Ý tưởng kỳ lạ về chiếc xe ôtô buýt chống tắc đường này được giới thiệu là giải pháp hiệu quả nhất, vì nó có thể tăng gấp đôi hiệu suất sử dụng bề mặt đường (xe con chạy luồn dưới gầm xe buýt), nhưng ngay khi vừa đi vào hoạt động thử nghiệm đã vấp phải ý kiến hoài nghi về tính khả thi, thậm chí nghi ngờ lừa đảo.Xe buýt "chân dài", hay xe buýt "bay" - Transit Elevated Bus (TEB) vừa đi vào hoạt động thử nghiệm tại Tần Hoàng Đảo, Trung Quốc hồi đầu tháng 8/2016 là phương tiện lai giữa tàu điện và xe buýt, do công ty Jinchuang sản xuất và vận hành. Chiếc xe chạy thử nghiệm - TEB-1 dài 22 mét, rộng 7,8 mét và cao 4,8 mét.Do đang trong giai đoạn thử nghiệm, TEB-1 được giới thiệu là chỉ chạy quãng đường 300m và chưa phải trải qua các thử thách giao thông hay cua gấp. Nhiều ý kiến cho rằng dự án này không thực tế, chủ yếu về độ cao của gầm xe buýt, vì chỉ có xe cao từ 2,1 mét trở xuống mới chạy được dưới gầm xe buýt, trong khi giới hạn chiều cao của xe chạy trên đường phố Trung Quốc là 4,2 mét.Trang Shanghaiist thậm chí còn cho biết một số công ty truyền thông nghi ngờ TEB là một dự án P2P lừa đảo, với mục đích moi tiền các nhà đầu tư. Chính phủ Trung Quốc khá mạnh tay với hình thức gọi vốn đầu tư này và nhiều cơ quan chính phủ đã tuyên bố không liên quan gì đến dự án, trong đó có Uỷ ban cải cách và phát triển đô thị Tần Hoàng Đảo và Đại học Giao thông Thương Hải, trái với những giới thiệu trước đây của chủ dự án rằng có sự tham gia của các cơ quan thuộc chính phủ.Trang Shanghaiist đã dẫn nguồn từ Nhân dân Nhật báo cho biết chính quyền thành phố Tần Hoàng Đảo thậm chí còn không biết gì về sự kiện chạy thử TEB, trong khi cơ quan hoạch định kinh tế của địa phương cho biết việc thử nghiệm chưa được cấp phép. Chủ dự án sau đó đã đính chính rằng vừa qua không phải cuộc "thử nghiệm trên đường thật", mà chỉ là một phần trong buổi "thử nghiệm nội bộ".Trả lời phóng viên, ông Zhang Wei, giám đốc kế hoạch và phát triển của TEB Tech, công ty phụ trách phát triển xe buýt TEB, cho biết họ chỉ là một công ty công nghệ tư nhân, không phải công ty gọi vốn đầu tư bất hợp pháp. Tuy nhiên, theo trang Quartz, cảnh sát Bắc Kinh đã vào cuộc điều tra về việc đầu tư dự án khủng này.Dẫn nguồn tin từ Weibo, trang Quartz cho biết ông Bai Zhiming, CEO của công ty TEB Technology Development, nằm trong số 30 người vừa bị cảnh sát bắt giữ liên đến cáo buộc gọi vốn bất hợp pháp. Vài ngày trước khi bị bắt giữ, ông Bai chia sẻ với truyền thông Trung Quốc rằng ông định chuyển dự án xe buýt TEB sang thành phố khác.Từng được quảng cáo rầm rộ trên khắp Thế giới - được xem là câu trả lời cho vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Trung Quốc thì giờ đây, mẫu siêu xe buýt khủng này lại chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe tại thành phố cảng Tần Hoàng Đảo, Trung Quốc. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn công bố vào tháng 8/2016 vừa qua, hiện tại mẫu xe này đang nằm im và gây ách tắc giao thông hơn trước khi có nó.Mẫu concept của xe bus lần đầu tiên được công bố tại Trung Quốc vào năm 2010, nhưng không phải là ý tưởng gì quá mới mẻ. Vào năm 1969, từng có hai kiến trúc sư đề xuất giải pháp tương tự mang tên Landliner được đăng trên trang bìa tạp chí New York. Theo đó, Landliner sẽ di chuyển từ Washington đến Boston với tốc độ 322 km/h.Dự án này làm mưa làm gió trên các phương tiện truyền thông và nhận được nhiều kỳ vọng của công chúng. Dù vậy, nó cũng xuất hiện nhiều nghi ngờ về tính hợp pháp. Nhiều người cho rằng toàn bộ dự án chỉ được vẽ ra nhằm thu hút vốn đầu tư, khai thác những lỏng lẻo trong luật pháp, quy định tại Trung Quốc nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.
Ý tưởng kỳ lạ về chiếc xe ôtô buýt chống tắc đường này được giới thiệu là giải pháp hiệu quả nhất, vì nó có thể tăng gấp đôi hiệu suất sử dụng bề mặt đường (xe con chạy luồn dưới gầm xe buýt), nhưng ngay khi vừa đi vào hoạt động thử nghiệm đã vấp phải ý kiến hoài nghi về tính khả thi, thậm chí nghi ngờ lừa đảo.
Xe buýt "chân dài", hay xe buýt "bay" - Transit Elevated Bus (TEB) vừa đi vào hoạt động thử nghiệm tại Tần Hoàng Đảo, Trung Quốc hồi đầu tháng 8/2016 là phương tiện lai giữa tàu điện và xe buýt, do công ty Jinchuang sản xuất và vận hành. Chiếc xe chạy thử nghiệm - TEB-1 dài 22 mét, rộng 7,8 mét và cao 4,8 mét.
Do đang trong giai đoạn thử nghiệm, TEB-1 được giới thiệu là chỉ chạy quãng đường 300m và chưa phải trải qua các thử thách giao thông hay cua gấp. Nhiều ý kiến cho rằng dự án này không thực tế, chủ yếu về độ cao của gầm xe buýt, vì chỉ có xe cao từ 2,1 mét trở xuống mới chạy được dưới gầm xe buýt, trong khi giới hạn chiều cao của xe chạy trên đường phố Trung Quốc là 4,2 mét.
Trang Shanghaiist thậm chí còn cho biết một số công ty truyền thông nghi ngờ TEB là một dự án P2P lừa đảo, với mục đích moi tiền các nhà đầu tư. Chính phủ Trung Quốc khá mạnh tay với hình thức gọi vốn đầu tư này và nhiều cơ quan chính phủ đã tuyên bố không liên quan gì đến dự án, trong đó có Uỷ ban cải cách và phát triển đô thị Tần Hoàng Đảo và Đại học Giao thông Thương Hải, trái với những giới thiệu trước đây của chủ dự án rằng có sự tham gia của các cơ quan thuộc chính phủ.
Trang Shanghaiist đã dẫn nguồn từ Nhân dân Nhật báo cho biết chính quyền thành phố Tần Hoàng Đảo thậm chí còn không biết gì về sự kiện chạy thử TEB, trong khi cơ quan hoạch định kinh tế của địa phương cho biết việc thử nghiệm chưa được cấp phép. Chủ dự án sau đó đã đính chính rằng vừa qua không phải cuộc "thử nghiệm trên đường thật", mà chỉ là một phần trong buổi "thử nghiệm nội bộ".
Trả lời phóng viên, ông Zhang Wei, giám đốc kế hoạch và phát triển của TEB Tech, công ty phụ trách phát triển xe buýt TEB, cho biết họ chỉ là một công ty công nghệ tư nhân, không phải công ty gọi vốn đầu tư bất hợp pháp. Tuy nhiên, theo trang Quartz, cảnh sát Bắc Kinh đã vào cuộc điều tra về việc đầu tư dự án khủng này.
Dẫn nguồn tin từ Weibo, trang Quartz cho biết ông Bai Zhiming, CEO của công ty TEB Technology Development, nằm trong số 30 người vừa bị cảnh sát bắt giữ liên đến cáo buộc gọi vốn bất hợp pháp. Vài ngày trước khi bị bắt giữ, ông Bai chia sẻ với truyền thông Trung Quốc rằng ông định chuyển dự án xe buýt TEB sang thành phố khác.
Từng được quảng cáo rầm rộ trên khắp Thế giới - được xem là câu trả lời cho vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Trung Quốc thì giờ đây, mẫu siêu xe buýt khủng này lại chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe tại thành phố cảng Tần Hoàng Đảo, Trung Quốc. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn công bố vào tháng 8/2016 vừa qua, hiện tại mẫu xe này đang nằm im và gây ách tắc giao thông hơn trước khi có nó.
Mẫu concept của xe bus lần đầu tiên được công bố tại Trung Quốc vào năm 2010, nhưng không phải là ý tưởng gì quá mới mẻ. Vào năm 1969, từng có hai kiến trúc sư đề xuất giải pháp tương tự mang tên Landliner được đăng trên trang bìa tạp chí New York. Theo đó, Landliner sẽ di chuyển từ Washington đến Boston với tốc độ 322 km/h.
Dự án này làm mưa làm gió trên các phương tiện truyền thông và nhận được nhiều kỳ vọng của công chúng. Dù vậy, nó cũng xuất hiện nhiều nghi ngờ về tính hợp pháp. Nhiều người cho rằng toàn bộ dự án chỉ được vẽ ra nhằm thu hút vốn đầu tư, khai thác những lỏng lẻo trong luật pháp, quy định tại Trung Quốc nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.