Xuất hiện đầu tiên dưới dạng xe ý tưởng (concept) tại triển lãm Detroit Auto Show năm 2006, Aston Martin Rapide được chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2010. Đây là mẫu siêu xe 4 cửa thứ 2 của Aston Martin, sau dòng Lagonda trong thập niên 70.Ngay từ cái nhìn đầu tiên, những người yêu xe có thể ngay lập tức nhận ra "gốc gác" của Rapide là từ dòng coupe DB9 nổi tiếng của hãng xe Aston Martin. Không chỉ có thiết kế rất giống nhau, Rapide còn chia sẻ chung nền tảng chassis VH với DB9.Đương nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của Rapide so với DB9 đó là độ dài trục cơ sở của chiếc xe đã được tăng lên, đồng thời xe có thêm 2 cửa sau. Dù dài hơn DB9, nhưng Aston Martin vẫn thiết kế Rapide theo phong cách cổ điển thanh lịch truyền thống của hãng, khiến chiếc xe trở nên cực kỳ thanh thoát khi nhìn từ hai bên thân.Với màu xám nòng súng, chiếc Rapide này tại Sài Gòn có vẻ đẹp lạnh lùng như những siêu xe Aston Martin của điệp viên 007 James Bond trong phim. Ngoài ra, cặp vành 10 cánh kép nguyên bản của xe cũng đã được chủ nhân sơn lại với màu đen "ngầu" hơn.Không chỉ có ngoại hình với phần đầu và đuôi tương tự như DB9, ngay khi mở những cửa trước của Rapide ra, những ai đã từng cầm lái DB9 chắc chắn sẽ nhận ra bảng táp-lô với thiết kế quen thuộc. Những vật liệu được Aston Martin sử dụng để trang bị cho nội thất của Rapide cũng không có gì phải phàn nàn với da thật và da lộn cao cấp bọc kín các ghế ngồi cùng trần xe, ốp gỗ óc chó tự nhiên, các chi tiết kim loại đánh bóng...Dựa trên chiếc DB9 đã ra đời từ khá lâu và bản thân cũng tồn tại trên thị trường tới nay đã được 6 năm, Rapide có lối thiết kế khá giản dị bên trong nội thất và không có vẻ hiện đại bằng những thế hệ xe mới nhất ngày nay. Mặc dù vậy, chiếc xe cũng khá "tân thời" với hệ thống thông tin giải trí có màn hình "thò thụt", giấu ở phía trên táp-lô.Một điểm khá lý thú xuất hiện trên Rapide nói riêng và những chiếc Aston Martin nói chung là nút bấm khởi động kiêm ổ khóa của xe với tên "thiết bị kiểm soát cảm xúc" (Emotional Control Unit), chìa khóa của Rapide có một khối sapphire khắc chìm logo của hãng ở trên đỉnh. Cắm chìa vào ổ, chiếc chìa này sẽ kiêm luôn là nút khởi động chiếc xe ở trên bảng táp lô.Giống như nhiều mẫu xe sang nổi tiếng trên Thế giới, Rapide cũng đi kèm với hệ thống loa hi-end công suất 1000W của hãng Bang & Olufsen nổi tiếng, đem tới trải nghiệm âm thanh đỉnh cao cho những người ngồi bên trong cabin xe.Bệ trung tâm của Rapide chạy hết chiều dài nội thất xe, chia cabin thành 2 hàng ghế riêng biệt. Ở bệ trung tâm phía sau, Aston Martin đã bố trí một bảng điều khiển nhỏ, trong khi trước mặt các hành khách ở băng sau là hệ thống giải trí độc lập với các màn hình gắn trên tựa đầu gối trước của chiếc xe.Bản thân các ghế ngồi sau của Rapide cũng được thiết kế một cách thể thao, khiến cho những hành khách ngồi ở hàng ghế này có thể được trải nghiệm cảm giác mạnh mẽ và thể thao như những người ngồi ở ghế trước. Tuy nhiên do có vòm mui cong dạng coupe, khoảng trống cho đầu hành khách ngồi sau trên Rapide khá thấp.Giống như DB9, nằm dưới nắp ca-pô của Rapide là khối động cơ V12 nạp khí tự nhiên 6.0l với công suất tối đa 470 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại 601 Nm. Động cơ này được kết hợp cùng hộp số tự động Touchtronic 6 cấp và hệ dẫn động cầu sau.Dù là một mẫu siêu xe sang 4 cửa nhưng Rapide vẫn có khả năng vận hành tương đương nhiều siêu xe và xe thể thao với thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 5,3 giây và tốc độ tối đa 303 km/h.Tại thị trường Việt Nam, Rapide là một dòng xe có số lượng khá ít và đều được nhập về bởi các cửa hàng tư nhân hay xe của người nước ngoài. Do đã được nhập vào Việt Nam từ khá lâu, hiện những chiếc Rapide thường có giá khoảng hơn 5 tỷ nếu được các "đại gia" bán lại.
Xuất hiện đầu tiên dưới dạng xe ý tưởng (concept) tại triển lãm Detroit Auto Show năm 2006, Aston Martin Rapide được chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2010. Đây là mẫu siêu xe 4 cửa thứ 2 của Aston Martin, sau dòng Lagonda trong thập niên 70.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, những người yêu xe có thể ngay lập tức nhận ra "gốc gác" của Rapide là từ dòng coupe DB9 nổi tiếng của hãng xe Aston Martin. Không chỉ có thiết kế rất giống nhau, Rapide còn chia sẻ chung nền tảng chassis VH với DB9.
Đương nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của Rapide so với DB9 đó là độ dài trục cơ sở của chiếc xe đã được tăng lên, đồng thời xe có thêm 2 cửa sau. Dù dài hơn DB9, nhưng Aston Martin vẫn thiết kế Rapide theo phong cách cổ điển thanh lịch truyền thống của hãng, khiến chiếc xe trở nên cực kỳ thanh thoát khi nhìn từ hai bên thân.
Với màu xám nòng súng, chiếc Rapide này tại Sài Gòn có vẻ đẹp lạnh lùng như những siêu xe Aston Martin của điệp viên 007 James Bond trong phim. Ngoài ra, cặp vành 10 cánh kép nguyên bản của xe cũng đã được chủ nhân sơn lại với màu đen "ngầu" hơn.
Không chỉ có ngoại hình với phần đầu và đuôi tương tự như DB9, ngay khi mở những cửa trước của Rapide ra, những ai đã từng cầm lái DB9 chắc chắn sẽ nhận ra bảng táp-lô với thiết kế quen thuộc. Những vật liệu được Aston Martin sử dụng để trang bị cho nội thất của Rapide cũng không có gì phải phàn nàn với da thật và da lộn cao cấp bọc kín các ghế ngồi cùng trần xe, ốp gỗ óc chó tự nhiên, các chi tiết kim loại đánh bóng...
Dựa trên chiếc DB9 đã ra đời từ khá lâu và bản thân cũng tồn tại trên thị trường tới nay đã được 6 năm, Rapide có lối thiết kế khá giản dị bên trong nội thất và không có vẻ hiện đại bằng những thế hệ xe mới nhất ngày nay. Mặc dù vậy, chiếc xe cũng khá "tân thời" với hệ thống thông tin giải trí có màn hình "thò thụt", giấu ở phía trên táp-lô.
Một điểm khá lý thú xuất hiện trên Rapide nói riêng và những chiếc Aston Martin nói chung là nút bấm khởi động kiêm ổ khóa của xe với tên "thiết bị kiểm soát cảm xúc" (Emotional Control Unit), chìa khóa của Rapide có một khối sapphire khắc chìm logo của hãng ở trên đỉnh. Cắm chìa vào ổ, chiếc chìa này sẽ kiêm luôn là nút khởi động chiếc xe ở trên bảng táp lô.
Giống như nhiều mẫu xe sang nổi tiếng trên Thế giới, Rapide cũng đi kèm với hệ thống loa hi-end công suất 1000W của hãng Bang & Olufsen nổi tiếng, đem tới trải nghiệm âm thanh đỉnh cao cho những người ngồi bên trong cabin xe.
Bệ trung tâm của Rapide chạy hết chiều dài nội thất xe, chia cabin thành 2 hàng ghế riêng biệt. Ở bệ trung tâm phía sau, Aston Martin đã bố trí một bảng điều khiển nhỏ, trong khi trước mặt các hành khách ở băng sau là hệ thống giải trí độc lập với các màn hình gắn trên tựa đầu gối trước của chiếc xe.
Bản thân các ghế ngồi sau của Rapide cũng được thiết kế một cách thể thao, khiến cho những hành khách ngồi ở hàng ghế này có thể được trải nghiệm cảm giác mạnh mẽ và thể thao như những người ngồi ở ghế trước. Tuy nhiên do có vòm mui cong dạng coupe, khoảng trống cho đầu hành khách ngồi sau trên Rapide khá thấp.
Giống như DB9, nằm dưới nắp ca-pô của Rapide là khối động cơ V12 nạp khí tự nhiên 6.0l với công suất tối đa 470 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại 601 Nm. Động cơ này được kết hợp cùng hộp số tự động Touchtronic 6 cấp và hệ dẫn động cầu sau.
Dù là một mẫu siêu xe sang 4 cửa nhưng Rapide vẫn có khả năng vận hành tương đương nhiều siêu xe và xe thể thao với thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 5,3 giây và tốc độ tối đa 303 km/h.
Tại thị trường Việt Nam, Rapide là một dòng xe có số lượng khá ít và đều được nhập về bởi các cửa hàng tư nhân hay xe của người nước ngoài. Do đã được nhập vào Việt Nam từ khá lâu, hiện những chiếc Rapide thường có giá khoảng hơn 5 tỷ nếu được các "đại gia" bán lại.