Được biết tới ở Việt Nam nhiều với thương hiệu xe đạp máy Mobylette, tuy nhiên hãng xe máy Pháp Motobecane (1923-1981) đã từng sản xuất nhiều dòng xe máy, môtô với đủ kiểu dáng, dung tích và nằm ở nhiều phân khúc khác nhau. Vào năm 1955, hãng đã ra mắt mẫu xe scooter Motobecane SB 125 hướng tới đại chúng.Motobecane SB ra đời trong bối cảnh khi thị phần của Motobecane tại Pháp và châu Âu đang bị đe dọa trước sự xuất hiện của các mẫu xe scooter tới từ nhiều hãng khác nhau tại châu Âu, trong đó 2 tên tuổi "khó chơi" nhất là Lambretta và Vespa. Được bán với 2 phiên bản là SB và SBH, tuy nhiên Motobecane SB vẫn không thể "đánh bại" các đối thủ và nhanh chóng bị "khai tử" vào năm 1957.Khác với các đối thủ Lambretta hay Vespa, Motobecane SB sở hữu kết cấu khung bằng thép ống thay vì khung thép dạng nôi nguyên khối. Tuy nhiên ở phía trước, chiếc xe vẫn có cặp yếm thép cản gió được gắn vào khung ống nằm chính giữa. Phần trước đơn giản và sang trọng với logo nổi Motobecane bên phải.Xe sử dụng mâm bằng thép dập và ghép với nhau, có đường kính vành 10inch. Đi kèm với vành là lốp có săm với bản 3.5/10; chiếc lốp trước Hutchinson trên chiếc Motobecane SB này là lốp "zin" theo xe từ nhà máy. Hệ thống phanh trước của xe là dạng phanh đùm với đường kính 130 mm.xe ga Motobecane SB sử dụng hệ thống treo trước dạng "giò gà" liên kết đa điểm. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của chiếc xe so với những dòng xe khác sử dụng hệ thống giảm xóc này đó là thay vì phuộc lò xo, SB có giảm chấn là một cặp cao su dày, dẻo nằm 2 bên bánh xe. Thiết kế này có ưu điểm là chi phí rẻ và đơn giản hơn lò xo, nhưng có độ bền không bằng.Ra đời từ thập niên 50, Motobecane SB có tay lái trần đơn giản, rộng và kéo về phía người lái để đem tới tư thế ngồi thoải mái nhất. Do thời điểm này luật pháp các nước chưa yêu cầu đèn xi-nhan đối với xe máy, chính vì vậy chiếc xe thậm chí còn không có cùm công tắc.Nằm phía trước tay lái là bộ đèn pha trước hoạt động bằng điện máy. Giống nhiều mẫu xe cổ, cụm đồng hồ của Motobecane SB được tích hợp thẳng vào chóa đèn pha. Có kích thước nhỏ nhắn, đồng hồ này chỉ báo tốc độ của xe và tổng số km đi được.Một điểm độc đáo của Motobecane SB đó là chiếc xe được tích hợp cả còi điện lẫn kèn bóp. Tuy nhiên kèn bóp của chiếc xe này đã bị hỏng do bóng cao su bị lão hóa và rách. Bao tay Piaggio là 1 trong 2 chi tiết duy nhất bị "lai" trên chiếc xe.Bộ yến thép phía trước được thiết kế nối liền bên dưới, tạo thành sàn để chân cho Motobecane SB và khiến cho xe có kiểu dáng scooter. Trong khi hệ thống phanh trước vẫn có cùm phanh trên tay lái thì phanh sau của xe được kích hoạt bằng cần đạp nằm ở vị trí để chân.So với những dòng xe tay ga hiện đại, Motobecane SB có kích thước khá nhỏ gọn. Dù được cấu tạo chủ yếu từ sắt thép nhưng chiếc xe vẫn có trọng lượng khá nhẹ, chỉ 75 kg. Cùng với chiều cao yên thấp, chiếc xe có thể dễ dàng điều khiển bởi những "quý bà, quý cô" vào thời điểm những năm 50.Xe chỉ có duy nhất một chỗ ngồi với yên dạng xe đạp và có lò xo giảm chấn, trong khi phía sau là baga chở hàng. Dù còn nguyên bản nhưng yên của chiếc xe cũng đã cũ nát.Trong 2 phiên bản SB, chiếc Motobecane SBH được ra mắt vào năm 1956 có thêm các tấm ốp thân xe nằm bên dưới bình xăng, khiến kiểu dáng thân xe trở nên thanh lịch hơn như Vespa hay Lambretta. Phiên bản SB thường không có ốp trông "trơ khung" và để lộ ra động cơ, khiến người dùng "quay lưng" lại với chiếc xe do kiểu dáng xấu hơn các đối thủ.Cung cấp sức mạnh cho Motobecane SB là khối động cơ 2 kỳ xi-lanh đơn nằm ngang làm mát bằng không khí. Động cơ này có dung tích thực 124 cc, đường kính trái piston 54 mm và khoảng hành trình xi-lanh 54 mm. Sử dụng máy 2 kỳ, chiếc xe chạy xăng pha nhớt.Tuy nhiên do không có hệ thống pha nhớt tự động nên người dùng sẽ phải tự pha nhớt vào mỗi lần đổ xăng. Động cơ này có công suất chỉ 5 mã lực tại số vòng tua máy 4500 rpm - nghĩa là chỉ mạnh ngang với những mẫu xe 4 kỳ 50 cc hiện đại, dù hiệu suất động cơ 2 kỳ lớn hơn. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h.Giống như những mẫu scooter khác, hệ thống phuộc sau của chiếc xe là phuộc lò xo. Ở phía sau, Motobecane SB vẫn sử dụng phanh đùm đường kính 130 mm và vành thép 10 inch. Lốp sau của chiếc xe này đã không còn nguyên bản khi được thay bằng lốp của hãng Kenda.Tuy nhiên, lốp dự phòng phía sau chiếc SB vẫn là lốp "zin" của Hutchinson. Chiếc xe vẫn còn giữ lại bảng số lần đầu tiên được cấp tại Việt Nam. Phía trên biển số là cụm đèn hậu với thiết kế cổ điển.Giống như những chiếc xe đạp máy Mobylette và nhiều dòng xe phương Tây khác, Motobecane SB cũng đã được nhập vào Việt Nam bởi những người nước ngoài trong thời kỳ còn chiến tranh. Vốn đã là dòng xe có số lượng sản xuất ít do nhanh chóng bị "khai tử", hiện nay Motobecane SB còn hiếm hơn nữa ở Việt Nam do chúng đã quá cũ nát.Thuộc sở hữu của một nhà sưu tập xe cổ tại Đà Nẵng, chiếc Motobecane SBH trong bài viết đã rất cũ với nhiều chi tiết bị rỉ và lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên ngoài tay nắm và lốp sau, chiếc xe vẫn còn nguyên bản 100% và đặc biệt là vẫn có thể hoạt động bình thường chỉ sau vài cú đạp nổ.Video: Ngắm chi tiết xe ga Motobecane SB.
Được biết tới ở Việt Nam nhiều với thương hiệu xe đạp máy Mobylette, tuy nhiên hãng xe máy Pháp Motobecane (1923-1981) đã từng sản xuất nhiều dòng xe máy, môtô với đủ kiểu dáng, dung tích và nằm ở nhiều phân khúc khác nhau. Vào năm 1955, hãng đã ra mắt mẫu xe scooter Motobecane SB 125 hướng tới đại chúng.
Motobecane SB ra đời trong bối cảnh khi thị phần của Motobecane tại Pháp và châu Âu đang bị đe dọa trước sự xuất hiện của các mẫu xe scooter tới từ nhiều hãng khác nhau tại châu Âu, trong đó 2 tên tuổi "khó chơi" nhất là Lambretta và Vespa. Được bán với 2 phiên bản là SB và SBH, tuy nhiên Motobecane SB vẫn không thể "đánh bại" các đối thủ và nhanh chóng bị "khai tử" vào năm 1957.
Khác với các đối thủ Lambretta hay Vespa, Motobecane SB sở hữu kết cấu khung bằng thép ống thay vì khung thép dạng nôi nguyên khối. Tuy nhiên ở phía trước, chiếc xe vẫn có cặp yếm thép cản gió được gắn vào khung ống nằm chính giữa. Phần trước đơn giản và sang trọng với logo nổi Motobecane bên phải.
Xe sử dụng mâm bằng thép dập và ghép với nhau, có đường kính vành 10inch. Đi kèm với vành là lốp có săm với bản 3.5/10; chiếc lốp trước Hutchinson trên chiếc Motobecane SB này là lốp "zin" theo xe từ nhà máy. Hệ thống phanh trước của xe là dạng phanh đùm với đường kính 130 mm.
xe ga Motobecane SB sử dụng hệ thống treo trước dạng "giò gà" liên kết đa điểm. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của chiếc xe so với những dòng xe khác sử dụng hệ thống giảm xóc này đó là thay vì phuộc lò xo, SB có giảm chấn là một cặp cao su dày, dẻo nằm 2 bên bánh xe. Thiết kế này có ưu điểm là chi phí rẻ và đơn giản hơn lò xo, nhưng có độ bền không bằng.
Ra đời từ thập niên 50, Motobecane SB có tay lái trần đơn giản, rộng và kéo về phía người lái để đem tới tư thế ngồi thoải mái nhất. Do thời điểm này luật pháp các nước chưa yêu cầu đèn xi-nhan đối với xe máy, chính vì vậy chiếc xe thậm chí còn không có cùm công tắc.
Nằm phía trước tay lái là bộ đèn pha trước hoạt động bằng điện máy. Giống nhiều mẫu xe cổ, cụm đồng hồ của Motobecane SB được tích hợp thẳng vào chóa đèn pha. Có kích thước nhỏ nhắn, đồng hồ này chỉ báo tốc độ của xe và tổng số km đi được.
Một điểm độc đáo của Motobecane SB đó là chiếc xe được tích hợp cả còi điện lẫn kèn bóp. Tuy nhiên kèn bóp của chiếc xe này đã bị hỏng do bóng cao su bị lão hóa và rách. Bao tay Piaggio là 1 trong 2 chi tiết duy nhất bị "lai" trên chiếc xe.
Bộ yến thép phía trước được thiết kế nối liền bên dưới, tạo thành sàn để chân cho Motobecane SB và khiến cho xe có kiểu dáng scooter. Trong khi hệ thống phanh trước vẫn có cùm phanh trên tay lái thì phanh sau của xe được kích hoạt bằng cần đạp nằm ở vị trí để chân.
So với những dòng xe tay ga hiện đại, Motobecane SB có kích thước khá nhỏ gọn. Dù được cấu tạo chủ yếu từ sắt thép nhưng chiếc xe vẫn có trọng lượng khá nhẹ, chỉ 75 kg. Cùng với chiều cao yên thấp, chiếc xe có thể dễ dàng điều khiển bởi những "quý bà, quý cô" vào thời điểm những năm 50.
Xe chỉ có duy nhất một chỗ ngồi với yên dạng xe đạp và có lò xo giảm chấn, trong khi phía sau là baga chở hàng. Dù còn nguyên bản nhưng yên của chiếc xe cũng đã cũ nát.
Trong 2 phiên bản SB, chiếc Motobecane SBH được ra mắt vào năm 1956 có thêm các tấm ốp thân xe nằm bên dưới bình xăng, khiến kiểu dáng thân xe trở nên thanh lịch hơn như Vespa hay Lambretta. Phiên bản SB thường không có ốp trông "trơ khung" và để lộ ra động cơ, khiến người dùng "quay lưng" lại với chiếc xe do kiểu dáng xấu hơn các đối thủ.
Cung cấp sức mạnh cho Motobecane SB là khối động cơ 2 kỳ xi-lanh đơn nằm ngang làm mát bằng không khí. Động cơ này có dung tích thực 124 cc, đường kính trái piston 54 mm và khoảng hành trình xi-lanh 54 mm. Sử dụng máy 2 kỳ, chiếc xe chạy xăng pha nhớt.
Tuy nhiên do không có hệ thống pha nhớt tự động nên người dùng sẽ phải tự pha nhớt vào mỗi lần đổ xăng. Động cơ này có công suất chỉ 5 mã lực tại số vòng tua máy 4500 rpm - nghĩa là chỉ mạnh ngang với những mẫu xe 4 kỳ 50 cc hiện đại, dù hiệu suất động cơ 2 kỳ lớn hơn. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h.
Giống như những mẫu scooter khác, hệ thống phuộc sau của chiếc xe là phuộc lò xo. Ở phía sau, Motobecane SB vẫn sử dụng phanh đùm đường kính 130 mm và vành thép 10 inch. Lốp sau của chiếc xe này đã không còn nguyên bản khi được thay bằng lốp của hãng Kenda.
Tuy nhiên, lốp dự phòng phía sau chiếc SB vẫn là lốp "zin" của Hutchinson. Chiếc xe vẫn còn giữ lại bảng số lần đầu tiên được cấp tại Việt Nam. Phía trên biển số là cụm đèn hậu với thiết kế cổ điển.
Giống như những chiếc xe đạp máy Mobylette và nhiều dòng xe phương Tây khác, Motobecane SB cũng đã được nhập vào Việt Nam bởi những người nước ngoài trong thời kỳ còn chiến tranh. Vốn đã là dòng xe có số lượng sản xuất ít do nhanh chóng bị "khai tử", hiện nay Motobecane SB còn hiếm hơn nữa ở Việt Nam do chúng đã quá cũ nát.
Thuộc sở hữu của một nhà sưu tập xe cổ tại Đà Nẵng, chiếc Motobecane SBH trong bài viết đã rất cũ với nhiều chi tiết bị rỉ và lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên ngoài tay nắm và lốp sau, chiếc xe vẫn còn nguyên bản 100% và đặc biệt là vẫn có thể hoạt động bình thường chỉ sau vài cú đạp nổ.
Video: Ngắm chi tiết xe ga Motobecane SB.