Biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra hồi đầu tháng 2/2021 khi Quân đội Myanmar bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ nước này, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh). Sau đó, bà San Suu Kyi đối mặt với nhiều cáo buộc. Ảnh: Reuters.Cụ thể, ngày 3/2, cảnh sát Myanmar thông báo tiến hành khởi tố Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi với các cáo buộc vi phạm luật kiểm soát, nhập khẩu. Theo phía cảnh sát, họ đã thu giữ được các loại bộ đàm nhập khẩu bất hợp pháp và không được phép sử dụng trong cuộc khám xét nhà riêng của bà tại thủ đô Naypyitaw. Ảnh: Reuters.Với cáo buộc trên, bà Aung San Suu Kyi có thể đối mặt án tù lên tới 3 năm, theo tờ New York Times. Ảnh: Reuters.Tiếp đến, ngày 16/2, cảnh sát Myanmar cáo buộc bà San Suu Kyi thêm tội danh vi phạm Luật quản lý thảm họa quốc gia, vi phạm quy định phòng dịch COVID-19. Ảnh: Reuters.Gần đây nhất, hôm 17/3, theo Đài phát thanh truyền hình nhà nước Myanmar MRTV, chính quyền quân sự đã cáo buộc bà San Suu Kyi vi phạm luật chống tham nhũng. Ảnh: EPA.MRTV đã phát sóng một đoạn video, trong đó ông Maung Weik – Chủ tịch công ty xây dựng Say Paing - nói rằng ông đã hối lộ bà Suu Kyi tổng cộng 550.000 USD trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến tháng 4/2020 để thực hiện các dự án một cách suôn sẻ. Ảnh: Reuters.Với cáo buộc trên, nếu bị kết tội tham nhũng, bà San Suu Kyi có thể đối mặt án tù 15 năm và bị cấm tham gia chính trị. Ảnh: Reuters.Một tuần trước, Quân đội Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi nhận hối lộ hơn 600.000 USD tiền mặt cùng 11,2 kg vàng. Ảnh: Reuters.Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý của bà San Suu Kyi đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc bà thực hiện hành vi sai trái, cho rằng các cáo buộc được đưa ra là nhằm mục đích chính trị. Ảnh: Reuters."Cáo buộc này đúng là trò đùa nực cười. Bà ấy có thể có nhược điểm khác, nhưng không có nhược điểm về nguyên tắc đạo đức", Khin Maung Zaw, luật sư của bà Aung San Suu Kyi, nói khi đề cập đến cáo buộc cho rằng bà San Suu Kyi nhận hối lộ tiền mặt và vàng. Ảnh: Reuters.Hiện, dư luận chưa rõ liệu bà San Suu Kyi sẽ bị kết án hay không. Tuy nhiên, chính quyền quân sự Myanmar đang đối mặt với sức ép từ cộng đồng quốc tế và người biểu tình trong nước về việc trả tự do cho bà San Suu Kyi và những người khác bị quân đội bắt giữ trong cuộc chính biến hôm 1/2. Ảnh: ET.Được biết, các cuộc biểu tình của người dân ở Myanmar được tổ chức mỗi ngày trong hơn một tháng qua nhằm phản đối chính quyền quân sự, đồng thời yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi và tôn trọng kết quả cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 mà trong đó Đảng NLD của bà giành chiến thắng áp đảo. Ảnh: Reuters.Hồi đầu tháng 3/2020, các quốc gia thành viên ASEAN cũng đã thúc giục quân đội Myanmar trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, dừng sử dụng vũ khí sát thương nhắm vào người biểu tình, đồng thời tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ảnh: EPA. Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra hồi đầu tháng 2/2021 khi Quân đội Myanmar bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ nước này, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh). Sau đó, bà San Suu Kyi đối mặt với nhiều cáo buộc. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, ngày 3/2, cảnh sát Myanmar thông báo tiến hành khởi tố Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi với các cáo buộc vi phạm luật kiểm soát, nhập khẩu. Theo phía cảnh sát, họ đã thu giữ được các loại bộ đàm nhập khẩu bất hợp pháp và không được phép sử dụng trong cuộc khám xét nhà riêng của bà tại thủ đô Naypyitaw. Ảnh: Reuters.
Với cáo buộc trên, bà Aung San Suu Kyi có thể đối mặt án tù lên tới 3 năm, theo tờ New York Times. Ảnh: Reuters.
Tiếp đến, ngày 16/2, cảnh sát Myanmar cáo buộc bà San Suu Kyi thêm tội danh vi phạm Luật quản lý thảm họa quốc gia, vi phạm quy định phòng dịch COVID-19. Ảnh: Reuters.
Gần đây nhất, hôm 17/3, theo Đài phát thanh truyền hình nhà nước Myanmar MRTV, chính quyền quân sự đã cáo buộc bà San Suu Kyi vi phạm luật chống tham nhũng. Ảnh: EPA.
MRTV đã phát sóng một đoạn video, trong đó ông Maung Weik – Chủ tịch công ty xây dựng Say Paing - nói rằng ông đã hối lộ bà Suu Kyi tổng cộng 550.000 USD trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến tháng 4/2020 để thực hiện các dự án một cách suôn sẻ. Ảnh: Reuters.
Với cáo buộc trên, nếu bị kết tội tham nhũng, bà San Suu Kyi có thể đối mặt án tù 15 năm và bị cấm tham gia chính trị. Ảnh: Reuters.
Một tuần trước, Quân đội Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi nhận hối lộ hơn 600.000 USD tiền mặt cùng 11,2 kg vàng. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý của bà San Suu Kyi đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc bà thực hiện hành vi sai trái, cho rằng các cáo buộc được đưa ra là nhằm mục đích chính trị. Ảnh: Reuters.
"Cáo buộc này đúng là trò đùa nực cười. Bà ấy có thể có nhược điểm khác, nhưng không có nhược điểm về nguyên tắc đạo đức", Khin Maung Zaw, luật sư của bà Aung San Suu Kyi, nói khi đề cập đến cáo buộc cho rằng bà San Suu Kyi nhận hối lộ tiền mặt và vàng. Ảnh: Reuters.
Hiện, dư luận chưa rõ liệu bà San Suu Kyi sẽ bị kết án hay không. Tuy nhiên, chính quyền quân sự Myanmar đang đối mặt với sức ép từ cộng đồng quốc tế và người biểu tình trong nước về việc trả tự do cho bà San Suu Kyi và những người khác bị quân đội bắt giữ trong cuộc chính biến hôm 1/2. Ảnh: ET.
Được biết, các cuộc biểu tình của người dân ở Myanmar được tổ chức mỗi ngày trong hơn một tháng qua nhằm phản đối chính quyền quân sự, đồng thời yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi và tôn trọng kết quả cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 mà trong đó Đảng NLD của bà giành chiến thắng áp đảo. Ảnh: Reuters.
Hồi đầu tháng 3/2020, các quốc gia thành viên ASEAN cũng đã thúc giục quân đội Myanmar trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, dừng sử dụng vũ khí sát thương nhắm vào người biểu tình, đồng thời tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ảnh: EPA.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)