Trong suốt hơn một tháng qua, biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn kể từ sau khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Myanmar Win Myint, hôm 1/2 . Ảnh: Reuters.Quân đội Myanmar đã tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Động thái này châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar trong suốt hơn một tháng qua và vẫn chưa dừng lại. Ảnh: Reuters.Đụng độ giữa lực lượng Quân đội Myanmar và người biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã xảy ra và khiến nhiều người thương vong. Gần đây nhất, ngày 3/3, ít nhất 18 người biểu tình ở Myanmar thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này, theo Reuters. Ảnh: AP.Trước đó, ít nhất 21 người tham gia cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình tại nhiều địa điểm ở Myanmar trong ngày 28/2 đã thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát. Ngoài ra, hàng chục người khác bị thương. Ảnh: Reuters.Trước cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar, nhiều nước trên thế giới đã áp trừng phạt nhắm vào Quân đội Myanmar với hy vọng chấm dứt tình trạng bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh: Reuters.Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/3 cảnh báo chính quyền quân sự Myanmar rằng Washington sẽ có thêm hành động nếu các lực lượng an ninh Myanmar tiếp tục gây thương vong cho những người không có vũ trang. Ảnh: Reuters.Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các giải pháp này mang lại hiệu quả hạn chế. Ảnh: Một cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: Reuters.Tiến sĩ Ted Gover, chuyên gia về chính sách đối ngoại và là Giám đốc Chương trình Quản trị cho người Mỹ bản địa thuộc Đại học Claremont Graduate ở California, cho rằng để có thể chấm dứt tình trạng bất ổn hiện nay của Myanmar, một là làn sóng biểu tình tự chấm dứt hoặc quân đội sẽ đàm phán một thỏa thuận nào đó với người biểu tình. Tuy nhiên, hai khả năng này hiện khó có thể xảy ra. Ảnh: AP.Dù vậy, trong phát biểu được Bộ Ngoại giao Malaysia công bố ngày 2/3, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (ảnh) nhấn mạnh đối thoại giữa Quân đội Myanmar và phe bà Aung San Suu Kyi là con đường khả thi nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ảnh: BAR.Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein đã đưa ra các đề xuất để ASEAN và Myanmar cùng xem xét, như lập ra một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm về bầu cử giúp Myanmar thu hẹp bất đồng về cuộc tổng tuyển cử vừa qua hay thiết lập cơ chế đối thoại ba bên giữa ASEAN, Myanmar và cường quốc bên ngoài khu vực. Ảnh: MM.ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm đưa Myanmar trở về trạng thái bình thường và ổn định. Ảnh: Reuters.Được biết, ngày 2/3, Ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) đã ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bạo lực và khởi động đối thoại về một giải pháp hoà bình ở Myanmar. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: AP.“Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động bạo lực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải vì lợi ích của người dân. ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng”, tuyên bố chung nhấn mạnh. Ảnh: Biểu tình tại Yangon, Myanmar, hôm 28/2. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Trong suốt hơn một tháng qua, biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở Myanmar vẫn tiếp diễn kể từ sau khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Myanmar Win Myint, hôm 1/2 . Ảnh: Reuters.
Quân đội Myanmar đã tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Động thái này châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar trong suốt hơn một tháng qua và vẫn chưa dừng lại. Ảnh: Reuters.
Đụng độ giữa lực lượng Quân đội Myanmar và người biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã xảy ra và khiến nhiều người thương vong. Gần đây nhất, ngày 3/3, ít nhất 18 người biểu tình ở Myanmar thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này, theo Reuters. Ảnh: AP.
Trước đó, ít nhất 21 người tham gia cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình tại nhiều địa điểm ở Myanmar trong ngày 28/2 đã thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát. Ngoài ra, hàng chục người khác bị thương. Ảnh: Reuters.
Trước cuộc khủng hoảng hiện nay ở Myanmar, nhiều nước trên thế giới đã áp trừng phạt nhắm vào Quân đội Myanmar với hy vọng chấm dứt tình trạng bất ổn ở quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/3 cảnh báo chính quyền quân sự Myanmar rằng Washington sẽ có thêm hành động nếu các lực lượng an ninh Myanmar tiếp tục gây thương vong cho những người không có vũ trang. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các giải pháp này mang lại hiệu quả hạn chế. Ảnh: Một cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: Reuters.
Tiến sĩ Ted Gover, chuyên gia về chính sách đối ngoại và là Giám đốc Chương trình Quản trị cho người Mỹ bản địa thuộc Đại học Claremont Graduate ở California, cho rằng để có thể chấm dứt tình trạng bất ổn hiện nay của Myanmar, một là làn sóng biểu tình tự chấm dứt hoặc quân đội sẽ đàm phán một thỏa thuận nào đó với người biểu tình. Tuy nhiên, hai khả năng này hiện khó có thể xảy ra. Ảnh: AP.
Dù vậy, trong phát biểu được Bộ Ngoại giao Malaysia công bố ngày 2/3, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein (ảnh) nhấn mạnh đối thoại giữa Quân đội Myanmar và phe bà Aung San Suu Kyi là con đường khả thi nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ảnh: BAR.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein đã đưa ra các đề xuất để ASEAN và Myanmar cùng xem xét, như lập ra một nhóm chuyên gia có kinh nghiệm về bầu cử giúp Myanmar thu hẹp bất đồng về cuộc tổng tuyển cử vừa qua hay thiết lập cơ chế đối thoại ba bên giữa ASEAN, Myanmar và cường quốc bên ngoài khu vực. Ảnh: MM.
ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm đưa Myanmar trở về trạng thái bình thường và ổn định. Ảnh: Reuters.
Được biết, ngày 2/3, Ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) đã ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bạo lực và khởi động đối thoại về một giải pháp hoà bình ở Myanmar. Ảnh: Cuộc biểu tình ở Myanmar. Ảnh: AP.
“Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về tình hình ở Myanmar và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không kích động bạo lực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan tìm kiếm một giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải vì lợi ích của người dân. ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng”, tuyên bố chung nhấn mạnh. Ảnh: Biểu tình tại Yangon, Myanmar, hôm 28/2. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)