Có vẻ như trong năm 2016, Bentley Mulsanne Speed đang trở thành dòng xe siêu sang được các "đại gia" Việt ưa chuộng khi từ cuối năm 2016 tới nay, những chiếc xe này đã liên tục được nhập về Việt Nam. Vừa qua, một cặp đôi Bentley Mulsanne Speed với màu "độc" là cam và xanh đậm cũng đã vừa về tới chi cục hải quan Bắc Hà Nội.Đây là cặp đôi Bentley Mulsanne Speed thứ 2 về tới Việt Nam trong vòng 1 tuần. Trước đó vào cuối tuần trước, một cặp Mulsanne Speed khác có màu đen và trắng cũng đã về tới cảng VICT ở Sài Gòn ngay trước thời điểm thay đổi cách tính thuế TTDB.Cặp đôi Mulsanne Speed mới về Hà Nội là chiếc thứ 5 và thứ 6 xuất hiện tại Việt Nam. Vào cuối năm ngoái, chiếc đầu tiên màu xám lông chuột đã được nhập chính hãng về Việt Nam và giao cho một đại gia có tên Thanh Long. Sau đó vào cuối tháng 4 vừa qua, chiếc thứ 2 với màu xanh dương cực "độc" đã được một cửa hàng nhập khẩu xe tư nhân đưa về.Từ ốp biển số chiếc xe màu xanh đậm mới được nhập về Hà Nội, có thể thấy rằng nó đã được nhập theo dạng xe đã qua sử dụng từ quận Cam (Orange County) ở California, Mỹ và không phải là xe nhập chính hãng bởi Bentley tại Việt Nam. Hiện vẫn chưa rõ chiếc xe màu cam đã được nhập từ đâu.Ra mắt lần đầu vào tháng 9 năm ngoái, Bentley Mulsanne Speed là phiên bản hiệu năng cao hơn của dòng xe siêu sang Mulsanne cao cấp nhất, cạnh tranh trực tiếp với Rolls-Royce Ghost. Để không "phá dáng" thanh lịch của chiếc xe, Bentley đã chỉ thay đổi rất nhỏ một số chi tiết ngoại thất trên Mulsanne Speed.Trong đó, cặp đèn pha kép của Mulsanne Speed vẫn có thiết kế như trên phiên bản thường, tuy nhiên sử dụng chóa có màu khói thay vì mạ bóng như Mulsanne.Lưới tản nhiệt thép phía trước xe đã có sự thay đổi nhẹ với vân hình vảy cá đẹp mắt và có thể thay đổi nhẹ dựa vào góc nhìn.Phía trước nắp ca-pô là biểu tượng (mascot) hình chữ B có cánh "Flying B" nổi tiếng của Bentley với khả năng thụt vào trong khung lưới tản nhiệt của xe.Nhìn từ hai bên thân xe, chi tiết rõ rệt nhất để có thể nhận ra Mulsanne Speed là bộ mâm mới bằng nhôm nguyên khối với kích thước 21 inch.Điểm đặc biệt của bộ mâm này là thiết kế 5 cánh xoắn nhẹ theo 2 chiều khác nhau, phụ thuộc vào bên phải hay trái thân xe. Như vậy, mỗi bên thân xe sẽ có một cặp mâm với một chút khác biệt. Ở hình trên là mâm phía bên trái thân xe, với các cánh xoắn ngược chiều kim đồng hồ.Cũng giống như ngoại thất, nội thất siêu sang của Mulsanne Speed có các chi tiết thiết kế giống như bản Mulsanne thường, chỉ có một chút khác biệt về cách hoàn thiện các chi tiết và chất liệu sử dụng. Pedal thể thao có dập lỗ khiến Mulsanne Speed khác biệt so với bản thường.Khách hàng có thể lựa chọn giữa 6 cách phối màu, 24 màu nội thất và 10 loại vật liệu ốp khác nhau, trong đó có ốp sợi carbon mới xuất hiện trên phiên bản này. So với bản thường, Mulsanne Speed sở hữu các ghế ngồi chần chỉ vân kim cương và thêu logo trên mỗi gối tựa đầu.Do được trang bị động cơ 6,75l tăng áp kép V8 530 mã lực/1100 Nm, siêu xe sang Bentley Mulsanne Speed sẽ bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt cực nặng sau ngày 1/7/2016, lên tới 150% thay vì chỉ 60% như trước ngày 1/7/2016.
Có vẻ như trong năm 2016, Bentley Mulsanne Speed đang trở thành dòng xe siêu sang được các "đại gia" Việt ưa chuộng khi từ cuối năm 2016 tới nay, những chiếc xe này đã liên tục được nhập về Việt Nam. Vừa qua, một cặp đôi Bentley Mulsanne Speed với màu "độc" là cam và xanh đậm cũng đã vừa về tới chi cục hải quan Bắc Hà Nội.
Đây là cặp đôi Bentley Mulsanne Speed thứ 2 về tới Việt Nam trong vòng 1 tuần. Trước đó vào cuối tuần trước, một cặp Mulsanne Speed khác có màu đen và trắng cũng đã về tới cảng VICT ở Sài Gòn ngay trước thời điểm thay đổi cách tính thuế TTDB.
Cặp đôi Mulsanne Speed mới về Hà Nội là chiếc thứ 5 và thứ 6 xuất hiện tại Việt Nam. Vào cuối năm ngoái, chiếc đầu tiên màu xám lông chuột đã được nhập chính hãng về Việt Nam và giao cho một đại gia có tên Thanh Long. Sau đó vào cuối tháng 4 vừa qua, chiếc thứ 2 với màu xanh dương cực "độc" đã được một cửa hàng nhập khẩu xe tư nhân đưa về.
Từ ốp biển số chiếc xe màu xanh đậm mới được nhập về Hà Nội, có thể thấy rằng nó đã được nhập theo dạng xe đã qua sử dụng từ quận Cam (Orange County) ở California, Mỹ và không phải là xe nhập chính hãng bởi Bentley tại Việt Nam. Hiện vẫn chưa rõ chiếc xe màu cam đã được nhập từ đâu.
Ra mắt lần đầu vào tháng 9 năm ngoái, Bentley Mulsanne Speed là phiên bản hiệu năng cao hơn của dòng xe siêu sang Mulsanne cao cấp nhất, cạnh tranh trực tiếp với Rolls-Royce Ghost. Để không "phá dáng" thanh lịch của chiếc xe, Bentley đã chỉ thay đổi rất nhỏ một số chi tiết ngoại thất trên Mulsanne Speed.
Trong đó, cặp đèn pha kép của Mulsanne Speed vẫn có thiết kế như trên phiên bản thường, tuy nhiên sử dụng chóa có màu khói thay vì mạ bóng như Mulsanne.
Lưới tản nhiệt thép phía trước xe đã có sự thay đổi nhẹ với vân hình vảy cá đẹp mắt và có thể thay đổi nhẹ dựa vào góc nhìn.
Phía trước nắp ca-pô là biểu tượng (mascot) hình chữ B có cánh "Flying B" nổi tiếng của Bentley với khả năng thụt vào trong khung lưới tản nhiệt của xe.
Nhìn từ hai bên thân xe, chi tiết rõ rệt nhất để có thể nhận ra Mulsanne Speed là bộ mâm mới bằng nhôm nguyên khối với kích thước 21 inch.
Điểm đặc biệt của bộ mâm này là thiết kế 5 cánh xoắn nhẹ theo 2 chiều khác nhau, phụ thuộc vào bên phải hay trái thân xe. Như vậy, mỗi bên thân xe sẽ có một cặp mâm với một chút khác biệt. Ở hình trên là mâm phía bên trái thân xe, với các cánh xoắn ngược chiều kim đồng hồ.
Cũng giống như ngoại thất, nội thất siêu sang của Mulsanne Speed có các chi tiết thiết kế giống như bản Mulsanne thường, chỉ có một chút khác biệt về cách hoàn thiện các chi tiết và chất liệu sử dụng. Pedal thể thao có dập lỗ khiến Mulsanne Speed khác biệt so với bản thường.
Khách hàng có thể lựa chọn giữa 6 cách phối màu, 24 màu nội thất và 10 loại vật liệu ốp khác nhau, trong đó có ốp sợi carbon mới xuất hiện trên phiên bản này. So với bản thường, Mulsanne Speed sở hữu các ghế ngồi chần chỉ vân kim cương và thêu logo trên mỗi gối tựa đầu.
Do được trang bị động cơ 6,75l tăng áp kép V8 530 mã lực/1100 Nm, siêu xe sang Bentley Mulsanne Speed sẽ bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt cực nặng sau ngày 1/7/2016, lên tới 150% thay vì chỉ 60% như trước ngày 1/7/2016.