Một thói quen cố hữu của những bạn mới chụp ảnh đó là sự do dự, sự do dự này trong một số hoàn cảnh sẽ làm ta không thể bắt kịp những khoảnh khắc tuyệt vời. Chọn ảnh vui, ít hoặc không chụp ảnh buồn: đa phần các "newbie" thường thích chụp ảnh với cảm xúc vui tươi hơn là ghi lại cảm xúc buồn như một cậu bé đang khóc. Nhưng không phải ai cũng nhận ra rằng những khung hình buồn luôn chứa nhiều cảm xúc và cũng rất khó để chụp đẹp. Thiết bị chưa sẵn sàng: nói một cách đơn giản là thiết bị của bạn chưa được thiết lập sẵn sàng để chộp những khoảnh khắc xảy ra tức thời. Khá nhiều người dùng luôn đặt ISO (độ nhạy sáng) thấp để hạn chế tình trạng nhiễu hạt. Nhưng nỗi sợ nhiễu hạt chưa giải quyết được thì họ phải đối mặt với tình trạng nhòe ảnh vì tốc độ chụp quá thấp. Nếu thường xuyên phóng lớn 100% kích thước ảnh chụp khi xem lại trên máy tính, bạn hãy sớm từ bỏ thói quen này. Vì việc hiển thị hình ảnh ở tỷ lệ 1:1 cũng là một lý do khiến người dùng không dám thiết lập các giá ISO cao. Một thói quen xấu khác khi cầm máy là việc bấm máy liên tục và hy vọng sẽ có được một tấm ảnh tốt trong series ảnh này khi xem lại trên máy tính sau đó (chụp hú họa). Dĩ nhiên, bạn có thể chọn cách chụp này và may mắn chọn được một tấm ảnh ưng ý. Tuy nhiên, người chụp sau đó sẽ không biết được họ đã chụp được bức ảnh đẹp từ loạt ảnh đó bằng cách nào và khó lòng thực hiện lại sau đó. Chỉnh sửa gần như tất cả mọi tấm ảnh: Việc chỉnh sửa hình ảnh sau khi chụp để có một tấm ảnh đẹp hơn là một điều tốt. Tuy vậy, hành động chỉnh sửa gần như mọi ảnh chụp lại là một thói quen không tốt khiến người dùng mất không ít thời gian để xử lý. Hãy mạnh dạn chọn ra những hình ảnh đáng chỉnh sửa nhất và loại bỏ khỏi bộ sưu tập của mình những bức ảnh xấu để tiết kiệm không gian lưu trữ. Với những dân mới bập bẹ chơi ảnh thì thường xuyên mắc lỗi lười đổi góc chụp. Họ thường xuyên chọn việc đứng chính diện với người mẫu, kém sáng tạo trong việc thay đổi tiêu cự máy ảnh và di chuyển để chọn ra những góc máy phù hợp.
Một thói quen cố hữu của những bạn mới chụp ảnh đó là sự do dự, sự do dự này trong một số hoàn cảnh sẽ làm ta không thể bắt kịp những khoảnh khắc tuyệt vời.
Chọn ảnh vui, ít hoặc không chụp ảnh buồn: đa phần các "newbie" thường thích chụp ảnh với cảm xúc vui tươi hơn là ghi lại cảm xúc buồn như một cậu bé đang khóc. Nhưng không phải ai cũng nhận ra rằng những khung hình buồn luôn chứa nhiều cảm xúc và cũng rất khó để chụp đẹp.
Thiết bị chưa sẵn sàng: nói một cách đơn giản là thiết bị của bạn chưa được thiết lập sẵn sàng để chộp những khoảnh khắc xảy ra tức thời.
Khá nhiều người dùng luôn đặt ISO (độ nhạy sáng) thấp để hạn chế tình trạng nhiễu hạt. Nhưng nỗi sợ nhiễu hạt chưa giải quyết được thì họ phải đối mặt với tình trạng nhòe ảnh vì tốc độ chụp quá thấp.
Nếu thường xuyên phóng lớn 100% kích thước ảnh chụp khi xem lại trên máy tính, bạn hãy sớm từ bỏ thói quen này. Vì việc hiển thị hình ảnh ở tỷ lệ 1:1 cũng là một lý do khiến người dùng không dám thiết lập các giá ISO cao.
Một thói quen xấu khác khi cầm máy là việc bấm máy liên tục và hy vọng sẽ có được một tấm ảnh tốt trong series ảnh này khi xem lại trên máy tính sau đó (chụp hú họa). Dĩ nhiên, bạn có thể chọn cách chụp này và may mắn chọn được một tấm ảnh ưng ý. Tuy nhiên, người chụp sau đó sẽ không biết được họ đã chụp được bức ảnh đẹp từ loạt ảnh đó bằng cách nào và khó lòng thực hiện lại sau đó.
Chỉnh sửa gần như tất cả mọi tấm ảnh: Việc chỉnh sửa hình ảnh sau khi chụp để có một tấm ảnh đẹp hơn là một điều tốt. Tuy vậy, hành động chỉnh sửa gần như mọi ảnh chụp lại là một thói quen không tốt khiến người dùng mất không ít thời gian để xử lý. Hãy mạnh dạn chọn ra những hình ảnh đáng chỉnh sửa nhất và loại bỏ khỏi bộ sưu tập của mình những bức ảnh xấu để tiết kiệm không gian lưu trữ.
Với những dân mới bập bẹ chơi ảnh thì thường xuyên mắc lỗi lười đổi góc chụp. Họ thường xuyên chọn việc đứng chính diện với người mẫu, kém sáng tạo trong việc thay đổi tiêu cự máy ảnh và di chuyển để chọn ra những góc máy phù hợp.