Trong thời gian qua, ông Elon Musk - CEO của hãng Tesla đã liên tục hứa hẹn với các nhà đầu tư về thời điểm đưa mẫu xe bán tải này lên dây chuyền sản xuất đại trà, mới nhất là năm 2024. Một trong những lý do khiến Tesla Cybertruck bị trì hoãn sản xuất chính là phần thân vỏ ôtô làm bằng thép không gỉ.Với phần thân vỏ bằng thép không gỉ, Tesla Cybertruck trông rất độc đáo, ấn tượng và đi trước thời đại. Tuy nhiên, thép không gỉ trên thực tế không phải là vật liệu lý tưởng để sản xuất thân vỏ ôtô. Đó là lý do vì sao phần lớn các hãng không dùng thép không gỉ cho phần thân xe.Trước Tesla, chỉ có duy nhất một hãng ôtô dùng thép không gỉ cho thân xe là DeLorean. Tuy nhiên, DeLorean đã phá sản sau khi sản xuất chưa đến 10.000 chiếc xe. Có một số nguyên nhân khiến bạn hiếm khi thấy những mẫu xe sản xuất số lượng lớn được trang bị thân vỏ bằng thép không gỉ.Thép không gỉ vốn có khả năng chống ăn mòn và không cần phải sơn màu, từ đó giảm chi phí cũng như loại bỏ nhu cầu dùng lớp phủ hóa học có hại cho môi trường.Tuy nhiên, thép không gỉ lại đắt đỏ hơn loại thép thường được dùng trong ngành công nghiệp ôtô. Nguyên nhân là bởi thép không gỉ chứa chromi và những thành phần khác như niken và molypden.Thứ hai, thép không gỉ có xu hướng quay trở lại hình dáng ban đầu. Nói cách khác, các nhà sản xuất không thể dễ dàng dập thép không gỉ thành chắn bùn và những bộ phận khác trên ôtô như loại thép thường dùng khác. Ngoài ra, thép không gỉ cũng đòi hỏi kỹ thuật hàn đặc biệt.Tất nhiên, ý tưởng dùng thép không gỉ cho thân vỏ của xe hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Phần thân vỏ của Tesla Cybertruck không có những đường cong mềm mại như phần lớn các mẫu ôtô khác. Thay vào đó, mẫu xe này được trang bị những tấm thân vỏ bằng thép phẳng, có thể chế tạo bằng công nghệ cắt laser, sau đó hàn lại với nhau nên không cần máy dập mạnh mẽ.Hiện nay, hãng Tesla chưa hé lộ việc họ sẽ vượt qua những thử thách khi xử lý thép không gỉ như thế nào, bao gồm cả mặt an toàn. Loại thép dùng cho phần lớn các mẫu ôtô được thiết kế để biến dạng khi va chạm, hấp thụ lực và bảo vệ người ngồi trên xe. Trong khi đó, thép không gỉ không biến dạng một cách dễ dàng khiến hành khách ngồi trên xe bị tác động nhiều hơn nếu va chạm trực diện xảy ra.Việc xe có thể hấp thụ lực tác động ở khu vực xung quanh người lái là một yếu tố an toàn rất quan trọng. Thép không gỉ chẳng những có khả năng bảo vệ người ngồi trên xe kém hơn mà còn khó xử lý sau những vụ va chạm nhẹ. Dù bền chắc hơn thép truyền thống và vật liệu sợi thủy tinh nhưng thép không gỉ lại rất khó sửa chữa khi bị móp méo hay hư hỏng.Lại nói đến chi phí sản xuất. Vì Tesla là hãng duy nhất sử dụng thép không gỉ cho thân vỏ của xe nên không thể tiết kiệm chi phí do quy mô sản xuất. Đây rõ ràng là một trở ngại cho Tesla khi đưa Cybertruck lên dây chuyền sản xuất đại trà."Tesla nghĩ rằng họ có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào và không cần phải học hỏi từ bất kỳ ai", ông Raj Rajkumar, một giáo sư kỹ thuật đến từ trường Đại học Carnegie Mellon, nói với phóng viên tờ New York Times. "Và cuối cùng là họ bị mắc kẹt trong một góc".Sự chậm trễ trong việc tung Cybertruck ra thị trường đã tạo cơ hội cho các hãng xe truyền thống vượt qua Tesla trong phân khúc xe bán tải thuần điện. Đồng thời, Tesla cũng chẳng còn gì vượt trội để cung cấp cho khách hàng Mỹ vốn yêu thích xe bán tải và SUV.Vào thời điểm ra mắt, Tesla Cybertruck được khẳng định là sẽ có giá dưới 40.000 USD. Tuy nhiên, giá bán cuối cùng của mẫu xe bán tải này được dự đoán là sẽ cao hơn nhiều.Video: Xem chi tiết chiếc xe bán tải điện Tesla Cybertruck.
Trong thời gian qua, ông Elon Musk - CEO của hãng Tesla đã liên tục hứa hẹn với các nhà đầu tư về thời điểm đưa mẫu xe bán tải này lên dây chuyền sản xuất đại trà, mới nhất là năm 2024. Một trong những lý do khiến Tesla Cybertruck bị trì hoãn sản xuất chính là phần thân vỏ ôtô làm bằng thép không gỉ.
Với phần thân vỏ bằng thép không gỉ, Tesla Cybertruck trông rất độc đáo, ấn tượng và đi trước thời đại. Tuy nhiên, thép không gỉ trên thực tế không phải là vật liệu lý tưởng để sản xuất thân vỏ ôtô. Đó là lý do vì sao phần lớn các hãng không dùng thép không gỉ cho phần thân xe.
Trước Tesla, chỉ có duy nhất một hãng ôtô dùng thép không gỉ cho thân xe là DeLorean. Tuy nhiên, DeLorean đã phá sản sau khi sản xuất chưa đến 10.000 chiếc xe. Có một số nguyên nhân khiến bạn hiếm khi thấy những mẫu xe sản xuất số lượng lớn được trang bị thân vỏ bằng thép không gỉ.
Thép không gỉ vốn có khả năng chống ăn mòn và không cần phải sơn màu, từ đó giảm chi phí cũng như loại bỏ nhu cầu dùng lớp phủ hóa học có hại cho môi trường.
Tuy nhiên, thép không gỉ lại đắt đỏ hơn loại thép thường được dùng trong ngành công nghiệp ôtô. Nguyên nhân là bởi thép không gỉ chứa chromi và những thành phần khác như niken và molypden.
Thứ hai, thép không gỉ có xu hướng quay trở lại hình dáng ban đầu. Nói cách khác, các nhà sản xuất không thể dễ dàng dập thép không gỉ thành chắn bùn và những bộ phận khác trên ôtô như loại thép thường dùng khác. Ngoài ra, thép không gỉ cũng đòi hỏi kỹ thuật hàn đặc biệt.
Tất nhiên, ý tưởng dùng thép không gỉ cho thân vỏ của xe hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Phần thân vỏ của Tesla Cybertruck không có những đường cong mềm mại như phần lớn các mẫu ôtô khác. Thay vào đó, mẫu xe này được trang bị những tấm thân vỏ bằng thép phẳng, có thể chế tạo bằng công nghệ cắt laser, sau đó hàn lại với nhau nên không cần máy dập mạnh mẽ.
Hiện nay, hãng Tesla chưa hé lộ việc họ sẽ vượt qua những thử thách khi xử lý thép không gỉ như thế nào, bao gồm cả mặt an toàn. Loại thép dùng cho phần lớn các mẫu ôtô được thiết kế để biến dạng khi va chạm, hấp thụ lực và bảo vệ người ngồi trên xe. Trong khi đó, thép không gỉ không biến dạng một cách dễ dàng khiến hành khách ngồi trên xe bị tác động nhiều hơn nếu va chạm trực diện xảy ra.
Việc xe có thể hấp thụ lực tác động ở khu vực xung quanh người lái là một yếu tố an toàn rất quan trọng. Thép không gỉ chẳng những có khả năng bảo vệ người ngồi trên xe kém hơn mà còn khó xử lý sau những vụ va chạm nhẹ. Dù bền chắc hơn thép truyền thống và vật liệu sợi thủy tinh nhưng thép không gỉ lại rất khó sửa chữa khi bị móp méo hay hư hỏng.
Lại nói đến chi phí sản xuất. Vì Tesla là hãng duy nhất sử dụng thép không gỉ cho thân vỏ của xe nên không thể tiết kiệm chi phí do quy mô sản xuất. Đây rõ ràng là một trở ngại cho Tesla khi đưa Cybertruck lên dây chuyền sản xuất đại trà.
"Tesla nghĩ rằng họ có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào và không cần phải học hỏi từ bất kỳ ai", ông Raj Rajkumar, một giáo sư kỹ thuật đến từ trường Đại học Carnegie Mellon, nói với phóng viên tờ New York Times. "Và cuối cùng là họ bị mắc kẹt trong một góc".
Sự chậm trễ trong việc tung Cybertruck ra thị trường đã tạo cơ hội cho các hãng xe truyền thống vượt qua Tesla trong phân khúc xe bán tải thuần điện. Đồng thời, Tesla cũng chẳng còn gì vượt trội để cung cấp cho khách hàng Mỹ vốn yêu thích xe bán tải và SUV.
Vào thời điểm ra mắt, Tesla Cybertruck được khẳng định là sẽ có giá dưới 40.000 USD. Tuy nhiên, giá bán cuối cùng của mẫu xe bán tải này được dự đoán là sẽ cao hơn nhiều.
Video: Xem chi tiết chiếc xe bán tải điện Tesla Cybertruck.