Trong ý niệm tâm linh của người Việt, việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên vào các dịp lễ Tết, ngày rằm, mùng một... thể hiện sự thành kính thiêng liêng. Trong đạo Phật, hoa dâng cúng tượng trưng cho sự thanh khiết, thơm tho, có ý nghĩa dâng điều thiện lành, tốt đẹp, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn chư phật và gia tiên, dù giá trị vật chất không nhiều. Do đó, cần biết chọn hoa cúng phù hợp mang tính chất trang nghiêm và giàu ý nghĩa.Hoa cúng không nên kết hợp quá nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh tao và mất thẩm mỹ. Nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp và chỉ nên cúng hoa một màu để tạo sự trang nghiêm. Dưới đây là một số loại hoa không nên đặt trên bàn thờ gia tiên theo quan niệm dân gian.Hoa giả: Các nhà tâm linh cho rằng, không nên dâng chậu hoa cảnh hay hoa nhựa, hoa giả lên ban thờ vì kém trang nhã, tươi mát. Ngoài ra, hoa cúng là biểu hiện tấm lòng, do đó không nên dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật. Dù đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính, hay có lỗi, nhưng chỉ nên trưng ngày thường, còn rằm tháng bảy, các tiết lễ Tết, sóc, vọng thì nên dâng cúng hoa tươi, có hương thơm.Hoa nhài: Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh.Hoa phù dung: Hoa có tên đẹp nhưng lại nhanh tàn, có tích không hay nên cũng không nên đặt lên bàn thờ.Hoa râm bụt: Có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có tên không đẹp.Hoa đại: Theo quan niệm, cây hoa này cũng là nơi trú ngụ của hồn ma, không nên đặt lên bàn thờ.Hoa ly: Hoa này không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên bởi người ta kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên. Hoa ly có thể dâng nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu).
Trong ý niệm tâm linh của người Việt, việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên vào các dịp lễ Tết, ngày rằm, mùng một... thể hiện sự thành kính thiêng liêng. Trong đạo Phật, hoa dâng cúng tượng trưng cho sự thanh khiết, thơm tho, có ý nghĩa dâng điều thiện lành, tốt đẹp, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn chư phật và gia tiên, dù giá trị vật chất không nhiều. Do đó, cần biết chọn hoa cúng phù hợp mang tính chất trang nghiêm và giàu ý nghĩa.
Hoa cúng không nên kết hợp quá nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh tao và mất thẩm mỹ. Nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp và chỉ nên cúng hoa một màu để tạo sự trang nghiêm. Dưới đây là một số loại hoa không nên đặt trên bàn thờ gia tiên theo quan niệm dân gian.
Hoa giả: Các nhà tâm linh cho rằng, không nên dâng chậu hoa cảnh hay hoa nhựa, hoa giả lên ban thờ vì kém trang nhã, tươi mát. Ngoài ra, hoa cúng là biểu hiện tấm lòng, do đó không nên dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật. Dù đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính, hay có lỗi, nhưng chỉ nên trưng ngày thường, còn rằm tháng bảy, các tiết lễ Tết, sóc, vọng thì nên dâng cúng hoa tươi, có hương thơm.
Hoa nhài: Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh.
Hoa phù dung: Hoa có tên đẹp nhưng lại nhanh tàn, có tích không hay nên cũng không nên đặt lên bàn thờ.
Hoa râm bụt: Có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có tên không đẹp.
Hoa đại: Theo quan niệm, cây hoa này cũng là nơi trú ngụ của hồn ma, không nên đặt lên bàn thờ.
Hoa ly: Hoa này không nên dâng lễ Phật, bàn thờ gia tiên bởi người ta kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên. Hoa ly có thể dâng nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu).