Ảnh chụp một lá thư viết tay với những câu chữ giản dị, thô mộc của một anh chồng người dân tộc H'mông phải sinh sống, học tập xa nhà gửi cho vợ ở quê Sa Pa, Lào Cai đang được đông đảo cư dân mạng Việt truyền tay nhau trong vài ngày gần đây. Chủ nhân của lá thư cảm động này là chàng trai có tên gọi Quả Bông Lan A Pao và những gì anh viết trong thư thực sự đã chạm đến trái tim nhiều người, khiến các bạn trẻ cảm nhận được đâu đó trong cuộc sống xô bồ, hiện đại vẫn có những con người sống và yêu thương nhau một cách rất chân thành, giản dị dù vẫn còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nỗi lo cơm áo gạo tiền.Đầu thư, Quả Bông Lan xin lỗi vợ vì không thể gửi về quê những chiếc áo ấm mới mua khi mùa đông đã đến. Cảm thấy có lỗi khi chỉ có thể gửi về những tấm áo đi xin được, anh chồng người dân tộc, đang học tập ở Hà Nội hứa khi có tiền sẽ gửi về những chiếc áo mới ấm nhất, đẹp nhất để bù đắp. Với những câu chữ ẩn chứa sự động viên, khích lệ vợ đi học chữ, học tiếng Anh, chàng trai người dân tộc còn khiến các bạn trẻ, dân mạng Việt cảm kích khi thể hiện được khát khao vươn lên, cải thiện cuộc sống nơi bản làng người dân tộc còn nhiều hủ tục, lạc hậu.Do chứa đựng quá nhiều tình cảm và những ngôn từ giản dị, gần gũi nên người đọc đều không nghĩ đây là một bức thư "bịa" để thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Dò tìm danh tính và thông tin của chủ nhân bức thư tay này, được biết nhân vật đó tên thật là Giàng A Quả, sinh năm 1987, là người dân tộc H'mông, sinh ra và lớn lên ở Sa Pa, Lào Cai. Quả Bông Lan A Pao là tên gọi khác mọi người ở quê thường gọi A Quả. Trước đây A Quả cũng làm nông nhưng hiện tại đã xuống Hà Nội theo học Đại học Giao thông Vận tải.Theo tâm sự của A Quả, do hoàn cảnh cuộc sống, công việc học tập nên anh buộc phải để cô vợ tên Thào Thị Lan, sinh năm 1993, cũng là người dân tộc H'mông ở lại quê nhà. Lấy nhau từ năm 2009, đã có hai đứa con nhưng quãng thời gian A Quả xa vợ đã là hơn 6 năm. Chuyện học hành và lo toan kinh tế đều rất vất vả, nhưng trong chừng ấy năm xa vợ, xa quê chàng trai người H'mông vẫn rất cố gắng, luôn nhớ thương vợ và mong muốn sớm trở về để bù đắp cho Thào Thị Lan đã chịu nhiều thiệt thòi.Sinh ra ở một bản làng nghèo, nơi không ai biết chữ nên, dù được đi học rất muộn, đi lại khó khăn, xa xôi nhưng A Quả vẫn mong muốn có thể bằng cái chữ thay đổi lối sống còn nhiều hủ tục ở quê hương mình. Chàng trai trẻ mong rằng bản thân mình sau này sẽ trở thành trụ cột, gốc rễ để con cháu, người dân noi theo, chịu đi học để biết cái chữ, để có kiến thức và để thay đổi cuộc sống nghèo khó bấy lâu.Không chỉ phấn đấu về mặt bản thân, A Quả cũng động viên vợ ở nhà chịu khó đi học giống như mình. Trong thư anh viết gửi chị Thào Thị Lan có đoạn: "Hai con ở nhà với ông bà vợ yên tâm đừng lo lắng, chịu khó tập trung mà học, học xong có cái nghề trong tay thì lúc đó vợ mới xuống Hà Nội với chồng được. Vợ chịu nhiều thiệt thòi lắm nhưng cố lên vì các con, vì mái ấm bé nhỏ của chúng ta, anh và em cùng cố vợ nhé. Vợ học tiếng Anh tầm 6 tháng, chồng sẽ nhờ chị Shu cho vợ đi học đường. Học đường sẽ tiếp thu trực tiếp, học hỏi rất nhanh".Xác định ngoài học chữ ra thì việc tiếp xúc với những công nghệ hiện đại cũng rất cần thiết nên A Quả đang phấn đấu, tích góp tiền để mua tặng vợ một chiếc điện thoại để vợ có thể tập lên mạng và học tiếng Anh trên đó. Dù là một chàng trai H'mông, cách nói chuyện đơn giản và có phần ngây ngô, nhưng thông qua những ý nghĩ truyền đạt đến vợ, A Quả đã thể hiện anh là một người rất cấp tiến, có định hướng rõ ràng và rất kiên trì với sự nghiệp học tập.Nhờ sự quyết tâm của mình, A Quả đã vượt qua hơn 5 năm học đại học theo hệ cử tuyển, đến nay anh đã tốt nghiệp trường Giao thông Vận tải và có rất nhiều kế hoạch cho bản thân. Nhưng điều đầu tiên mà anh chồng người H'mông này mong muốn đó là trở về quê hương mình, bù đắp cho cô vợ trẻ xinh đẹp đã chịu nhiều thiệt thòi trong suốt thời gian qua, vợ chồng cùng kiếm những cái nghề và ổn định cuộc sống. A Quả còn cho biết nếu có điều kiện và mọi chuyện tốt đẹp, sau này chắc chắn anh sẽ đưa vợ xuống Hà Nội xây dựng cuộc sống và làm việc tại Thủ đô.Với tất cả tình cảm trong lá thư gửi vợ cùng những suy nghĩ cấp tiến, sự quyết tâm của mình, chàng trai trẻ Giàng A Quả không chỉ khiến nhiều bạn trẻ Việt cảm động mà còn khiến họ khâm phục, muốn học hỏi ở chính anh rất nhiều điều. Mong rằng những ước mơ, những dự định của A Quả sẽ trở thành hiện thực và những thành công sẽ đến với anh cùng cô vợ trẻ trong tương lai không xa. Ảnh trong bài: Facebook nhân vật.
Ảnh chụp một lá thư viết tay với những câu chữ giản dị, thô mộc của một anh chồng người dân tộc H'mông phải sinh sống, học tập xa nhà gửi cho vợ ở quê Sa Pa, Lào Cai đang được đông đảo cư dân mạng Việt truyền tay nhau trong vài ngày gần đây. Chủ nhân của lá thư cảm động này là chàng trai có tên gọi Quả Bông Lan A Pao và những gì anh viết trong thư thực sự đã chạm đến trái tim nhiều người, khiến các bạn trẻ cảm nhận được đâu đó trong cuộc sống xô bồ, hiện đại vẫn có những con người sống và yêu thương nhau một cách rất chân thành, giản dị dù vẫn còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Đầu thư, Quả Bông Lan xin lỗi vợ vì không thể gửi về quê những chiếc áo ấm mới mua khi mùa đông đã đến. Cảm thấy có lỗi khi chỉ có thể gửi về những tấm áo đi xin được, anh chồng người dân tộc, đang học tập ở Hà Nội hứa khi có tiền sẽ gửi về những chiếc áo mới ấm nhất, đẹp nhất để bù đắp. Với những câu chữ ẩn chứa sự động viên, khích lệ vợ đi học chữ, học tiếng Anh, chàng trai người dân tộc còn khiến các bạn trẻ, dân mạng Việt cảm kích khi thể hiện được khát khao vươn lên, cải thiện cuộc sống nơi bản làng người dân tộc còn nhiều hủ tục, lạc hậu.
Do chứa đựng quá nhiều tình cảm và những ngôn từ giản dị, gần gũi nên người đọc đều không nghĩ đây là một bức thư "bịa" để thu hút sự chú ý trên mạng xã hội. Dò tìm danh tính và thông tin của chủ nhân bức thư tay này, được biết nhân vật đó tên thật là Giàng A Quả, sinh năm 1987, là người dân tộc H'mông, sinh ra và lớn lên ở Sa Pa, Lào Cai. Quả Bông Lan A Pao là tên gọi khác mọi người ở quê thường gọi A Quả. Trước đây A Quả cũng làm nông nhưng hiện tại đã xuống Hà Nội theo học Đại học Giao thông Vận tải.
Theo tâm sự của A Quả, do hoàn cảnh cuộc sống, công việc học tập nên anh buộc phải để cô vợ tên Thào Thị Lan, sinh năm 1993, cũng là người dân tộc H'mông ở lại quê nhà. Lấy nhau từ năm 2009, đã có hai đứa con nhưng quãng thời gian A Quả xa vợ đã là hơn 6 năm. Chuyện học hành và lo toan kinh tế đều rất vất vả, nhưng trong chừng ấy năm xa vợ, xa quê chàng trai người H'mông vẫn rất cố gắng, luôn nhớ thương vợ và mong muốn sớm trở về để bù đắp cho Thào Thị Lan đã chịu nhiều thiệt thòi.
Sinh ra ở một bản làng nghèo, nơi không ai biết chữ nên, dù được đi học rất muộn, đi lại khó khăn, xa xôi nhưng A Quả vẫn mong muốn có thể bằng cái chữ thay đổi lối sống còn nhiều hủ tục ở quê hương mình. Chàng trai trẻ mong rằng bản thân mình sau này sẽ trở thành trụ cột, gốc rễ để con cháu, người dân noi theo, chịu đi học để biết cái chữ, để có kiến thức và để thay đổi cuộc sống nghèo khó bấy lâu.
Không chỉ phấn đấu về mặt bản thân, A Quả cũng động viên vợ ở nhà chịu khó đi học giống như mình. Trong thư anh viết gửi chị Thào Thị Lan có đoạn: "Hai con ở nhà với ông bà vợ yên tâm đừng lo lắng, chịu khó tập trung mà học, học xong có cái nghề trong tay thì lúc đó vợ mới xuống Hà Nội với chồng được. Vợ chịu nhiều thiệt thòi lắm nhưng cố lên vì các con, vì mái ấm bé nhỏ của chúng ta, anh và em cùng cố vợ nhé. Vợ học tiếng Anh tầm 6 tháng, chồng sẽ nhờ chị Shu cho vợ đi học đường. Học đường sẽ tiếp thu trực tiếp, học hỏi rất nhanh".
Xác định ngoài học chữ ra thì việc tiếp xúc với những công nghệ hiện đại cũng rất cần thiết nên A Quả đang phấn đấu, tích góp tiền để mua tặng vợ một chiếc điện thoại để vợ có thể tập lên mạng và học tiếng Anh trên đó. Dù là một chàng trai H'mông, cách nói chuyện đơn giản và có phần ngây ngô, nhưng thông qua những ý nghĩ truyền đạt đến vợ, A Quả đã thể hiện anh là một người rất cấp tiến, có định hướng rõ ràng và rất kiên trì với sự nghiệp học tập.
Nhờ sự quyết tâm của mình, A Quả đã vượt qua hơn 5 năm học đại học theo hệ cử tuyển, đến nay anh đã tốt nghiệp trường Giao thông Vận tải và có rất nhiều kế hoạch cho bản thân. Nhưng điều đầu tiên mà anh chồng người H'mông này mong muốn đó là trở về quê hương mình, bù đắp cho cô vợ trẻ xinh đẹp đã chịu nhiều thiệt thòi trong suốt thời gian qua, vợ chồng cùng kiếm những cái nghề và ổn định cuộc sống. A Quả còn cho biết nếu có điều kiện và mọi chuyện tốt đẹp, sau này chắc chắn anh sẽ đưa vợ xuống Hà Nội xây dựng cuộc sống và làm việc tại Thủ đô.
Với tất cả tình cảm trong lá thư gửi vợ cùng những suy nghĩ cấp tiến, sự quyết tâm của mình, chàng trai trẻ Giàng A Quả không chỉ khiến nhiều bạn trẻ Việt cảm động mà còn khiến họ khâm phục, muốn học hỏi ở chính anh rất nhiều điều. Mong rằng những ước mơ, những dự định của A Quả sẽ trở thành hiện thực và những thành công sẽ đến với anh cùng cô vợ trẻ trong tương lai không xa. Ảnh trong bài: Facebook nhân vật.