1. Máy in ấn. Chiếc máy in của Johannes Gutenberg được phát triển vào khoảng năm 1440 ở Mainz (Đức), đã tạo ra cuộc cách mạng in ấn rộng khắp thế giới. Nhờ phát minh này, việc in ấn một cuốn sách dày 3.600 trang mỗi ngày trở thành điều đơn giản. Khoảng 1.000 – 1.500 chiếc máy in của Johannes Gutenberg đã hoạt động ở châu Âu vào khoảng thời gian đó. Chỉ tính riêng năm 1600, con người đã tạo ra hơn 200 triệu cuốn sách mới nhờ máy in. Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng, việc phát minh ra máy in đã làm tăng 200% năng suất. Nhanh và rẻ, chất lượng cao và ổn định là những lợi thế mà phát minh của Johannes Gutenberg mang lại cho ngành công nghiệp thế giới.
2. La bàn. Thiết bị này do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ XIV. Kể từ khi ra đời, nó nhanh chóng trở thành phương tiện điều hướng cho các thủy thủ. Nó thay thế cho các dụng cụ thiên văn, hỗ trợ việc tìm đường trước đó. La bàn đã giúp các nhà thám hiểm có một công cụ đáng tin cậy để vượt qua các đại dương lớn, khám phá những vùng đất giàu có, quyền lực trên thế giới đồng thời góp phần thúc đẩy các cuộc cách mạng công nghiệp.
3. Tiền giấy. Trong suốt chiều dài lịch sử, con người đã trải qua nhiều hình thái giao thương khác nhau như dùng hàng hóa làm vật trao đổi hay dùng những kim loại quý như tiền đồng... để trao đổi mua bán. Sự ra đời của tiền giấy đã mở ra một kỷ nguyên mới, một thế giới mà tiền có thể mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ. Tiền giấy được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc từ thế kỷ IX. Nó bắt đầu xuất hiện ở châu Âu vào cuối những năm 1600. Vào cuối thế kỷ XIX, nhiều quốc gia đã bắt đầu phát hành những loại tiền giấy khi trao đổi hàng hóa bằng vàng hay bạc không còn ưu việt như xưa.
4. Thép. Trong thời kỳ đầu, xã hội loài người sử dụng rộng rãi các công cụ, vật dụng… làm từ đá, đồng và sắt rồi sau đó phát hiện và sử dụng nguyên liệu thép. Nó đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp và xây dựng thành phố hiện đại. Bằng chứng về các công cụ làm từ thép xuất hiện vào khoảng 4.000 năm trước. Trải qua một thời gian, ngành công nghiệp thép bùng nổ, trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất hành tinh. Nó được sử dụng trong việc xây dựng nhiều công trình từ cầu cống, đường sắt đến các tòa nhà chọc trời và động cơ. Nó cũng chứng minh được sức ảnh hưởng to lớn của mình ở Bắc Mỹ. Đây là nơi có các mỏ quặng sắt lớn góp phần giúp Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
5. Đèn điện. Đi tiên phong trong phát minh này là Humphry Davy. Ông đã phát minh ra đèn hồ quang đầu tiên trong những năm đầu thế kỷ XIX. Hiệu quả đèn hồ quang là một phần của carbon sáng lên khi gắn với một pin bằng dây. Đồng thời, những phát kiến khác của các nhà phát minh như Warren de la Rue, Joseph Wilson Swan và Thomas Alva Edison đã góp phần đưa lịch sử loài người bước sang trang sử mới. Đặc biệt, Edison và Swan là những người cấp bằng sáng chế ra bóng đèn điện vào năm 1879 và 1880. Khi đó, con người đã được giải thoát khỏi sự phụ thuộc gần như hoàn toàn từ ánh sáng mặt trời. Từ đó, con người phát minh ra nhiều thiết bị khác như đèn chiếu sáng trong nhà, đèn đường, đèn pin, đèn pha xe hơi...6. Thuần hóa ngựa. Vào khoảng 5.500 năm trước, loài ngựa đã trở thành loài vật có mối quan hệ gẫn gũi với con người. Chúng giúp loài người vượt qua những hành trình dài và tiếp cận những nền văn hóa khác nhau để từ đó mở ra cơ hội trao đổi buôn bán, ý tưởng và công nghệ. Chúng còn đóng vai trò lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, cày đất nông nghiệp… do sở hữu sức mạnh và sự nhanh nhẹn tuyệt vời. Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất của chúng là thay đổi bản chất của chiến tranh. Không có gì là đáng sợ hơn một cỗ xe ngựa kéo do chiến binh điều khiển. Nó còn được các kỵ binh sử dụng trong những trận chiến và chiếm được ưu thế lớn.
7. Bóng bán dẫn. Năm 1947, hai nhà khoa học của hãng Bell Labs, Bardeen và Brattain đã xây dựng thành công bóng bán dẫn tiếp xúc điểm đầu tiên. Dòng điện được truyền dọc theo bề mặt của chất bán dẫn điện. Bóng bán dẫn sau đó khuếch đại tín hiệu điện được chuyển qua nó. Kể từ đó, nó trở thành công nghệ giúp các nhà khoa học phát minh ra vô số các thiết bị điện tử bao gồm: TV, điện thoại di động và máy tính... 8. Kính lúp. Phát minh này lần đầu tiên đưa vào sử dụng trong thế kỷ XIII. Sau đó, người ta đã sử dụng ống kính này để phát minh ra những thiết bị khác như kính hiển vi, sau đó là kính thiên văn, thậm chí là những thiết bị nhằm hỗ trợ người bị cận thị. Nhờ có phát minh này, Robert Hook và Anton van Leeuwenhoek đã dùng kính hiển vi trong việc nghiên cứu các tế bào và các loại hạt. Trong khi đó, Galileo Galilei và Johannes Kepler sử dụng kính viễn vọng để xác định vị trí của Trái đất trong vũ trụ. Chưa dừng lại ở đó, các nhà khoa học tiếp tục phát minh ra kính hiển vi điện tử và kính viễn vọng không gian Hubble và nhiều thiết bị khác. 9. Điện báo là phát minh mang tính đột phá trong lĩnh vực thông tin liên lạc và trở thành tiền đề cho phát kiến quan trọng khác như đài phát thanh, điện thoại và email. Đi tiên phong trong phát minh này là công trình của Samuel Morse. Ông đã phát minh ra Mã Móc-sơ (Morse) dùng trong điện báo. 10. Thuốc kháng sinh. Đây là một bước tiến khổng lồ trong lĩnh vực y học. Nó đã cứu hàng triệu sinh mạng do những vi khuẩn độc hại gây ra và có tác dụng phòng ngừa bệnh. Các nhà khoa học Louis Pasteur và Joseph Lister là những người đầu tiên nhận ra và cố gắng tìm cách chống lại tác hại của vi khuẩn gây tổn thương sức khỏe con người. Tuy nhiên, Alexander Fleming là người có bước nhảy vọt đầu tiên trong cuộc cách mạng phát minh ra thuốc kháng sinh. Khi đó, ông Fleming (trong ảnh) nhận ra loại nấm mốc xâm nhiễm làm hỏng thí nghiệm mà ông tiến hành trước đó là một chất kháng khuẩn cực mạnh có tên penicillin. Nhờ khám phá đó mà sau này Fleming được vinh danh khi hơn một thập kỷ sau, con người biến penicillin thành thứ thuốc thần kỳ của thế kỷ XX. Thuốc kháng sinh như penicillin, vancomycin, cephalosporin và streptomycin là những loại thuốc có công dụng trị nhiễm trùng, bao gồm cả cúm, sốt rét, viêm màng não, bệnh lao và hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1. Máy in ấn. Chiếc máy in của Johannes Gutenberg được phát triển vào khoảng năm 1440 ở Mainz (Đức), đã tạo ra cuộc cách mạng in ấn rộng khắp thế giới. Nhờ phát minh này, việc in ấn một cuốn sách dày 3.600 trang mỗi ngày trở thành điều đơn giản. Khoảng 1.000 – 1.500 chiếc máy in của Johannes Gutenberg đã hoạt động ở châu Âu vào khoảng thời gian đó. Chỉ tính riêng năm 1600, con người đã tạo ra hơn 200 triệu cuốn sách mới nhờ máy in. Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng, việc phát minh ra máy in đã làm tăng 200% năng suất. Nhanh và rẻ, chất lượng cao và ổn định là những lợi thế mà phát minh của Johannes Gutenberg mang lại cho ngành công nghiệp thế giới.
2. La bàn. Thiết bị này do người Trung Quốc phát minh ra vào thế kỷ XIV. Kể từ khi ra đời, nó nhanh chóng trở thành phương tiện điều hướng cho các thủy thủ. Nó thay thế cho các dụng cụ thiên văn, hỗ trợ việc tìm đường trước đó. La bàn đã giúp các nhà thám hiểm có một công cụ đáng tin cậy để vượt qua các đại dương lớn, khám phá những vùng đất giàu có, quyền lực trên thế giới đồng thời góp phần thúc đẩy các cuộc cách mạng công nghiệp.
3. Tiền giấy. Trong suốt chiều dài lịch sử, con người đã trải qua nhiều hình thái giao thương khác nhau như dùng hàng hóa làm vật trao đổi hay dùng những kim loại quý như tiền đồng... để trao đổi mua bán. Sự ra đời của tiền giấy đã mở ra một kỷ nguyên mới, một thế giới mà tiền có thể mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ. Tiền giấy được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc từ thế kỷ IX. Nó bắt đầu xuất hiện ở châu Âu vào cuối những năm 1600. Vào cuối thế kỷ XIX, nhiều quốc gia đã bắt đầu phát hành những loại tiền giấy khi trao đổi hàng hóa bằng vàng hay bạc không còn ưu việt như xưa.
4. Thép. Trong thời kỳ đầu, xã hội loài người sử dụng rộng rãi các công cụ, vật dụng… làm từ đá, đồng và sắt rồi sau đó phát hiện và sử dụng nguyên liệu thép. Nó đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp và xây dựng thành phố hiện đại. Bằng chứng về các công cụ làm từ thép xuất hiện vào khoảng 4.000 năm trước. Trải qua một thời gian, ngành công nghiệp thép bùng nổ, trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất hành tinh. Nó được sử dụng trong việc xây dựng nhiều công trình từ cầu cống, đường sắt đến các tòa nhà chọc trời và động cơ. Nó cũng chứng minh được sức ảnh hưởng to lớn của mình ở Bắc Mỹ. Đây là nơi có các mỏ quặng sắt lớn góp phần giúp Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
5. Đèn điện. Đi tiên phong trong phát minh này là Humphry Davy. Ông đã phát minh ra đèn hồ quang đầu tiên trong những năm đầu thế kỷ XIX. Hiệu quả đèn hồ quang là một phần của carbon sáng lên khi gắn với một pin bằng dây. Đồng thời, những phát kiến khác của các nhà phát minh như Warren de la Rue, Joseph Wilson Swan và Thomas Alva Edison đã góp phần đưa lịch sử loài người bước sang trang sử mới. Đặc biệt, Edison và Swan là những người cấp bằng sáng chế ra bóng đèn điện vào năm 1879 và 1880. Khi đó, con người đã được giải thoát khỏi sự phụ thuộc gần như hoàn toàn từ ánh sáng mặt trời. Từ đó, con người phát minh ra nhiều thiết bị khác như đèn chiếu sáng trong nhà, đèn đường, đèn pin, đèn pha xe hơi...
6. Thuần hóa ngựa. Vào khoảng 5.500 năm trước, loài ngựa đã trở thành loài vật có mối quan hệ gẫn gũi với con người. Chúng giúp loài người vượt qua những hành trình dài và tiếp cận những nền văn hóa khác nhau để từ đó mở ra cơ hội trao đổi buôn bán, ý tưởng và công nghệ. Chúng còn đóng vai trò lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, cày đất nông nghiệp… do sở hữu sức mạnh và sự nhanh nhẹn tuyệt vời. Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất của chúng là thay đổi bản chất của chiến tranh. Không có gì là đáng sợ hơn một cỗ xe ngựa kéo do chiến binh điều khiển. Nó còn được các kỵ binh sử dụng trong những trận chiến và chiếm được ưu thế lớn.
7. Bóng bán dẫn. Năm 1947, hai nhà khoa học của hãng Bell Labs, Bardeen và Brattain đã xây dựng thành công bóng bán dẫn tiếp xúc điểm đầu tiên. Dòng điện được truyền dọc theo bề mặt của chất bán dẫn điện. Bóng bán dẫn sau đó khuếch đại tín hiệu điện được chuyển qua nó. Kể từ đó, nó trở thành công nghệ giúp các nhà khoa học phát minh ra vô số các thiết bị điện tử bao gồm: TV, điện thoại di động và máy tính...
8. Kính lúp. Phát minh này lần đầu tiên đưa vào sử dụng trong thế kỷ XIII. Sau đó, người ta đã sử dụng ống kính này để phát minh ra những thiết bị khác như kính hiển vi, sau đó là kính thiên văn, thậm chí là những thiết bị nhằm hỗ trợ người bị cận thị. Nhờ có phát minh này, Robert Hook và Anton van Leeuwenhoek đã dùng kính hiển vi trong việc nghiên cứu các tế bào và các loại hạt. Trong khi đó, Galileo Galilei và Johannes Kepler sử dụng kính viễn vọng để xác định vị trí của Trái đất trong vũ trụ. Chưa dừng lại ở đó, các nhà khoa học tiếp tục phát minh ra kính hiển vi điện tử và kính viễn vọng không gian Hubble và nhiều thiết bị khác.
9. Điện báo là phát minh mang tính đột phá trong lĩnh vực thông tin liên lạc và trở thành tiền đề cho phát kiến quan trọng khác như đài phát thanh, điện thoại và email. Đi tiên phong trong phát minh này là công trình của Samuel Morse. Ông đã phát minh ra Mã Móc-sơ (Morse) dùng trong điện báo.
10. Thuốc kháng sinh. Đây là một bước tiến khổng lồ trong lĩnh vực y học. Nó đã cứu hàng triệu sinh mạng do những vi khuẩn độc hại gây ra và có tác dụng phòng ngừa bệnh. Các nhà khoa học Louis Pasteur và Joseph Lister là những người đầu tiên nhận ra và cố gắng tìm cách chống lại tác hại của vi khuẩn gây tổn thương sức khỏe con người. Tuy nhiên, Alexander Fleming là người có bước nhảy vọt đầu tiên trong cuộc cách mạng phát minh ra thuốc kháng sinh.
Khi đó, ông Fleming (trong ảnh) nhận ra loại nấm mốc xâm nhiễm làm hỏng thí nghiệm mà ông tiến hành trước đó là một chất kháng khuẩn cực mạnh có tên penicillin. Nhờ khám phá đó mà sau này Fleming được vinh danh khi hơn một thập kỷ sau, con người biến penicillin thành thứ thuốc thần kỳ của thế kỷ XX. Thuốc kháng sinh như penicillin, vancomycin, cephalosporin và streptomycin là những loại thuốc có công dụng trị nhiễm trùng, bao gồm cả cúm, sốt rét, viêm màng não, bệnh lao và hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục.