Để đưa ra kết luận này một cách khách quan và công tâm nhất, tổ chức đánh giá tiêu chuẩn an toàn xe hơi Global NCAP đã cùng thử nghiệm mẫu xe bình dân Hyundai Accent dành cho thị trường Mỹ so với phiên bản bán tại Mexico. Tại thị trường Mỹ, Hyundai kinh doanh những chiếc Accent được lắp ráp và nhập khẩu nguyên chiếc từ láng giềng Mexico.Trong khi đó, người tiêu dùng Mexico lại chỉ được mua những chiếc Hyundai Accent nhập khẩu từ Ấn Độ, thay vì sử dụng ngay những chiếc sedan hạng B lắp ráp trong nước. Với giá bán lẻ niêm yết từ 365.800 Peso, tương đương 18.158 USD hoặc 423 triệu đồng, mỗi chiếc Accent tại Mexico thậm chí đắt hơn một chiếc Accent tại Mỹ - vốn có giá khởi điểm chỉ từ 16.645 USD - tương đương hơn 387 triệu đồng.Tuy phải bỏ nhiều tiền hơn để sở hữu một chiếc Hyundai Accent (mức chênh lệch tương đương khoảng 2.500 USD), tuy nhiên những khách hàng ở Mexico lại chỉ được trang bị an toàn bao gồm túi khí rèm và túi khí viền ghế - thua kém hơn về mức độ an toàn so với thị trường Mỹ. Trong bài test cho 2 xe va chạm trực diện với nhau của Global NCAP, chiếc Hyundai Accent xuất Mỹ vẫn giữ gần như nguyên vẹn được cột A cũng như kính chắn gió.Đồng thời sau va chạm, các cửa xe đều bung ra, giúp hành khách có thể dễ dàng thoát thân hoặc tạo điều kiện cho công tác cứu hộ người sau va chạm. Còn chiếc Hyundai Accent xuất Mexico tỏ ra kém an toàn hơn: cấu trúc cabin đã bị biến dạng, cột A móp méo dẫn đến biến dạng và khiến cửa lái bị xô về phía sau, gây khó khăn cho công tác cứu hộ hoặc tài xế tự thoát thân.Tuy không công bố cụ thể các thông số chi tiết của bài test va chạm, nhưng đại diện Global NCAP đánh giá người dùng những chiếc Hyundai Accent nhập khẩu Ấn Độ "có khả năng đối mặt với nguy cơ tử vong cao hoặc thương tích nghiêm trọng". Trả lời về sự chênh lệch an toàn này, đại diện Hyundai cho biết, mẫu xe Accent bán ở Mexico và ở Mỹ đều thỏa mãn tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn của mỗi nước.Tuy nhiên theo điều tra của Global NCAP, mỗi quốc gia lại đưa ra một tiêu chuẩn an toàn riêng không giống nhau. Hiện nay không tồn tại bất kỳ một tiêu chuẩn an toàn tối thiểu nào áp dụng trên phạm vi toàn thế giới dành cho xe hơi. Từ đây, các hãng xe hơi cũng sản xuất ra những chiếc xe có độ an toàn khác nhau cho mỗi thị trường, thay vì áp một chuẩn an toàn chung để nâng cao chất lượng an toàn của sản phẩm ở mọi nơi một cách đồng đều.Thay vì ưu tiên an toàn, người tiêu dùng ở các nước đang phát triển thường lựa chọn những chiếc xe có hộp số tự động, màn hình giải trí cỡ lớn - chứ không phải là trang bị 6 túi khí hay tính năng ổn định thân xe điện tử (ESP). Cũng từ thực tế này, mà các nhà sản xuất ô tô thường cắt bỏ các trang bị an toàn cho xe, đặc biệt là ở những chi tiết khó quan sát thấy, ví dụ như xương đòn chịu lực bên trong cánh cửa.Như vậy, theo quy luật thị trường vẫn sẽ tồn tại hai thái cực: xe tốt nhưng đắt và xe rẻ nhưng thiếu an toàn. Dù các nhà sản xuất xe hơi có chọn cách làm nào đi chăng nữa, thì người tiêu dùng vẫn sẽ đưa ra lựa chọn của riêng mình. Nên các nhà sản xuất ô tô vẫn buộc phải tự cân bằng giữa yếu tố an toàn và lợi nhuận.>>> Mời độc giả xem thêm video Camera phạt nguội phát hiện 1 xe ô tô vi phạm đến 55 lần (Nguồn: THĐT)
Để đưa ra kết luận này một cách khách quan và công tâm nhất, tổ chức đánh giá tiêu chuẩn an toàn xe hơi Global NCAP đã cùng thử nghiệm mẫu xe bình dân Hyundai Accent dành cho thị trường Mỹ so với phiên bản bán tại Mexico. Tại thị trường Mỹ, Hyundai kinh doanh những chiếc Accent được lắp ráp và nhập khẩu nguyên chiếc từ láng giềng Mexico.
Trong khi đó, người tiêu dùng Mexico lại chỉ được mua những chiếc Hyundai Accent nhập khẩu từ Ấn Độ, thay vì sử dụng ngay những chiếc sedan hạng B lắp ráp trong nước. Với giá bán lẻ niêm yết từ 365.800 Peso, tương đương 18.158 USD hoặc 423 triệu đồng, mỗi chiếc Accent tại Mexico thậm chí đắt hơn một chiếc Accent tại Mỹ - vốn có giá khởi điểm chỉ từ 16.645 USD - tương đương hơn 387 triệu đồng.
Tuy phải bỏ nhiều tiền hơn để sở hữu một chiếc Hyundai Accent (mức chênh lệch tương đương khoảng 2.500 USD), tuy nhiên những khách hàng ở Mexico lại chỉ được trang bị an toàn bao gồm túi khí rèm và túi khí viền ghế - thua kém hơn về mức độ an toàn so với thị trường Mỹ. Trong bài test cho 2 xe va chạm trực diện với nhau của Global NCAP, chiếc Hyundai Accent xuất Mỹ vẫn giữ gần như nguyên vẹn được cột A cũng như kính chắn gió.
Đồng thời sau va chạm, các cửa xe đều bung ra, giúp hành khách có thể dễ dàng thoát thân hoặc tạo điều kiện cho công tác cứu hộ người sau va chạm. Còn chiếc Hyundai Accent xuất Mexico tỏ ra kém an toàn hơn: cấu trúc cabin đã bị biến dạng, cột A móp méo dẫn đến biến dạng và khiến cửa lái bị xô về phía sau, gây khó khăn cho công tác cứu hộ hoặc tài xế tự thoát thân.
Tuy không công bố cụ thể các thông số chi tiết của bài test va chạm, nhưng đại diện Global NCAP đánh giá người dùng những chiếc Hyundai Accent nhập khẩu Ấn Độ "có khả năng đối mặt với nguy cơ tử vong cao hoặc thương tích nghiêm trọng". Trả lời về sự chênh lệch an toàn này, đại diện Hyundai cho biết, mẫu xe Accent bán ở Mexico và ở Mỹ đều thỏa mãn tất cả các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn của mỗi nước.
Tuy nhiên theo điều tra của Global NCAP, mỗi quốc gia lại đưa ra một tiêu chuẩn an toàn riêng không giống nhau. Hiện nay không tồn tại bất kỳ một tiêu chuẩn an toàn tối thiểu nào áp dụng trên phạm vi toàn thế giới dành cho xe hơi. Từ đây, các hãng xe hơi cũng sản xuất ra những chiếc xe có độ an toàn khác nhau cho mỗi thị trường, thay vì áp một chuẩn an toàn chung để nâng cao chất lượng an toàn của sản phẩm ở mọi nơi một cách đồng đều.
Thay vì ưu tiên an toàn, người tiêu dùng ở các nước đang phát triển thường lựa chọn những chiếc xe có hộp số tự động, màn hình giải trí cỡ lớn - chứ không phải là trang bị 6 túi khí hay tính năng ổn định thân xe điện tử (ESP). Cũng từ thực tế này, mà các nhà sản xuất ô tô thường cắt bỏ các trang bị an toàn cho xe, đặc biệt là ở những chi tiết khó quan sát thấy, ví dụ như xương đòn chịu lực bên trong cánh cửa.
Như vậy, theo quy luật thị trường vẫn sẽ tồn tại hai thái cực: xe tốt nhưng đắt và xe rẻ nhưng thiếu an toàn. Dù các nhà sản xuất xe hơi có chọn cách làm nào đi chăng nữa, thì người tiêu dùng vẫn sẽ đưa ra lựa chọn của riêng mình. Nên các nhà sản xuất ô tô vẫn buộc phải tự cân bằng giữa yếu tố an toàn và lợi nhuận.
>>> Mời độc giả xem thêm video Camera phạt nguội phát hiện 1 xe ô tô vi phạm đến 55 lần (Nguồn: THĐT)