Tại triển lãm xe máy Việt Nam 2017, Honda đã dành riêng một khu vực trưng bày đặc biệt để "khoe" những mẫu xe số phổ thông đã trở thành "biểu tượng" của hãng ở nước ta. Trong dàn xe này có một chiếc Honda Super Cub 50 (hay còn được gọi là Cub 79 hay Cub "đầu vênh máy cánh"), đã được Honda Việt Nam phục chế lại như mới.Trải qua gần 60 năm, đã có nhiều thế hệ Honda Super Cub được ra đời. Tại Việt Nam, người dân đã quá quen thuộc với các đời Cub 78 "Dame", 79 "đầu vênh máy cánh" hay 81 "kim vàng giọt lệ". Nếu tính theo thế hệ, chiếc Cub 79 sẽ là thế hệ thứ 3 của dòng xe Super Cub, sau chiếc Super Cub C100 đầu tiên và Cub 78 "Dame".Có tên chính xác là Super Cub C50, C70 hoặc C90 tùy vào dung tích xi-lanh, trên thực tế Cub 79 đã được ra đời từ đầu thập niên 70. Do phải tới khoảng năm 1979, dòng xe này mới được nhập nhiều vào Việt Nam nên nó đã được dân Việt gọi là Cub 79 để phân biệt với các đời Super Cub trước đó.Trong khi đó, biệt danh "Đầu vênh máy cánh" lại bắt nguồn từ 2 đặc điểm chỉ có trên thế hệ này. Super Cub 79 được gọi là "Đầu vênh" do có tay lái cong lên từ vị trí đèn pha. Các đời Cub sau này có phần đầu to hơn và tay lái thẳng, không còn cong lên như Cub 79.Giống như các thế hệ Super Cub cổ điển khác, Honda Cub "đầu vênh máy cánh" cũng được trang bị phuộc trước "giò gà" đặc trưng, cùng với hệ thống phanh đùm. Xe được trang bị lốp trước cỡ 2.25 và vành nan 17 inch. Chiếc Cub 79 được Honda phục chế và trưng bày tại triển lãm sử dụng đúng loại lốp gai dọc cổ điển.Trên thế hệ Cub 79, Honda cũng thiết kế chiếc yếm của xe với kiểu dáng mềm mại, tròn trịa hơn hẳn so với các thế hệ sau nay. Thay vì ổ khóa đặt ở bên thân xe như Cub 78, Cub 79 đã chuyển vị trí ổ khóa sang bên cạnh yếm. Phải tới Cub 81, ổ khóa của xe mới được đặt ở trên cổ. Chiếc xe cũng có lọc gió được đặt gần cổ, giúp người dùng có thể dễ dàng tự tháo ra và vệ sinh,Đặc điểm thứ 2 đã tạo nên "hình tượng" cho Cub 79 đó là cặp bưởng máy có thêm các khe gió tạo thành hình chiếc cánh ở hai bên. Đây chính là nguồn gốc của từ "máy cánh" trong biệt danh "đầu vênh máy cánh" của chiếc xe. Giống như nhiều thế hệ Cub khác, phiên bản 50 cc của Honda Super Cub 79 được trang bị khối động cơ SOHC 2 van 1 xi-lanh làm mát bằng gió, với công suất tối đa khoảng 5 mã lực.Thường được sơn màu xanh lá "vỏ dưa" đặc trưng, tuy nhiên chiếc Cub 79 của Honda đã được sơn lại trong tông màu đồng để khiến chiếc xe nổi bật hơn dưới ánh đèn triển lãm VMCS 2017. Bộ tem ánh kim bắt mắt giữ nguyên thiết kế nguyên bản, trong khi yên xe đã được bọc lại với hoa văn hình hoa sặc sỡ.Do những chiếc Super Cub ở Việt Nam thường được nhập về từ Nhật - nơi các dòng xe số phổ thông thường được dùng để chở hàng và người dân không có thói quen đèo 2 với xe phân khối nhỏ, chính vì vậy chúng thường chỉ có baga sắt phía sau. Phần baga của chiếc xe này đã được mạ lại bóng loáng, trong khi các chóa đèn phía sau được thay mới.Một trong những đặc trưng của những chiếc Super Cub phong cách cổ điển là pô "quả nhót" với tiếng kêu đanh cũng đã được Honda Việt Nam thay mới. Giống như bánh trước, bánh sau của Cub cũng được trang bị phanh đùm và vành đường kính 17 inch. Tuy nhiên lốp sau của xe đã được nâng lên bản 2,5 inch.Sau khi được phục chế lại hoàn toàn bởi Honda Việt Nam, chiếc Super Cub 50 "đầu vênh máy cánh" không chỉ về trạng thái mới như "đập thùng", mà còn trông ấn tượng hơn so với xe nguyên bản nhờ các chi tiết mạ bóng loáng, màu sơn cùng yên xe đẹp mắt hơn.
Tại triển lãm xe máy Việt Nam 2017, Honda đã dành riêng một khu vực trưng bày đặc biệt để "khoe" những mẫu xe số phổ thông đã trở thành "biểu tượng" của hãng ở nước ta. Trong dàn xe này có một chiếc Honda Super Cub 50 (hay còn được gọi là Cub 79 hay Cub "đầu vênh máy cánh"), đã được Honda Việt Nam phục chế lại như mới.
Trải qua gần 60 năm, đã có nhiều thế hệ Honda Super Cub được ra đời. Tại Việt Nam, người dân đã quá quen thuộc với các đời Cub 78 "Dame", 79 "đầu vênh máy cánh" hay 81 "kim vàng giọt lệ". Nếu tính theo thế hệ, chiếc Cub 79 sẽ là thế hệ thứ 3 của dòng xe Super Cub, sau chiếc Super Cub C100 đầu tiên và Cub 78 "Dame".
Có tên chính xác là Super Cub C50, C70 hoặc C90 tùy vào dung tích xi-lanh, trên thực tế Cub 79 đã được ra đời từ đầu thập niên 70. Do phải tới khoảng năm 1979, dòng xe này mới được nhập nhiều vào Việt Nam nên nó đã được dân Việt gọi là Cub 79 để phân biệt với các đời Super Cub trước đó.
Trong khi đó, biệt danh "Đầu vênh máy cánh" lại bắt nguồn từ 2 đặc điểm chỉ có trên thế hệ này. Super Cub 79 được gọi là "Đầu vênh" do có tay lái cong lên từ vị trí đèn pha. Các đời Cub sau này có phần đầu to hơn và tay lái thẳng, không còn cong lên như Cub 79.
Giống như các thế hệ Super Cub cổ điển khác, Honda Cub "đầu vênh máy cánh" cũng được trang bị phuộc trước "giò gà" đặc trưng, cùng với hệ thống phanh đùm. Xe được trang bị lốp trước cỡ 2.25 và vành nan 17 inch. Chiếc Cub 79 được Honda phục chế và trưng bày tại triển lãm sử dụng đúng loại lốp gai dọc cổ điển.
Trên thế hệ Cub 79, Honda cũng thiết kế chiếc yếm của xe với kiểu dáng mềm mại, tròn trịa hơn hẳn so với các thế hệ sau nay. Thay vì ổ khóa đặt ở bên thân xe như Cub 78, Cub 79 đã chuyển vị trí ổ khóa sang bên cạnh yếm. Phải tới Cub 81, ổ khóa của xe mới được đặt ở trên cổ. Chiếc xe cũng có lọc gió được đặt gần cổ, giúp người dùng có thể dễ dàng tự tháo ra và vệ sinh,
Đặc điểm thứ 2 đã tạo nên "hình tượng" cho Cub 79 đó là cặp bưởng máy có thêm các khe gió tạo thành hình chiếc cánh ở hai bên. Đây chính là nguồn gốc của từ "máy cánh" trong biệt danh "đầu vênh máy cánh" của chiếc xe. Giống như nhiều thế hệ Cub khác, phiên bản 50 cc của Honda Super Cub 79 được trang bị khối động cơ SOHC 2 van 1 xi-lanh làm mát bằng gió, với công suất tối đa khoảng 5 mã lực.
Thường được sơn màu xanh lá "vỏ dưa" đặc trưng, tuy nhiên chiếc Cub 79 của Honda đã được sơn lại trong tông màu đồng để khiến chiếc xe nổi bật hơn dưới ánh đèn triển lãm VMCS 2017. Bộ tem ánh kim bắt mắt giữ nguyên thiết kế nguyên bản, trong khi yên xe đã được bọc lại với hoa văn hình hoa sặc sỡ.
Do những chiếc Super Cub ở Việt Nam thường được nhập về từ Nhật - nơi các dòng xe số phổ thông thường được dùng để chở hàng và người dân không có thói quen đèo 2 với xe phân khối nhỏ, chính vì vậy chúng thường chỉ có baga sắt phía sau. Phần baga của chiếc xe này đã được mạ lại bóng loáng, trong khi các chóa đèn phía sau được thay mới.
Một trong những đặc trưng của những chiếc Super Cub phong cách cổ điển là pô "quả nhót" với tiếng kêu đanh cũng đã được Honda Việt Nam thay mới. Giống như bánh trước, bánh sau của Cub cũng được trang bị phanh đùm và vành đường kính 17 inch. Tuy nhiên lốp sau của xe đã được nâng lên bản 2,5 inch.
Sau khi được phục chế lại hoàn toàn bởi Honda Việt Nam, chiếc Super Cub 50 "đầu vênh máy cánh" không chỉ về trạng thái mới như "đập thùng", mà còn trông ấn tượng hơn so với xe nguyên bản nhờ các chi tiết mạ bóng loáng, màu sơn cùng yên xe đẹp mắt hơn.