Mẫu Honda Clarity 2016 chạy bằng nhiên liệu hydro tại Nhật Bản vừa được ra mắt vào ngày 10/3 vừa qua sẽ thách thức dòng xe Mirai của người "đồng hương" - hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới Toyota.Từ một nguyên mẫu được thiết kế dạng ý tưởng vào năm 2008, Honda đã chính thức cho ra lò mẫu Clarity mới có khả năng sử dụng khí hydro chuyển thành năng lượng điện.Theo hãng Honda, chiếc ôtô "xanh" Clarity 5 chỗ ngồi này có thể chạy liên tục khoảng 750 km, dài hơn so với quãng đường 650km của chiếc Mirai 4 chỗ - dòng xe ôtô đầu tiên chạy bằng pin nhiên liệu hydro được sản xuất hàng loạt trên thế giới của đối thủ Toyota.Về nguyên lý hoạt động, Calrity trang bị một động cơ điện cùng với một bình chứa nhiên liệu hydro. Khi xe chạy khí oxy sẽ được hút vào trong bình chứa hydro, dưới tác dụng của lực nén sẽ tạo ra điện và nước.Nguồn điện này sẽ nạp vào gói pin lithium-ion, tiếp tục cung cấp năng lượng điện cho xe đẩy các bánh trước di chuyển. Đặc biệt, bình nhiên liệu hydro của Clarity có thể được nạp đầy chỉ trong 3 phút.Đại diện Honda cho biết ban đầu hãng sẽ cho các doanh nghiệp cũng như tổ chức chính phủ thuê và đặt mục tiêu khoảng 200 chiếc trong năm đầu tiên tung ra thị trường với giá 7,66 triệu yen (tương đương 67.000 USD) tại Nhật Bản.Chủ tịch hãng xe Honda - ông Takahiro Hachigo bày tỏ tin tưởng rằng các xe chạy bằng pin nhiên liệu có tiềm năng trở thành giải pháp thay thế cho các phương tiện chạy bằng xăng dầu, xét khía cạnh linh hoạt cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.Được xem là phương tiện hứa hẹn nhất trong tương lai chạy bằng nhiên liệu xanh, các dòng xe sử dụng pin nhiên liệu này chạy bằng điện năng sản sinh ra từ phản ứng hóa học giữa khí hydro và ôxy, chất thải trong quá trình chạy xe chỉ là nước.Hướng tới Thế vận hội Olympic và Paralympic 2020, Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy chương trình “xã hội hydro,” khuyến khích người dân sử dụng năng lượng xanh, đặc biệt sau khi xảy ra trận động đất và sóng thần kéo theo thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima số 1 năm 2011.Tuy nhiên, các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu vẫn còn đắt đỏ, trong khi giới chuyên gia nhận định xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có các trạm tiếp nhiên liệu hydro, là một thách thức không nhỏ.
Mẫu Honda Clarity 2016 chạy bằng nhiên liệu hydro tại Nhật Bản vừa được ra mắt vào ngày 10/3 vừa qua sẽ thách thức dòng xe Mirai của người "đồng hương" - hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới Toyota.
Từ một nguyên mẫu được thiết kế dạng ý tưởng vào năm 2008, Honda đã chính thức cho ra lò mẫu Clarity mới có khả năng sử dụng khí hydro chuyển thành năng lượng điện.
Theo hãng Honda, chiếc ôtô "xanh" Clarity 5 chỗ ngồi này có thể chạy liên tục khoảng 750 km, dài hơn so với quãng đường 650km của chiếc Mirai 4 chỗ - dòng xe ôtô đầu tiên chạy bằng pin nhiên liệu hydro được sản xuất hàng loạt trên thế giới của đối thủ Toyota.
Về nguyên lý hoạt động, Calrity trang bị một động cơ điện cùng với một bình chứa nhiên liệu hydro. Khi xe chạy khí oxy sẽ được hút vào trong bình chứa hydro, dưới tác dụng của lực nén sẽ tạo ra điện và nước.
Nguồn điện này sẽ nạp vào gói pin lithium-ion, tiếp tục cung cấp năng lượng điện cho xe đẩy các bánh trước di chuyển. Đặc biệt, bình nhiên liệu hydro của Clarity có thể được nạp đầy chỉ trong 3 phút.
Đại diện Honda cho biết ban đầu hãng sẽ cho các doanh nghiệp cũng như tổ chức chính phủ thuê và đặt mục tiêu khoảng 200 chiếc trong năm đầu tiên tung ra thị trường với giá 7,66 triệu yen (tương đương 67.000 USD) tại Nhật Bản.
Chủ tịch hãng xe Honda - ông Takahiro Hachigo bày tỏ tin tưởng rằng các xe chạy bằng pin nhiên liệu có tiềm năng trở thành giải pháp thay thế cho các phương tiện chạy bằng xăng dầu, xét khía cạnh linh hoạt cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.
Được xem là phương tiện hứa hẹn nhất trong tương lai chạy bằng nhiên liệu xanh, các dòng xe sử dụng pin nhiên liệu này chạy bằng điện năng sản sinh ra từ phản ứng hóa học giữa khí hydro và ôxy, chất thải trong quá trình chạy xe chỉ là nước.
Hướng tới Thế vận hội Olympic và Paralympic 2020, Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy chương trình “xã hội hydro,” khuyến khích người dân sử dụng năng lượng xanh, đặc biệt sau khi xảy ra trận động đất và sóng thần kéo theo thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima số 1 năm 2011.
Tuy nhiên, các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu vẫn còn đắt đỏ, trong khi giới chuyên gia nhận định xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có các trạm tiếp nhiên liệu hydro, là một thách thức không nhỏ.