) bị bắn cháy nhìn từ đảo Ford.
Hình ảnh Trân Châu Cảng hiện tại ở đúng vị trí 72 năm trước bị quân Nhật tấn công.
Vào ngày quân đội Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, 2.402 lính Mỹ thiệt mạng và 1.282 người bị thương. Nhật Bản còn đánh chìm 4 chiến hạm Mỹ (2 chiếc trong số đó sau này được trục vớt lên bờ, sửa chữa và đưa trở lại hoạt động) đồng thời khiến 4 chiếc khác bị hư hại. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hủy 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay của Mỹ.
Sân bay số 6 trên đảo Ford bị hư hỏng nặng sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng.Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và nhiều kho chứa nhiên liệu, ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (đây cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) không bị quân Nhật đánh trúng. Theo ước tính, thiệt hại của Nhật Bản tương đối nhỏ. Họ chỉ mất 29 máy bay, 4 tàu ngầm và 65 người thương vong.Những người lính phòng ngự trên đảo Ford (nằm ở trung tâm Trân Châu Cảng) theo dõi các máy bay tham gia vụ tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Trong số hàng chục ngàn người thoát chết trong trận tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, khoảng 2.000 - 2.500 người vẫn còn sống đến ngày nay.
Các thủy thủ quan sát tàu USS Shaw bị phá hủy trong trận chiến ác liệt này.Hai chiến hạm USS California (BB 44) và USS Arizona (BB 39) bị bắn cháy trong trận Trân Châu Cảng.Đây là hình ảnh một nhóm lính phòng ngự trên đảo Ford làm nhiệm vụ theo dõi các máy bay tham gia vụ tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Một tòa tháp quan sát và điều khiển nằm trên đảo Ford. Nơi đây từng được sử dụng để hướng dẫn máy bay cất và hạ cánh tại sân bay trên đảo. Hiện nó được sử dụng làm thư viện hàng không.Tàu USS Arizona của Hải quân Mỹ bị đánh chìm, chỉ nổi một phần trên mặt nước.Máy bay ném bom của Mỹ bay ngợp trời Hawaii hồi tháng 12/1941.
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản đã sử dụng hơn 350 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, ngư lôi phóng từ máy bay tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở Hawaii. Sự kiện này đã khiến Mỹ chính thức tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới II. Trong ảnh là khu trục hạm USS Shaw (DD 373) bị máy bay chiến đấu của Nhật Bản tấn công.
Tàu chiến USS Arizona (BB 39) bị bắn cháy nhìn từ đảo Ford.
Hình ảnh Trân Châu Cảng hiện tại ở đúng vị trí 72 năm trước bị quân Nhật tấn công.
Vào ngày quân đội Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, 2.402 lính Mỹ thiệt mạng và 1.282 người bị thương. Nhật Bản còn đánh chìm 4 chiến hạm Mỹ (2 chiếc trong số đó sau này được trục vớt lên bờ, sửa chữa và đưa trở lại hoạt động) đồng thời khiến 4 chiếc khác bị hư hại. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hủy 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay của Mỹ.
Sân bay số 6 trên đảo Ford bị hư hỏng nặng sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng.
Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và nhiều kho chứa nhiên liệu, ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (đây cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) không bị quân Nhật đánh trúng. Theo ước tính, thiệt hại của Nhật Bản tương đối nhỏ. Họ chỉ mất 29 máy bay, 4 tàu ngầm và 65 người thương vong.
Những người lính phòng ngự trên đảo Ford (nằm ở trung tâm Trân Châu Cảng) theo dõi các máy bay tham gia vụ tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng.
Trong số hàng chục ngàn người thoát chết trong trận tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, khoảng 2.000 - 2.500 người vẫn còn sống đến ngày nay.
Các thủy thủ quan sát tàu USS Shaw bị phá hủy trong trận chiến ác liệt này.
Hai chiến hạm USS California (BB 44) và USS Arizona (BB 39) bị bắn cháy trong trận Trân Châu Cảng.
Đây là hình ảnh một nhóm lính phòng ngự trên đảo Ford làm nhiệm vụ theo dõi các máy bay tham gia vụ tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng.
Một tòa tháp quan sát và điều khiển nằm trên đảo Ford. Nơi đây từng được sử dụng để hướng dẫn máy bay cất và hạ cánh tại sân bay trên đảo. Hiện nó được sử dụng làm thư viện hàng không.
Tàu USS Arizona của Hải quân Mỹ bị đánh chìm, chỉ nổi một phần trên mặt nước.
Máy bay ném bom của Mỹ bay ngợp trời Hawaii hồi tháng 12/1941.