Tết Nguyên đán đang tới rất gần, đa số mọi người thường sử dụng những phương tiện phổ biến như xe khách, tàu hỏa…để về quê ăn Tết. Tuy nhiên, cũng không ít người vẫn sử dụng chính chiếc xe máy về quê. Tùy quãng đường về nhà dài hay ngắn nhưng ít nhiều sẽ có những lưu ý, kinh nghiệm nên biết để có một chuyến đi an toàn.Với những quãng đường về quê ăn Tết khoảng dưới 100km tương đối dễ đi và không quá dốc thì các bạn nên chọn xe số để di chuyển, bởi xe số rất dễ sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu và phù hợp cho cả nam và nữ.ên cạnh đó, với những cung đường xa hơn, dốc hơn, đặc biệt là các tỉnh miền núi thì một chiếc xe côn tay là khá phù hợp bởi xe đi rất khỏe và bốc hơn nhiều xe số. Ngoài ra, không nên sử dụng xe ga cho các chuyến đi xa, đường hiểm trở đi bởi xe khá tốn nhiên liệu và khó xử lý khi gặp sự cố.Dù quảng đường về quê có xa hay gần thì việc bảo dưỡng xe máy của bạn trước khi di chuyển là rất cần thiết. Các bộ phận ưu tiên bảo dưỡng đầu tiên đó là phanh (trước, sau), cụm đèn xe (pha, hậu và xi nhan), lốp… bởi nó hoạt động nhiều nhất trong quá trình di chuyển của mình.Cẩn thận chưa bao giờ là thừa, bạn nên trang bị cho mình những món đồ bảo hộ đề phòng những lúc không vay bị va quệt, ngã… Cụ thể, các món đồ bảo hộ cho cơ thể người cần thiết như mũ bảo hiểm kín mặt hoặc ít nhất là nửa đầu (tránh đội mũ bảo hiểm thời trang không đảm bảo chất lượng); giáp chân, tay; găng tay.Với những chuyến đi xa cần có thêm khăn đa năng vừa giữ ấm, tránh bụi bẩn. Ngoài ra, với những chuyến đi xa có di chuyển vào buổi tối thì cần có áo phản quang để xe đi ngược chiều dễ nhìn thấy mình để tránh. Một số đồ y tế cần thiết kèm theo đó là oxy già, gạc, băng gâu, bông…để sơ cứu nếu bị té ngã.Tùy theo quãng đường về quê của bạn mà xác định thời gian xuất phát cho hợp lý nhất, nên tính địa điểm nghỉ ngơi giữa chặng trước khi lên đường. Với thời tiết lạnh như miền Bắc hiện nay, bạn nên xuất phát vào khoảng thời gian từ 9h sáng để không khí ấm áp và dễ chịu hơn.Tuy nhiên, với những quảng đường dài tới 400 – 500km như từ Hà Nội về các tỉnh phía Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang… thì bắt buộc phải xuất phát từ khoảng 5h sáng để kịp về đến nhà khi còn sớm. Với những người quê ở xa, nên có một người bạn đồng hành để khi mệt có thể thay nhau lái xe.Không nên vội vàng phóng nhanh vượt ẩu mà hãy đi với phong cách “phượt”, đi với tốc độ vừa phải, gặp địa điểm đẹp thì dừng lại nghỉ ngơi ngắm cảnh tránh mệt mỏi. Chúc các bạn có một chuyến về quê ăn Tết vui vẻ và an toàn bằng chiếc xe máy của mình.Video: Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy an toàn.
Tết Nguyên đán đang tới rất gần, đa số mọi người thường sử dụng những phương tiện phổ biến như xe khách, tàu hỏa…để về quê ăn Tết. Tuy nhiên, cũng không ít người vẫn sử dụng chính chiếc xe máy về quê. Tùy quãng đường về nhà dài hay ngắn nhưng ít nhiều sẽ có những lưu ý, kinh nghiệm nên biết để có một chuyến đi an toàn.
Với những quãng đường về quê ăn Tết khoảng dưới 100km tương đối dễ đi và không quá dốc thì các bạn nên chọn xe số để di chuyển, bởi xe số rất dễ sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu và phù hợp cho cả nam và nữ.
ên cạnh đó, với những cung đường xa hơn, dốc hơn, đặc biệt là các tỉnh miền núi thì một chiếc xe côn tay là khá phù hợp bởi xe đi rất khỏe và bốc hơn nhiều xe số. Ngoài ra, không nên sử dụng xe ga cho các chuyến đi xa, đường hiểm trở đi bởi xe khá tốn nhiên liệu và khó xử lý khi gặp sự cố.
Dù quảng đường về quê có xa hay gần thì việc bảo dưỡng xe máy của bạn trước khi di chuyển là rất cần thiết. Các bộ phận ưu tiên bảo dưỡng đầu tiên đó là phanh (trước, sau), cụm đèn xe (pha, hậu và xi nhan), lốp… bởi nó hoạt động nhiều nhất trong quá trình di chuyển của mình.
Cẩn thận chưa bao giờ là thừa, bạn nên trang bị cho mình những món đồ bảo hộ đề phòng những lúc không vay bị va quệt, ngã… Cụ thể, các món đồ bảo hộ cho cơ thể người cần thiết như mũ bảo hiểm kín mặt hoặc ít nhất là nửa đầu (tránh đội mũ bảo hiểm thời trang không đảm bảo chất lượng); giáp chân, tay; găng tay.
Với những chuyến đi xa cần có thêm khăn đa năng vừa giữ ấm, tránh bụi bẩn. Ngoài ra, với những chuyến đi xa có di chuyển vào buổi tối thì cần có áo phản quang để xe đi ngược chiều dễ nhìn thấy mình để tránh. Một số đồ y tế cần thiết kèm theo đó là oxy già, gạc, băng gâu, bông…để sơ cứu nếu bị té ngã.
Tùy theo quãng đường về quê của bạn mà xác định thời gian xuất phát cho hợp lý nhất, nên tính địa điểm nghỉ ngơi giữa chặng trước khi lên đường. Với thời tiết lạnh như miền Bắc hiện nay, bạn nên xuất phát vào khoảng thời gian từ 9h sáng để không khí ấm áp và dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, với những quảng đường dài tới 400 – 500km như từ Hà Nội về các tỉnh phía Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang… thì bắt buộc phải xuất phát từ khoảng 5h sáng để kịp về đến nhà khi còn sớm. Với những người quê ở xa, nên có một người bạn đồng hành để khi mệt có thể thay nhau lái xe.
Không nên vội vàng phóng nhanh vượt ẩu mà hãy đi với phong cách “phượt”, đi với tốc độ vừa phải, gặp địa điểm đẹp thì dừng lại nghỉ ngơi ngắm cảnh tránh mệt mỏi. Chúc các bạn có một chuyến về quê ăn Tết vui vẻ và an toàn bằng chiếc xe máy của mình.
Video: Kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy an toàn.