Tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... bộ môn đua drag sử dụng các loại xe máy underbone phân khối nhỏ, giá rẻ rất thịnh hành. Trong các loại xe, Honda Wave 110 cùng các phiên bản của nó thường được lôi ra "độ hết bài" do có giá rẻ và phụ tùng phong phú. Một chiếc Wave, hay bất kỳ mẫu xe nhỏ nào khác sau khi độ thành xe đua drag đều khác xa so với xe nguyên bản.Đầu tiên, toàn bộ dàn đầu của xe "zin" với chảng 3 chữ Y sẽ được tháo bỏ, thay vào đó là kết cấu phuộc gắn trực tiếp với chảng ba trên dưới như những chiếc xe côn tay nam. Do chỉ sử dụng ở cự ly ngắn 200, 400 hoặc 800 mét nên bình xăng của xe sẽ được tối giản, có dung tích nhỏ chỉ để đủ cho vài lần chạy và thường đặt ở phần đầu.Để chiếc xe có lực cản không khí nhỏ nhất, bề rộng của bánh xe đã được thu hẹp tối đa bằng cách sử dụng vành nhôm và lốp bản mỏng. Hệ thống phanh của những chiếc xe môtô đua drag cũng thường được nâng cấp ở phía trước với heo phanh có lực ép khỏe hơn.Cũng với mục tiêu hạn chế cản gió, đồng thời giảm trọng lượng một cách tối đa, những chiếc xe underbone độ drag thường bị bỏ đi hoàn toàn thân vỏ, chỉ còn "trơ khung" cùng động cơ. Tay lái clip-on cũng được gập sát xuống, buộc người lái phải ngồi trong tư thế "núp gió".Dựa trên động cơ nguyên bản của những chiếc xe số phổ biến như Honda Wave, Dream, Yamaha Jupiter, Sirius..., nhưng máy của những chiếc xe đua drag chuyên nghiệp qua bàn tay của các lò độ đã có công suất và dung tích lớn hơn rất nhiều so với xe nguyên bản, và đặt khả năng bứt tốc mạnh mẽ lên trước độ bền.Cách độ và "canh máy" thế nào lại là một bí mật của mỗi lò độ; tuy nhiên về cơ bản những chiếc xe này thường được đôn dên (tăng độ dài tay biên), xoáy nòng (gọt bớt lòng xi-lanh để lắp piston lớn hơn), xổ trái (thay piston lớn; thường có đường kính 54, 58, 62...), làm lại cam cò cùng dàn lửa (hệ thống đánh lửa) và lắp chế hòa khí họng lớn kèm lọc gió độ.Do dàn nhựa đã được loại bỏ hết nên những chiếc yên bình thường cũng không còn chỗ trên xe đua drag chuyên nghiệp. Thay vào đó, người lái chỉ còn ngồi lên trên những chiếc "yên" là một lớp đệm mút mỏng dán trên một tấm nhôm hay mica để giảm trọng lượng xuống tối đa.Từng gam trọng lượng giảm bớt đều có ý nghĩa trên đường đua, chính vì vậy dân độ còn tìm cách cắt giảm trọng lượng bằng những cách không ngờ tới như gọt bớt gắp sau. So với bánh trước, hệ thống phanh ở bánh sau ít được quan tâm hơn và thường vẫn sử dụng phanh đùm.Sau khi độ lại thành một chiếc xe đua drag chuyên nghiệp, những chiếc xe số phổ thông có thể dễ dàng đạt tốc độ 150 km/h trên đường đua drag. Chi phí cho một chiếc xe cũng không rẻ, thậm chí có thể lên tới hàng trăm triệu do các "lò độ" phải liên tục nghiên cứu và thử nghiệm để cho ra "bài độ" giúp họ cùng tay đua có ưu thế nhất khi "so đấu".
Tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia... bộ môn đua drag sử dụng các loại xe máy underbone phân khối nhỏ, giá rẻ rất thịnh hành. Trong các loại xe, Honda Wave 110 cùng các phiên bản của nó thường được lôi ra "độ hết bài" do có giá rẻ và phụ tùng phong phú. Một chiếc Wave, hay bất kỳ mẫu xe nhỏ nào khác sau khi độ thành xe đua drag đều khác xa so với xe nguyên bản.
Đầu tiên, toàn bộ dàn đầu của xe "zin" với chảng 3 chữ Y sẽ được tháo bỏ, thay vào đó là kết cấu phuộc gắn trực tiếp với chảng ba trên dưới như những chiếc xe côn tay nam. Do chỉ sử dụng ở cự ly ngắn 200, 400 hoặc 800 mét nên bình xăng của xe sẽ được tối giản, có dung tích nhỏ chỉ để đủ cho vài lần chạy và thường đặt ở phần đầu.
Để chiếc xe có lực cản không khí nhỏ nhất, bề rộng của bánh xe đã được thu hẹp tối đa bằng cách sử dụng vành nhôm và lốp bản mỏng. Hệ thống phanh của những chiếc xe môtô đua drag cũng thường được nâng cấp ở phía trước với heo phanh có lực ép khỏe hơn.
Cũng với mục tiêu hạn chế cản gió, đồng thời giảm trọng lượng một cách tối đa, những chiếc xe underbone độ drag thường bị bỏ đi hoàn toàn thân vỏ, chỉ còn "trơ khung" cùng động cơ. Tay lái clip-on cũng được gập sát xuống, buộc người lái phải ngồi trong tư thế "núp gió".
Dựa trên động cơ nguyên bản của những chiếc xe số phổ biến như Honda Wave, Dream, Yamaha Jupiter, Sirius..., nhưng máy của những chiếc xe đua drag chuyên nghiệp qua bàn tay của các lò độ đã có công suất và dung tích lớn hơn rất nhiều so với xe nguyên bản, và đặt khả năng bứt tốc mạnh mẽ lên trước độ bền.
Cách độ và "canh máy" thế nào lại là một bí mật của mỗi lò độ; tuy nhiên về cơ bản những chiếc xe này thường được đôn dên (tăng độ dài tay biên), xoáy nòng (gọt bớt lòng xi-lanh để lắp piston lớn hơn), xổ trái (thay piston lớn; thường có đường kính 54, 58, 62...), làm lại cam cò cùng dàn lửa (hệ thống đánh lửa) và lắp chế hòa khí họng lớn kèm lọc gió độ.
Do dàn nhựa đã được loại bỏ hết nên những chiếc yên bình thường cũng không còn chỗ trên xe đua drag chuyên nghiệp. Thay vào đó, người lái chỉ còn ngồi lên trên những chiếc "yên" là một lớp đệm mút mỏng dán trên một tấm nhôm hay mica để giảm trọng lượng xuống tối đa.
Từng gam trọng lượng giảm bớt đều có ý nghĩa trên đường đua, chính vì vậy dân độ còn tìm cách cắt giảm trọng lượng bằng những cách không ngờ tới như gọt bớt gắp sau. So với bánh trước, hệ thống phanh ở bánh sau ít được quan tâm hơn và thường vẫn sử dụng phanh đùm.
Sau khi độ lại thành một chiếc xe đua drag chuyên nghiệp, những chiếc xe số phổ thông có thể dễ dàng đạt tốc độ 150 km/h trên đường đua drag. Chi phí cho một chiếc xe cũng không rẻ, thậm chí có thể lên tới hàng trăm triệu do các "lò độ" phải liên tục nghiên cứu và thử nghiệm để cho ra "bài độ" giúp họ cùng tay đua có ưu thế nhất khi "so đấu".