Giới trẻ ngày nay chỉ biết tới tiếng pháo nổ thông qua những hình ảnh Tết xưa còn sót lại. Ngày xưa, tiếng pháo gắn liền với những dịp tết đến xuân sang, nó là biểu tượng hân hoan, xua đuổi tà khí trong suy nghĩ của bậc cha ông.Sau đêm 30 Tết, hình ảnh đường phố Hà Nội đỏ rực xác pháo có lẽ chỉ nằm trong tiềm thức của một số ý các bạn trẻ 8X và 9X đời đầu. Mỗi khi nhắc đến những hình ảnh này, nhiều người cảm thấy bùi ngùi tiếc nuối. Họ chỉ còn biết xuýt xoa, chấp nhận vì cuộc sống hiện đại không còn cho phép những hình ảnh xưa tái diễn.Cuộc sống hiện đại ngày này khiến giới trẻ không còn được thấy hình ảnh ngồi quây quần trông nồi bánh chưng trong sân nhà, khu tập thể. Thay vào đó là những chiếc bánh chưng được mua sẵn ở cửa hàng.Những đứa trẻ thì ngồi trong lòng cha, mẹ nghe mùi khói bếp quyện với mùi bánh chưng thơm phức và chìm đắm vào giấc ngủ có lẽ chỉ còn trong thi ca.Những hình ảnh các món quà Tết đậm chất "ngày xưa" giờ chỉ còn lại trên sách báo, tư liệu.Ai đã từng gắn bó với những hình ảnh này, chứng kiến và trải qua những thay đổi theo thời gian chắc hẳn mỗi dịp Tết đến xuân về lại trào lên một sự bồi hồi.Những 8X chắc chắn sẽ còn nhớ mãi những hình ảnh này. Mỗi dịp cận Tết, nhiều bạn trẻ sẽ phải mắt nhắm mắt mở để cùng bố, mẹ chen chúc nhau vào những cửa hàng bách hóa để sắm những món hàng thiết yếu phục vụ Tết cổ truyền.Mâm cơm ngày Tết nay cũng ít nhiều thay đổi. Từ bát đũa, số lượng món ăn và cách trình bày. Ngày Tết xưa thì mâm cơm mỗi nhà ít nhất phải có nem, giò, bát canh mọc. Nhưng ngay nay thay vào đó là những món ăn nhanh như xúc xích, lạp xưởng hay bánh mì.Giới trẻ hiện đại cũng có không ít người đặc biệt rất thích hồi tưởng về Tết truyền thống ngày xưa. Họ đến những con phố ông đồ, xin chữ, xin lộc ngày Tết như một cách giữ gìn những kỷ niệm xưa cũ và cầu may mắn cho năm mới.Cũng có những bạn trẻ vì nặng lòng với Tết xưa mà đem những hiểu biết, ký ức của mình để tái hiện lại một phần nào đó những hình ảnh giản dị của thời Tết còn nghèo khó, còn kém sung túc.
Giới trẻ ngày nay chỉ biết tới tiếng pháo nổ thông qua những hình ảnh Tết xưa còn sót lại. Ngày xưa, tiếng pháo gắn liền với những dịp tết đến xuân sang, nó là biểu tượng hân hoan, xua đuổi tà khí trong suy nghĩ của bậc cha ông.
Sau đêm 30 Tết, hình ảnh đường phố Hà Nội đỏ rực xác pháo có lẽ chỉ nằm trong tiềm thức của một số ý các bạn trẻ 8X và 9X đời đầu. Mỗi khi nhắc đến những hình ảnh này, nhiều người cảm thấy bùi ngùi tiếc nuối. Họ chỉ còn biết xuýt xoa, chấp nhận vì cuộc sống hiện đại không còn cho phép những hình ảnh xưa tái diễn.
Cuộc sống hiện đại ngày này khiến giới trẻ không còn được thấy hình ảnh ngồi quây quần trông nồi bánh chưng trong sân nhà, khu tập thể. Thay vào đó là những chiếc bánh chưng được mua sẵn ở cửa hàng.
Những đứa trẻ thì ngồi trong lòng cha, mẹ nghe mùi khói bếp quyện với mùi bánh chưng thơm phức và chìm đắm vào giấc ngủ có lẽ chỉ còn trong thi ca.
Những hình ảnh các món quà Tết đậm chất "ngày xưa" giờ chỉ còn lại trên sách báo, tư liệu.
Ai đã từng gắn bó với những hình ảnh này, chứng kiến và trải qua những thay đổi theo thời gian chắc hẳn mỗi dịp Tết đến xuân về lại trào lên một sự bồi hồi.
Những 8X chắc chắn sẽ còn nhớ mãi những hình ảnh này. Mỗi dịp cận Tết, nhiều bạn trẻ sẽ phải mắt nhắm mắt mở để cùng bố, mẹ chen chúc nhau vào những cửa hàng bách hóa để sắm những món hàng thiết yếu phục vụ Tết cổ truyền.
Mâm cơm ngày Tết nay cũng ít nhiều thay đổi. Từ bát đũa, số lượng món ăn và cách trình bày. Ngày Tết xưa thì mâm cơm mỗi nhà ít nhất phải có nem, giò, bát canh mọc. Nhưng ngay nay thay vào đó là những món ăn nhanh như xúc xích, lạp xưởng hay bánh mì.
Giới trẻ hiện đại cũng có không ít người đặc biệt rất thích hồi tưởng về Tết truyền thống ngày xưa. Họ đến những con phố ông đồ, xin chữ, xin lộc ngày Tết như một cách giữ gìn những kỷ niệm xưa cũ và cầu may mắn cho năm mới.
Cũng có những bạn trẻ vì nặng lòng với Tết xưa mà đem những hiểu biết, ký ức của mình để tái hiện lại một phần nào đó những hình ảnh giản dị của thời Tết còn nghèo khó, còn kém sung túc.