Cách Hà Nội 450km, ngoài hệ thống núi đá tai mèo đặc trưng của cao nguyên đá - Hà Giang còn có những thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng khác thu hút du khách phải kể đến như: Núi đôi Quản Bạ, rừng thông Yên Minh, phố cổ Phó Bảng, phố cổ Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pí Lèng...Để cầm lái những chiếc xe máy đến được với thị trấn Đồng Văn, du khách sẽ phải vượt qua vô số khúc quanh, con đèo hiểm trở như Dốc Bắc Sum, dốc 9 Khoanh, dốc Thẩm Mã...Đến với cao nguyên đá Đồng Văn, còn gì tuyệt vời hơn được dạo bước trong không gian phiên chợ cũ, tự tay thưởng thức rượu ngô, thắng cố vùng biên viễn, ngắm nhìn đồng bào dân tộc xúng xính giao thương mua bán trong tiết trời se lạnh đặc trưng nơi địa đầu Tổ quốc.Chẳng biết những phiên chợ bắt đầu từ bao giờ, nhưng đây chính là một trong những nét văn hóa đặc trưng nhất của vùng núi phía Bắc nước ta, trải dài từ Đông sang Tây. Tùy mỗi nơi, phiên chợ được họp duy nhất một lần trong tuần, là ngày hội được mong chờ của đồng bào dân tộc sau cả tuần lao động vất vả.Chợ phiên Đồng Văn được họp vào sáng Chủ Nhật hàng tuần tại chính giữa một khoảng đất trống giữa trung tâm thị trấn. Đây là nơi trao đổi hàng hóa, giao thương mua bán các sản vật vùng cao, đồng thời cũng là điểm văn hóa đặc sắc của toàn vùng.Người dân tộc xuống chợ khác hoàn toàn với người Kinh. Nếu như chợ dưới xuôi chỉ là nơi mua bán hàng hóa diễn ra hàng ngày, thì nơi vùng cao khó khăn, chợ còn là nơi giao lưu, gặp gỡ bạn bè, người thân, thậm chí cả người yêu. Chính vì vậy văn hóa chợ phiên vừa gần gũi lại vừa thiêng liêng, găn bó mật thiết với cuộc đời người miền núi.Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé bỗng thoắt mình biến thành một sân khấu lớn của ngày hội, với đa dạng sắc màu trang phục của người Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng, Giáy... Họ đến chợ từ rất sớm để chọn chỗ ngồi trong trật tự, ko chen lấn tranh giành.Nhiều người phải đi từ 2-3h sáng, vượt qua quãng đường vài ba quả núi để kịp phiên chợ. Cứ thế hàng đoàn người, hàng trăm con người, đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ...cứ âm thầm mà nô nức nườm nượp đổ về thị trấn trong cái sương giá buổi tinh mơ của cao nguyên đá.Vào ngày chợ phiên, hàng quán bán thắng cố cùng rượu ngô bao giờ cũng được người dân tập trung đông đúc và náo nhiệt nhất. Trong lúc các bà mẹ, người vợ tranh thủ đi mua sắm, các ông chồng lại đến chợ để giao lưu, uống rượu.Người dân tộc vốn nổi tiếng hào phóng, đặc biệt lại thích uống rượu, mà là loại rượu ngô cay nồng, nên không hề ngạc nhiên khi đến với chợ phiên Đồng Văn, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh các đức ông chồng ngật ngưỡng, say mèm và thậm chí lăn ra bất cứ một góc nào trên đường, giữa chợ để ngủ.Và chắc chắn không thể thiếu món "thắng cố", đặc sản gây "thương nhớ" nhất của vùng cao. Thắng cố là món ăn phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi cao phía Bắc. Nguyên liệu chính cho chảo thắng cố là toàn bộ phần nội tạng, xương của trâu, bò, ngựa hay dê đem cho tất cả vào chảo xào qua lửa rồi đổ nước vào ninh kỹ trong nhiều giờ.Xôi ngũ sắc là cũng là một món ăn chơi đầy cảm xúc và hầu như đều có ở bất cứ một phiên chợ vùng cao nào...Hàng hóa được bày bán ở phiên chợ này đặc biệt đa dạng, dù hầu hết toàn là nông sản địa phương mà người dân tộc mang đến. Có thể là con dao, cái cuốc, cái cày phục vụ cho việc nhà nông, những đồ thủ công như thổ cẩm, vải, dệt, nhuộm...Cho đến những nông phẩm như rau quả hay cả những vật nuôi tại nhà như; chợ cả chó, lợn, gà, trâu bò...những thứ gắn bó mật thiết với cuộc sống đồng bào miền núi đều có thể tìm thấy ở đây.Vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng, nếu trùng vào phiên chợ, nơi đây còn là địa điểm diễn ra các hoạt động văn hóa đặc trưng, như trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống các dân tộc, hay như các cuộc thi chọi chim đặc sắc...Ngoài ra, gian hàng thổ cẩm cũng là nơi du khách thích thú có thể tự tay lựa chọn cho mình những tấm khăn mang về làm quà, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm trong từng đường thêu mũi chỉ.Bạn có thể ghé thăm Hà Giang bất cứ thời điểm nào trong năm để có thể hòa mình vào niềm vui đi chơi phiên chợ sớm tại Đồng Văn hoặc các phiên chợ khác trong vùng cao nguyên đá.Gợi ý cung đường chạy xe máy (hoặc ôtô tự lái): Hà Nội - Vĩnh Yên - Ql2 - thành phố Tuyên Quang - Tân Quang - thành phố Hà Giang - Minh Tân - Bắc Sum - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc. Quãng đường di chuyển một chiều sẽ khoảng 450km.
Cách Hà Nội 450km, ngoài hệ thống núi đá tai mèo đặc trưng của cao nguyên đá - Hà Giang còn có những thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng khác thu hút du khách phải kể đến như: Núi đôi Quản Bạ, rừng thông Yên Minh, phố cổ Phó Bảng, phố cổ Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pí Lèng...
Để cầm lái những chiếc xe máy đến được với thị trấn Đồng Văn, du khách sẽ phải vượt qua vô số khúc quanh, con đèo hiểm trở như Dốc Bắc Sum, dốc 9 Khoanh, dốc Thẩm Mã...
Đến với cao nguyên đá Đồng Văn, còn gì tuyệt vời hơn được dạo bước trong không gian phiên chợ cũ, tự tay thưởng thức rượu ngô, thắng cố vùng biên viễn, ngắm nhìn đồng bào dân tộc xúng xính giao thương mua bán trong tiết trời se lạnh đặc trưng nơi địa đầu Tổ quốc.
Chẳng biết những phiên chợ bắt đầu từ bao giờ, nhưng đây chính là một trong những nét văn hóa đặc trưng nhất của vùng núi phía Bắc nước ta, trải dài từ Đông sang Tây. Tùy mỗi nơi, phiên chợ được họp duy nhất một lần trong tuần, là ngày hội được mong chờ của đồng bào dân tộc sau cả tuần lao động vất vả.
Chợ phiên Đồng Văn được họp vào sáng Chủ Nhật hàng tuần tại chính giữa một khoảng đất trống giữa trung tâm thị trấn. Đây là nơi trao đổi hàng hóa, giao thương mua bán các sản vật vùng cao, đồng thời cũng là điểm văn hóa đặc sắc của toàn vùng.
Người dân tộc xuống chợ khác hoàn toàn với người Kinh. Nếu như chợ dưới xuôi chỉ là nơi mua bán hàng hóa diễn ra hàng ngày, thì nơi vùng cao khó khăn, chợ còn là nơi giao lưu, gặp gỡ bạn bè, người thân, thậm chí cả người yêu. Chính vì vậy văn hóa chợ phiên vừa gần gũi lại vừa thiêng liêng, găn bó mật thiết với cuộc đời người miền núi.
Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé bỗng thoắt mình biến thành một sân khấu lớn của ngày hội, với đa dạng sắc màu trang phục của người Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng, Giáy... Họ đến chợ từ rất sớm để chọn chỗ ngồi trong trật tự, ko chen lấn tranh giành.
Nhiều người phải đi từ 2-3h sáng, vượt qua quãng đường vài ba quả núi để kịp phiên chợ. Cứ thế hàng đoàn người, hàng trăm con người, đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ...cứ âm thầm mà nô nức nườm nượp đổ về thị trấn trong cái sương giá buổi tinh mơ của cao nguyên đá.
Vào ngày chợ phiên, hàng quán bán thắng cố cùng rượu ngô bao giờ cũng được người dân tập trung đông đúc và náo nhiệt nhất. Trong lúc các bà mẹ, người vợ tranh thủ đi mua sắm, các ông chồng lại đến chợ để giao lưu, uống rượu.
Người dân tộc vốn nổi tiếng hào phóng, đặc biệt lại thích uống rượu, mà là loại rượu ngô cay nồng, nên không hề ngạc nhiên khi đến với chợ phiên Đồng Văn, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh các đức ông chồng ngật ngưỡng, say mèm và thậm chí lăn ra bất cứ một góc nào trên đường, giữa chợ để ngủ.
Và chắc chắn không thể thiếu món "thắng cố", đặc sản gây "thương nhớ" nhất của vùng cao. Thắng cố là món ăn phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi cao phía Bắc. Nguyên liệu chính cho chảo thắng cố là toàn bộ phần nội tạng, xương của trâu, bò, ngựa hay dê đem cho tất cả vào chảo xào qua lửa rồi đổ nước vào ninh kỹ trong nhiều giờ.
Xôi ngũ sắc là cũng là một món ăn chơi đầy cảm xúc và hầu như đều có ở bất cứ một phiên chợ vùng cao nào...
Hàng hóa được bày bán ở phiên chợ này đặc biệt đa dạng, dù hầu hết toàn là nông sản địa phương mà người dân tộc mang đến. Có thể là con dao, cái cuốc, cái cày phục vụ cho việc nhà nông, những đồ thủ công như thổ cẩm, vải, dệt, nhuộm...
Cho đến những nông phẩm như rau quả hay cả những vật nuôi tại nhà như; chợ cả chó, lợn, gà, trâu bò...những thứ gắn bó mật thiết với cuộc sống đồng bào miền núi đều có thể tìm thấy ở đây.
Vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng, nếu trùng vào phiên chợ, nơi đây còn là địa điểm diễn ra các hoạt động văn hóa đặc trưng, như trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống các dân tộc, hay như các cuộc thi chọi chim đặc sắc...
Ngoài ra, gian hàng thổ cẩm cũng là nơi du khách thích thú có thể tự tay lựa chọn cho mình những tấm khăn mang về làm quà, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm trong từng đường thêu mũi chỉ.
Bạn có thể ghé thăm Hà Giang bất cứ thời điểm nào trong năm để có thể hòa mình vào niềm vui đi chơi phiên chợ sớm tại Đồng Văn hoặc các phiên chợ khác trong vùng cao nguyên đá.
Gợi ý cung đường chạy xe máy (hoặc ôtô tự lái): Hà Nội - Vĩnh Yên - Ql2 - thành phố Tuyên Quang - Tân Quang - thành phố Hà Giang - Minh Tân - Bắc Sum - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc. Quãng đường di chuyển một chiều sẽ khoảng 450km.