"Cơn sóng thần" Covid-19 đã ập vào Châu Âu và khiến hàng nghìn người tử vong. Trước tình hình phức tạp hiện nay, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) hôm 17/3 đã đồng ý đóng cửa biên giới ngoài EU để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh: Reuters.Các quốc gia Châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ,...đang thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh để đối phó đại dịch này. Ảnh: Reuters.Châu Phi cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 ở hàng chục nước, trong đó Ai Cập và Nam Phi hiện có số ca nhiễm nhiều nhất lần lượt là 196 và 116. Để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng như ở Châu Âu, các quốc gia Châu Phi thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm phát hiện, theo dõi và ngăn chặn dịch bệnh. Ảnh: Reuters.Ngày 18/3, Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, dù nước này chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Ảnh: Reuters.Trước đó, ngày 15/3, một số quốc gia châu Phi đã quyết định đóng cửa biên giới, hủy các chuyến bay và áp đặt các yêu cầu nhập cảnh cũng như cách ly nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Ảnh: Reuters.Tại Algeria, chính quyền nước này đã ra sắc lệnh đóng cửa tạm thời các cơ sở giáo dục từ nay đến hết ngày 5/4/2020, yêu cầu tạm hoãn tất cả các sự kiện tập trung đông người, đồng thời khuyến cáo người dân hoãn đến những nước thuộc vùng dịch nguy hiểm. Ảnh: Reuters.Sudan quyết định đóng cửa biên giới đất liền với Ai Cập, tạm dừng các chuyến bay thương mại và ngừng cấp thị thực cho công dân các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch Covid-19. Ảnh: WHO.Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia và cảnh báo dịch bệnh có thể gây ra tác động mạnh mẽ kéo dài đối với nền kinh tế nước này. Ông cũng cấm các cuộc tụ họp từ hơn 100 người. Ảnh: Reuters.Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cho biết chính phủ nước này đang hoãn nhập cảnh cho những trường hợp đến từ các nước có ca nhiễm Covid-19. Ảnh: EA.Chính quyền Ghana cấm nhập cảnh từ ngày 17/3 đối với bất kỳ ai đã đến quốc gia nào có hơn 200 trường hợp nhiễm trong 14 ngày qua, ngoại trừ là cư trú nhân tại nước này hoặc có quốc tịch Ghana. Ảnh: Các y tá trong khu vực cách ly tại một bệnh viện ở Cape Town, Nam Phi, ngày 11/3. Ảnh: Getty.Namibia cũng ra lệnh đóng cửa các trường học trong một tháng. Ảnh: Getty.Có thể thấy, các nước ở Châu Phi đang tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh. Lo dịch bệnh bùng phát, không ít người liền đổ xô đến các siêu thị khắp châu lục này để tích trữ nhu yếu phẩm. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
"Cơn sóng thần" Covid-19 đã ập vào Châu Âu và khiến hàng nghìn người tử vong. Trước tình hình phức tạp hiện nay, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) hôm 17/3 đã đồng ý đóng cửa biên giới ngoài EU để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh: Reuters.
Các quốc gia Châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ,...đang thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh để đối phó đại dịch này. Ảnh: Reuters.
Châu Phi cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 ở hàng chục nước, trong đó Ai Cập và Nam Phi hiện có số ca nhiễm nhiều nhất lần lượt là 196 và 116. Để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng như ở Châu Âu, các quốc gia Châu Phi thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm phát hiện, theo dõi và ngăn chặn dịch bệnh. Ảnh: Reuters.
Ngày 18/3, Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, dù nước này chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 15/3, một số quốc gia châu Phi đã quyết định đóng cửa biên giới, hủy các chuyến bay và áp đặt các yêu cầu nhập cảnh cũng như cách ly nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Ảnh: Reuters.
Tại Algeria, chính quyền nước này đã ra sắc lệnh đóng cửa tạm thời các cơ sở giáo dục từ nay đến hết ngày 5/4/2020, yêu cầu tạm hoãn tất cả các sự kiện tập trung đông người, đồng thời khuyến cáo người dân hoãn đến những nước thuộc vùng dịch nguy hiểm. Ảnh: Reuters.
Sudan quyết định đóng cửa biên giới đất liền với Ai Cập, tạm dừng các chuyến bay thương mại và ngừng cấp thị thực cho công dân các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch Covid-19. Ảnh: WHO.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia và cảnh báo dịch bệnh có thể gây ra tác động mạnh mẽ kéo dài đối với nền kinh tế nước này. Ông cũng cấm các cuộc tụ họp từ hơn 100 người. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cho biết chính phủ nước này đang hoãn nhập cảnh cho những trường hợp đến từ các nước có ca nhiễm Covid-19. Ảnh: EA.
Chính quyền Ghana cấm nhập cảnh từ ngày 17/3 đối với bất kỳ ai đã đến quốc gia nào có hơn 200 trường hợp nhiễm trong 14 ngày qua, ngoại trừ là cư trú nhân tại nước này hoặc có quốc tịch Ghana. Ảnh: Các y tá trong khu vực cách ly tại một bệnh viện ở Cape Town, Nam Phi, ngày 11/3. Ảnh: Getty.
Namibia cũng ra lệnh đóng cửa các trường học trong một tháng. Ảnh: Getty.
Có thể thấy, các nước ở Châu Phi đang tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh. Lo dịch bệnh bùng phát, không ít người liền đổ xô đến các siêu thị khắp châu lục này để tích trữ nhu yếu phẩm. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)