Lương Thị Hoài Thương (sinh năm 1995), học viên năm cuối, lớp B2C1-H01s, Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1 (Hà Nội). Cô được nhiều người ngưỡng mộ sau màn biểu diễn võ thuật bay người hạ gục ba thanh niên tại Liên hoan võ thuật thanh niên công an nhân dân cách đây ít ngày.Khác với sự mạnh mẽ nhiều người thấy qua màn võ thuật, cô gái quê Nghệ An có vẻ ngoài xinh xắn, hiền dịu và dễ mến.Hoài Thương từng đoạt giải ba môn Hóa học cấp tỉnh năm lớp 11. Cô còn giành giải nhất môn cầu lông cấp tỉnh năm lớp 10. Thành tích học tập tại Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1 của Thương cũng xuất sắc. Năm thứ nhất, Thương là học viên giỏi với điểm tổng kết 8,9, năm thứ hai đạt 9,4. Năm 2015, nữ sinh cũng giành giải nhất cuộc thi viết chuyên đề khoa học do trường tổ chức.Trong trường, Thương là gương mặt được nhiều học viên ngưỡng mộ. Cô từng nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, bằng khen Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, bằng khen TƯ Đoàn, bằng khen Đoàn thanh niên Bộ Công an, giấy khen Cục tham mưu tác chiến K20, 5 giấy khen từ hiệu trưởng và 2 giấy khen của Đoàn thanh niên Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1.Cha mẹ đều làm giáo viên, song cô gái 21 tuổi lại có ước mơ được khoác lên mình màu áo lực lượng công an nhân dân giống như cô của mình. Thương thi vào Học viện Cảnh sát Nhân dân, kết quả đạt 27 điểm khối A. Thiếu 0,5 điểm, Thương đăng ký vào Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1.Dù mang trên mình bộ võ phục trong những tiết học võ thuật, Thương và các bạn vẫn giữ nét hiền dịu, nữ tính của người con gái Việt. Ba năm học tại trường, nữ sinh cảnh sát này tập luyện Taekwondo 2 năm và 2 tháng luyện võ thuật công an nhân dân.Trước khi tham gia Liên hoan võ thuật thanh niên công an nhân dân, Thương được thầy Trần Ngọc Hải (giảng viên võ thuật) lựa chọn vào đội tuyển, tập trong hai tuần. Cả đội tập liên tục, kể cả thứ bảy, chủ nhật. Ngày thường phải lên lớp, cô tập 16h-18h, buổi tối tập tiếp 19h-22h. "Nếu thời gian đầu vào trường phải tập nhiều, ép cơ đến mức sáng dậy không nhấc nổi người lên, thì quãng thời gian hai tuần gần liên hoan còn vất vả hơn rất nhiều...", 9X kể.Không ít lần nữ sinh vấp ngã, gặp chấn thương khi thực hiện động tác rất khó - kẹp cổ đối phương. Những lúc mệt mỏi, Thương thường tự động viên mình phải cố gắng hơn, không chỉ vì bản thân mà trên hết là giành thành tích cao cho tập thể T38.Sau lần biểu diễn võ thuật giành giải cao, cô được nhiều người chú ý, kể cả trên mạng xã hội lẫn học viên trong trường. Nhiều người gửi lời kết bạn, làm quen, chúc mừng thành tích, nhưng cũng có không ít bình luận khiếm nhã.Điều Thương vui nhất là thầy cô và ba mẹ tự hào về mình. Họ giới thiệu, khoe với mọi người rằng, nữ CSGT giỏi võ đó là "học trò của trường chúng tôi", "con gái tôi đấy"...Nhớ lại những ngày đầu mới vào trường, cô gái miền Trung phải làm quen sống xa gia đình, chịu đựng cái rét buốt mùa đông của miền Bắc, rèn luyện những bài tập khó như võ thuật và điều lệnh.Tháng đầu tiên nhập học, toàn bộ học viên khoá mới bị cấm trại. Đó là quãng thời gian xa nhà lâu nhất của cô gái 18 tuổi.Những bạn học cùng phòng ký túc xá với Thương như chị em trong đại gia đình. Họ đoàn kết giúp đỡ nhau cả trong học tập, sinh hoạt, cũng như chia sẻ nỗi nhớ nhà.Trước đó, sáng 14/3, tại Liên hoan võ thuật thanh niên công an nhân dân, màn biểu diễn "cắt kéo", dùng chân kẹp cổ một lúc 3 đối thủ rồi quật ngã xuống sàn của Hoài Thương được khán giả tại hội trường ủng hộ nhiệt liệt.
Lương Thị Hoài Thương (sinh năm 1995), học viên năm cuối, lớp B2C1-H01s, Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1 (Hà Nội). Cô được nhiều người ngưỡng mộ sau màn biểu diễn võ thuật bay người hạ gục ba thanh niên tại Liên hoan võ thuật thanh niên công an nhân dân cách đây ít ngày.
Khác với sự mạnh mẽ nhiều người thấy qua màn võ thuật, cô gái quê Nghệ An có vẻ ngoài xinh xắn, hiền dịu và dễ mến.
Hoài Thương từng đoạt giải ba môn Hóa học cấp tỉnh năm lớp 11. Cô còn giành giải nhất môn cầu lông cấp tỉnh năm lớp 10. Thành tích học tập tại Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1 của Thương cũng xuất sắc. Năm thứ nhất, Thương là học viên giỏi với điểm tổng kết 8,9, năm thứ hai đạt 9,4. Năm 2015, nữ sinh cũng giành giải nhất cuộc thi viết chuyên đề khoa học do trường tổ chức.
Trong trường, Thương là gương mặt được nhiều học viên ngưỡng mộ. Cô từng nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, bằng khen Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, bằng khen TƯ Đoàn, bằng khen Đoàn thanh niên Bộ Công an, giấy khen Cục tham mưu tác chiến K20, 5 giấy khen từ hiệu trưởng và 2 giấy khen của Đoàn thanh niên Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1.
Cha mẹ đều làm giáo viên, song cô gái 21 tuổi lại có ước mơ được khoác lên mình màu áo lực lượng công an nhân dân giống như cô của mình. Thương thi vào Học viện Cảnh sát Nhân dân, kết quả đạt 27 điểm khối A. Thiếu 0,5 điểm, Thương đăng ký vào Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1.
Dù mang trên mình bộ võ phục trong những tiết học võ thuật, Thương và các bạn vẫn giữ nét hiền dịu, nữ tính của người con gái Việt. Ba năm học tại trường, nữ sinh cảnh sát này tập luyện Taekwondo 2 năm và 2 tháng luyện võ thuật công an nhân dân.
Trước khi tham gia Liên hoan võ thuật thanh niên công an nhân dân, Thương được thầy Trần Ngọc Hải (giảng viên võ thuật) lựa chọn vào đội tuyển, tập trong hai tuần. Cả đội tập liên tục, kể cả thứ bảy, chủ nhật. Ngày thường phải lên lớp, cô tập 16h-18h, buổi tối tập tiếp 19h-22h. "Nếu thời gian đầu vào trường phải tập nhiều, ép cơ đến mức sáng dậy không nhấc nổi người lên, thì quãng thời gian hai tuần gần liên hoan còn vất vả hơn rất nhiều...", 9X kể.
Không ít lần nữ sinh vấp ngã, gặp chấn thương khi thực hiện động tác rất khó - kẹp cổ đối phương. Những lúc mệt mỏi, Thương thường tự động viên mình phải cố gắng hơn, không chỉ vì bản thân mà trên hết là giành thành tích cao cho tập thể T38.
Sau lần biểu diễn võ thuật giành giải cao, cô được nhiều người chú ý, kể cả trên mạng xã hội lẫn học viên trong trường. Nhiều người gửi lời kết bạn, làm quen, chúc mừng thành tích, nhưng cũng có không ít bình luận khiếm nhã.
Điều Thương vui nhất là thầy cô và ba mẹ tự hào về mình. Họ giới thiệu, khoe với mọi người rằng, nữ CSGT giỏi võ đó là "học trò của trường chúng tôi", "con gái tôi đấy"...
Nhớ lại những ngày đầu mới vào trường, cô gái miền Trung phải làm quen sống xa gia đình, chịu đựng cái rét buốt mùa đông của miền Bắc, rèn luyện những bài tập khó như võ thuật và điều lệnh.
Tháng đầu tiên nhập học, toàn bộ học viên khoá mới bị cấm trại. Đó là quãng thời gian xa nhà lâu nhất của cô gái 18 tuổi.
Những bạn học cùng phòng ký túc xá với Thương như chị em trong đại gia đình. Họ đoàn kết giúp đỡ nhau cả trong học tập, sinh hoạt, cũng như chia sẻ nỗi nhớ nhà.
Trước đó, sáng 14/3, tại Liên hoan võ thuật thanh niên công an nhân dân, màn biểu diễn "cắt kéo", dùng chân kẹp cổ một lúc 3 đối thủ rồi quật ngã xuống sàn của Hoài Thương được khán giả tại hội trường ủng hộ nhiệt liệt.