"Xin chào, ngôi nhà!" là một trong những truyền thuyết kỳ lạ trên thế giới. Chuyện kể rằng, một động vật ăn thịt ranh mãnh (thường là cáo) đã lẻn vào nhà của một kẻ chuyên lừa đảo người khác, phục kích kẻ này trở về nhà để tấn công, ăn thịt hắn ta. Khi trở về nhà, kẻ lừa đảo đứng bên ngoài và hét to rằng rất sung sướng khi đã về tới nhà. Hắn biết rằng con vật gian xảo đang ẩn náu trong nhà mình.
Khi nghe thấy tiếng người, con vật liền giả giọng ngôi nhà và đáp lời chủ nhân. Sau đó, người này tuyên bố đã chiến thắng con thú gian nanh và bỏ chạy khi phát hiện ra âm mưu đen tối của nó. Các biến thể khác của câu chuyện xuất hiện ở Zanzibar, Ấn Độ và cả nước Mỹ. "Quần áo làm nên một người đàn ông" là truyền thuyết kỳ lạ kể về một người đàn ông nghèo khổ thường xin bố thí của thiên hạ. Anh ta hay lẻn vào một bữa tiệc hoặc đám cưới nhưng vì ăn mặc rách rưới nên bị người ta hắt hủi xua đuổi. Sau khi tìm được một bộ quần áo đẹp đẽ, tắm rửa sạch sẽ, anh chàng chính thức được gia nhập tầng lớp thượng lưu.
Trong một phiên bản khác ở Ấn Độ, người đàn ông trong câu chuyện đã quỳ xuống trước bộ quần áo của mình và nói rằng: "Trang phục được mọi người tôn trọng chứ không phải thứ gì khác”. "Không đếm bản thân" là một truyền thuyết kỳ lạ khác trên thế giới. Chuyện kể rằng, một nhóm khách du lịch khi đếm lại số lượng người trong đoàn đã gặp chút trục trặc bởi đếm mãi vẫn thấy thiếu một người. Thậm chí, họ còn nhờ người ngoài kiểm tra lại số người trong đoàn.
Người được nhờ nhanh chóng phát hiện ra vấn đề. Thực tế, người đếm đã quên không tính chính mình. Câu chuyện tưởng giản đơn, nhưng lại hàm chứa ý chế giễu những kẻ ngớ ngẩn, xuẩn ngốc."Múc ánh trăng vàng dưới giếng" là một câu chuyện kỳ lạ của người Tây Tạng dùng để ám chỉ những kẻ ngốc ngếch. Những nhân vật chính trong chuyện là một ban nhạc khỉ.
Đoạn kết câu chuyện là những đúc rút khá ý nghĩa: "Một nhóm người ngu dốt mà có thêm người lãnh đạo cũng là kẻ ngu muội thì tất cả sẽ sớm bị diệt vong, giống như những con khỉ muốn múc ánh trăng dưới giếng”. Tail-Fisher là câu chuyện giải thích vì sao một số loài động vật có đuôi ngắn. Cụ thể, một con cáo đã giảng giải cho những động vật khác rằng, chìa khóa để bắt được cá là sử dụng chiếc đuôi dài như một cần câu.
Một số con vật đã nghe theo và thử cho đuôi của mình vào trong một hố nước đông lạnh để câu cá. Nhưng vì chờ đợi quá lâu nên chúng bị tê buốt. Chính vì khờ khạo nghe theo lời chỉ dẫn của con cáo ranh mãnh, nên chiếc đuôi của chúng đã bị ngắn đi.
Nhiều nền văn hóa khác nhau từng tồn tại câu chuyện mang nội dung cảnh báo điều gì sẽ xảy ra khi xác chết bị làm phiền. Kẻ gian trong chuyện thường là một tên đào trộm mộ, lấy cắp một chiếc mũ trắng, tấm vải liệm hay một chiếc chân của xác chết…
Kết cục, kẻ đào trộm mộ đã bị chết một cách thê thảm vì ăn trộm tài sản của người quá cố.
Truyền thuyết về chiếc bánh kếp chạy trốn kể về một chiếc bánh kếp có khả năng di chuyển và đào tẩu khỏi người đã làm ra nó.
Trong quá trình chạy trốn, một số người đã nhìn thấy nó và đuổi theo để ăn nhưng không thành. Tuy nhiên, một con vật đã đánh lừa được chiếc bánh và ăn được nó. Con vật tóm được chiếc bánh thường là lợn hoặc cáo. Truyền thuyết cô bé tuyết là câu chuyện kỳ lạ lý giải vì sao một người phụ nữ lại mang thai trong khi chồng đi vắng. Theo truyền thuyết của người châu Âu, người chồng đó làm nghề buôn bán và thường xuyên vắng nhà trong thời gian ít nhất là một năm. Sau chuyến đi buôn dài ngày và trở về nhà, người chồng phát hiên vợ đang mang thai và nghi ngờ cô ta không chung thủy.
Khi đó, người vợ giải thích rằng đã trải qua một số tình huống kỳ lạ. Cô tự nhiện có thai khi chơi với đứa trẻ làm từ băng và tuyết. Tuy nhiên, sau khi người vợ sinh con, đứa trẻ đã tan vào hư vô khi đi chơi cùng với người bố. Một biến thể khác về câu chuyện mang thai 12 tháng khác ở Italy thì giải thích rằng trong thời kỳ mang thai đã nhìn thấy một con lừa. Chính vì vậy, cô mới mang thai lâu hơn những thai phụ khác. "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là câu chuyện hấp dẫn kể về một người đàn ông nghèo khổ đã may mắn bắt được một con cá. Con vật này có thể thỏa mãn những điều ước của chủ nhân. Theo yêu cầu của bà vợ, ông lão đã yêu cầu con cá ban cho nhiều của cải vật chất và quyền lực.
Tuy nhiên, khi bà vợ đòi hỏi phải có những quyền hạn của vị thần thì con cá đã nổi giận và thu lại tất cả những của cải, quyền lực đã hóa phép cho vợ chồng ông lão, khiến họ phải quay trở về cuộc sống nghèo khổ trước đây. Câu chuyện muốn nhắc nhở mọi người nên hài lòng với những thứ đang có và không nên tham lam vô độ.
"Chuột muốn cưới Mặt trời" là câu chuyện kể về một gia đình cố tìm kiếm một người chồng phù hợp với con gái mình. Cô con gái là một chú chuột và thỉnh thoảng biến hình thành một cô gái.
Gia đình cô gái này đã tìm kiếm chàng rể cho con gái nhưng đều không tìm được người hoàn hảo, kể cả bầu trời, Mặt trời và núi. Cuối cùng, họ tìm thấy đối tượng phù hợp nhất cho con gái mình, đó chính là động vật gặm nhấm cùng loài. Cả hai đã sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau. Bài học rút ra từ câu chuyện là bản chất con người mới là thứ quan trọng hơn mọi thứ trên đời.
"Xin chào, ngôi nhà!" là một trong những truyền thuyết kỳ lạ trên thế giới. Chuyện kể rằng, một động vật ăn thịt ranh mãnh (thường là cáo) đã lẻn vào nhà của một kẻ chuyên lừa đảo người khác, phục kích kẻ này trở về nhà để tấn công, ăn thịt hắn ta. Khi trở về nhà, kẻ lừa đảo đứng bên ngoài và hét to rằng rất sung sướng khi đã về tới nhà. Hắn biết rằng con vật gian xảo đang ẩn náu trong nhà mình.
Khi nghe thấy tiếng người, con vật liền giả giọng ngôi nhà và đáp lời chủ nhân. Sau đó, người này tuyên bố đã chiến thắng con thú gian nanh và bỏ chạy khi phát hiện ra âm mưu đen tối của nó. Các biến thể khác của câu chuyện xuất hiện ở Zanzibar, Ấn Độ và cả nước Mỹ.
"Quần áo làm nên một người đàn ông" là truyền thuyết kỳ lạ kể về một người đàn ông nghèo khổ thường xin bố thí của thiên hạ. Anh ta hay lẻn vào một bữa tiệc hoặc đám cưới nhưng vì ăn mặc rách rưới nên bị người ta hắt hủi xua đuổi. Sau khi tìm được một bộ quần áo đẹp đẽ, tắm rửa sạch sẽ, anh chàng chính thức được gia nhập tầng lớp thượng lưu.
Trong một phiên bản khác ở Ấn Độ, người đàn ông trong câu chuyện đã quỳ xuống trước bộ quần áo của mình và nói rằng: "Trang phục được mọi người tôn trọng chứ không phải thứ gì khác”.
"Không đếm bản thân" là một truyền thuyết kỳ lạ khác trên thế giới. Chuyện kể rằng, một nhóm khách du lịch khi đếm lại số lượng người trong đoàn đã gặp chút trục trặc bởi đếm mãi vẫn thấy thiếu một người. Thậm chí, họ còn nhờ người ngoài kiểm tra lại số người trong đoàn.
Người được nhờ nhanh chóng phát hiện ra vấn đề. Thực tế, người đếm đã quên không tính chính mình. Câu chuyện tưởng giản đơn, nhưng lại hàm chứa ý chế giễu những kẻ ngớ ngẩn, xuẩn ngốc.
"Múc ánh trăng vàng dưới giếng" là một câu chuyện kỳ lạ của người Tây Tạng dùng để ám chỉ những kẻ ngốc ngếch. Những nhân vật chính trong chuyện là một ban nhạc khỉ.
Đoạn kết câu chuyện là những đúc rút khá ý nghĩa: "Một nhóm người ngu dốt mà có thêm người lãnh đạo cũng là kẻ ngu muội thì tất cả sẽ sớm bị diệt vong, giống như những con khỉ muốn múc ánh trăng dưới giếng”.
Tail-Fisher là câu chuyện giải thích vì sao một số loài động vật có đuôi ngắn. Cụ thể, một con cáo đã giảng giải cho những động vật khác rằng, chìa khóa để bắt được cá là sử dụng chiếc đuôi dài như một cần câu.
Một số con vật đã nghe theo và thử cho đuôi của mình vào trong một hố nước đông lạnh để câu cá. Nhưng vì chờ đợi quá lâu nên chúng bị tê buốt. Chính vì khờ khạo nghe theo lời chỉ dẫn của con cáo ranh mãnh, nên chiếc đuôi của chúng đã bị ngắn đi.
Nhiều nền văn hóa khác nhau từng tồn tại câu chuyện mang nội dung cảnh báo điều gì sẽ xảy ra khi xác chết bị làm phiền. Kẻ gian trong chuyện thường là một tên đào trộm mộ, lấy cắp một chiếc mũ trắng, tấm vải liệm hay một chiếc chân của xác chết…
Kết cục, kẻ đào trộm mộ đã bị chết một cách thê thảm vì ăn trộm tài sản của người quá cố.
Truyền thuyết về chiếc bánh kếp chạy trốn kể về một chiếc bánh kếp có khả năng di chuyển và đào tẩu khỏi người đã làm ra nó.
Trong quá trình chạy trốn, một số người đã nhìn thấy nó và đuổi theo để ăn nhưng không thành. Tuy nhiên, một con vật đã đánh lừa được chiếc bánh và ăn được nó. Con vật tóm được chiếc bánh thường là lợn hoặc cáo.
Truyền thuyết cô bé tuyết là câu chuyện kỳ lạ lý giải vì sao một người phụ nữ lại mang thai trong khi chồng đi vắng. Theo truyền thuyết của người châu Âu, người chồng đó làm nghề buôn bán và thường xuyên vắng nhà trong thời gian ít nhất là một năm. Sau chuyến đi buôn dài ngày và trở về nhà, người chồng phát hiên vợ đang mang thai và nghi ngờ cô ta không chung thủy.
Khi đó, người vợ giải thích rằng đã trải qua một số tình huống kỳ lạ. Cô tự nhiện có thai khi chơi với đứa trẻ làm từ băng và tuyết. Tuy nhiên, sau khi người vợ sinh con, đứa trẻ đã tan vào hư vô khi đi chơi cùng với người bố. Một biến thể khác về câu chuyện mang thai 12 tháng khác ở Italy thì giải thích rằng trong thời kỳ mang thai đã nhìn thấy một con lừa. Chính vì vậy, cô mới mang thai lâu hơn những thai phụ khác.
"Ông lão đánh cá và con cá vàng" là câu chuyện hấp dẫn kể về một người đàn ông nghèo khổ đã may mắn bắt được một con cá. Con vật này có thể thỏa mãn những điều ước của chủ nhân. Theo yêu cầu của bà vợ, ông lão đã yêu cầu con cá ban cho nhiều của cải vật chất và quyền lực.
Tuy nhiên, khi bà vợ đòi hỏi phải có những quyền hạn của vị thần thì con cá đã nổi giận và thu lại tất cả những của cải, quyền lực đã hóa phép cho vợ chồng ông lão, khiến họ phải quay trở về cuộc sống nghèo khổ trước đây. Câu chuyện muốn nhắc nhở mọi người nên hài lòng với những thứ đang có và không nên tham lam vô độ.
"Chuột muốn cưới Mặt trời" là câu chuyện kể về một gia đình cố tìm kiếm một người chồng phù hợp với con gái mình. Cô con gái là một chú chuột và thỉnh thoảng biến hình thành một cô gái.
Gia đình cô gái này đã tìm kiếm chàng rể cho con gái nhưng đều không tìm được người hoàn hảo, kể cả bầu trời, Mặt trời và núi. Cuối cùng, họ tìm thấy đối tượng phù hợp nhất cho con gái mình, đó chính là động vật gặm nhấm cùng loài. Cả hai đã sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau. Bài học rút ra từ câu chuyện là bản chất con người mới là thứ quan trọng hơn mọi thứ trên đời.