Cuộc đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia bùng phát tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh vào ngày 27/9. Trước tình hình chiến sự Azerbaijan - Armenia leo thang, Nga kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức. "Chúng tôi đang kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu các cuộc đàm phán để ổn định tình hình", trích thông báo của Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: Daily Mail.Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, trong đó ông bày tỏ lo ngại về tình hình hiện nay, đồng thời kêu gọi các bên "chấm dứt các hành động thù địch ngay lập tức". Ảnh: BBC.Pháp cũng kêu gọi Yerevan và Baku chấm dứt ngay hành động thù địch và bắt đầu đối thoại. "Pháp vô cùng lo ngại về cuộc đối đầu giữa Azerbaijan và Armenia", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Agnes von der Muhll nói. Ảnh: Anadolu.Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo rằng căng thẳng tại vùng Nagorny-Karabakh có nguy cơ leo thang và gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa sự ổn định của khu vực. Ảnh: Daily Mail.Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, kêu gọi các bên ngừng chiến đấu và “quay lại đàm phán ngay lập tức mà không cần điều kiện tiên quyết”. Ảnh: Wikipedia.Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết họ "quan ngại sâu sắc" về tình hình an ninh đang xấu đi tại vùng Nagorno-Karabakh, có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của toàn khu vực. Ảnh: RN.Đức cũng kêu gọi ngừng cuộc giao tranh ngay lập tức, hối thúc các bên quay trở lại đối thoại để giải quyết tranh chấp. Ảnh: Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: Reuters.“Tôi kêu gọi hai bên tham gia xung đột ngừng ngay lập tức mọi hành động thù địch, đặc biệt là pháo kích vào các làng mạc và thị trấn. Xung đột về khu vực Nagorno-Karabakh chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết trong một tuyên bố, đồng thời lên tiếng “báo động” trước các báo cáo về thương vong dân sự. Ảnh: Reuters.Iran kêu gọi chấm dứt ngay các cuộc đụng độ giữa hai nước Azerbaijan và Armenia, đồng thời khẳng định Tehran sẵn sàng hỗ trợ trong việc thiết lập một lệnh ngừng bắn. Ảnh: Daily Mail.“Iran đang theo dõi chặt chẽ cuộc xung đột. Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay xung đột và bắt đầu các cuộc đàm phán giữa hai nước”, quan chức Iran cho biết. Ảnh: AJ.Mỹ kêu gọi Armenia và Azerbaijan chấm dứt các cuộc đụng độ chết người ở Nagorny Karabakh. Bộ Ngoại giao Mỹ đã liên lạc với hai nước "để hối thúc hai nước ngừng các hành động thù địch ngay lập tức, sử dụng kênh liên lạc trực tiếp hiện có để tránh leo thang thêm và tránh những lời lẽ và hành động vô ích". Ảnh: US News.Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, đã đổ lỗi cho Armenia về vụ đụng độ bùng phát vừa qua, đồng thời cam kết sẽ "hỗ trợ đầy đủ" cho Azerbaijan. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem video: Đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia tại vùng Nagorno-Karabakh (Nguồn video: Daily Mail)
Cuộc đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia bùng phát tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh vào ngày 27/9. Trước tình hình chiến sự Azerbaijan - Armenia leo thang, Nga kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức. "Chúng tôi đang kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu các cuộc đàm phán để ổn định tình hình", trích thông báo của Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: Daily Mail.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, trong đó ông bày tỏ lo ngại về tình hình hiện nay, đồng thời kêu gọi các bên "chấm dứt các hành động thù địch ngay lập tức". Ảnh: BBC.
Pháp cũng kêu gọi Yerevan và Baku chấm dứt ngay hành động thù địch và bắt đầu đối thoại. "Pháp vô cùng lo ngại về cuộc đối đầu giữa Azerbaijan và Armenia", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Agnes von der Muhll nói. Ảnh: Anadolu.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo rằng căng thẳng tại vùng Nagorny-Karabakh có nguy cơ leo thang và gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa sự ổn định của khu vực. Ảnh: Daily Mail.
Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, kêu gọi các bên ngừng chiến đấu và “quay lại đàm phán ngay lập tức mà không cần điều kiện tiên quyết”. Ảnh: Wikipedia.
Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết họ "quan ngại sâu sắc" về tình hình an ninh đang xấu đi tại vùng Nagorno-Karabakh, có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của toàn khu vực. Ảnh: RN.
Đức cũng kêu gọi ngừng cuộc giao tranh ngay lập tức, hối thúc các bên quay trở lại đối thoại để giải quyết tranh chấp. Ảnh: Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: Reuters.
“Tôi kêu gọi hai bên tham gia xung đột ngừng ngay lập tức mọi hành động thù địch, đặc biệt là pháo kích vào các làng mạc và thị trấn. Xung đột về khu vực Nagorno-Karabakh chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết trong một tuyên bố, đồng thời lên tiếng “báo động” trước các báo cáo về thương vong dân sự. Ảnh: Reuters.
Iran kêu gọi chấm dứt ngay các cuộc đụng độ giữa hai nước Azerbaijan và Armenia, đồng thời khẳng định Tehran sẵn sàng hỗ trợ trong việc thiết lập một lệnh ngừng bắn. Ảnh: Daily Mail.
“Iran đang theo dõi chặt chẽ cuộc xung đột. Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay xung đột và bắt đầu các cuộc đàm phán giữa hai nước”, quan chức Iran cho biết. Ảnh: AJ.
Mỹ kêu gọi Armenia và Azerbaijan chấm dứt các cuộc đụng độ chết người ở Nagorny Karabakh. Bộ Ngoại giao Mỹ đã liên lạc với hai nước "để hối thúc hai nước ngừng các hành động thù địch ngay lập tức, sử dụng kênh liên lạc trực tiếp hiện có để tránh leo thang thêm và tránh những lời lẽ và hành động vô ích". Ảnh: US News.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, đã đổ lỗi cho Armenia về vụ đụng độ bùng phát vừa qua, đồng thời cam kết sẽ "hỗ trợ đầy đủ" cho Azerbaijan. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem video: Đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia tại vùng Nagorno-Karabakh (Nguồn video: Daily Mail)