"Cập bến" Việt Nam vào tháng 7/2016, ngay lập tức tựa game trên điện thoại di động Pokemon Go đã làm một số lượng lớn thanh niên, người dân Việt Nam như "điên đảo". Thời điểm Pokemon Go được tải miễn phí và chơi trên được cả hệ điều hành IOS lẫn Android cũng là lúc "làn sóng" thanh niên tải và chơi game được hình thành với số lượng khổng lồ. Cách chơi mới lạ, tương tác đỉnh cao giữa hai thế giới thực và ảo, hấp dẫn vô số người tham gia... có thể nói nhà phát hành game Pokemon Go đã rất thành công khi đưa game này tới Việt Nam.Biểu hiện của việc thanh niên, người dân Việt Nam chịu tác động từ sự xuất hiện của tựa game nêu trên chính là việc người người, nhà nhà đổ ra đường, mang theo điện thoại di động trên tay để bắt Pokemon Go. Trong khoảng 1 tuần đầu tiên khi game vừa ra mắt, ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng... cuộc sống dường như có một chút thay đổi với nhiều hình ảnh lạ lẫm.Bất kể ngày hay đêm, trên phố luôn rất đông các thanh niên, người dân cả nam và nữ lang thang đi bắt Pokemon. Là một tựa game có khả năng kích thích người chơi vận động, chính vì thế với sức lan tỏa của mình, game Pokemon Go đã lôi kéo một số lượng khổng lồ thanh niên Việt ra đường, đi dạo bộ mỗi ngày để săn những chú Pokemon hiếm, có sức mạnh vượt trội, làm giàu, đa dạng hơn bộ sưu tập quái vật bảo bối của mình.Khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngay trong buổi tối đầu tiên game Pokemon Go ra mắt, cho đến tận 2h sáng vẫn có rất đông thanh niên tụ tập, đi dạo quanh đó với hình ảnh quen thuộc là "mắt dán vào điện thoại" để bắt Pokemon. Thú vui và hành động này sau đó dường như trở thành một phong trào với số lượng người tham gia tăng mỗi ngày. Báo chí, truyền thông đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để viết về một "hiện tượng chưa từng có" trong cộng đồng giới trẻ khi họ tiếp xúc với game Pokemon Go.Nóng hổi, phổ biến và thịnh hành là thế nhưng nếu như là một người tinh ý, các bạn trẻ có thể nhận ra ngay rằng cho đến thời điểm hiện tại, tức là sau gần 2 tháng Pokemon Go ra mắt ở Việt Nam... số lượng người chơi, "mất ăn mất ngủ" vì tựa game này dường như đã giảm đi đáng kể. Biểu hiện rõ ràng nhất là gần đây trên phố xuất hiện ít, thậm chí là không còn cảnh người người mang theo điện thoại ra phố, người đi bộ, người đi xe máy để bắt Pokemon như trước nữa.Sự "sớm nở tối tàn" của phong trào chơi game Pokemon ở Việt Nam dường như đã thể hiện rất rõ một điều: Các bạn trẻ đua nhau tải game, đi bắt Pokemon hầu hết chỉ vì tâm lý tò mò, yêu thích những điều mới mẻ, ham chạy theo những thú vui nhất thời và có thể từ bỏ ngay lập tức khi đã chán. Việc các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin về tính hấp dẫn của Pokemon Go và cả những thành công của tựa game này ở nước ngoài trước đây cũng là một phần nguyên nhân tạo ra cơn sốt chơi Pokemon Go ở Việt Nam.Theo chia sẻ của bạn Vũ Nhất Nam, ở Nam Đồng, Hà Nội: "Nghe Pokemon Go ra mắt, có nhiều tính năng hay, sử dụng cả GPS và thấy bạn bè chơi rất nhiều nên mình cũng tải về và chơi thử. Ban đầu thấy game rất thú vị, càng vui hơn khi ra đường thấy có nhiều người cũng chơi game giống mình nên mình và nhóm bạn ganh đua nhau đi bắt Pokemon ghê lắm. Nhưng sau thấy việc đi bắt Pokemon dần trở nên nhàm chán và hiện cũng chưa thể đưa những quái vật mình bắt được vào đấu trường để tỉ thí nên mình và các bạn cũng dần bỏ game này rồi".Rất khó để chỉ trích một chiều rằng thanh niên Việt Nam "chỉ giỏi a dua, đua đòi" bởi đơn giản, trước khi đến Việt Nam, game Pokemon Go đã tạo ra cơn sốt ở rất nhiều quốc gia khác. Người chơi ở bất cứ đâu cũng có quyền chơi thử, trải nghiệm sơ qua game này trước khi quyết định theo đuổi, gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc thanh niên Việt ham mê Pokemon Go trong khoảng thời gian qua cũng mở ra nhiều trào lưu ăn theo nực cười khác gây nhức nhối trong dư luận. Đặc biệt là phong trào gái xinh hóa thân thành Pokemon chụp ảnh sexy, khoe hàng hay hình ảnh Pokemon được lợi dụng để đưa vào mọi thước phim quảng cáo dẫn đến sự nhàm chán.Và dù cơn sốt Pokemon Go đã tạm lắng đi nhưng việc số đông thanh niên ham mê nhất thời tựa game này cũng đã tạo ra một số hậu quả. Điển hình là việc nhiều người chơi do lười biếng, không muốn phải đi quá xa để bắt Pokemon đã tự động spam hoàng loạt vị trí giả mạo, thậm chí di chuyển cả vị trí trên nguồn dữ liệu bản đồ Việt Nam của đội ngũ Google Mapmaker để tạo ra các Pokestop, phục vụ cho quá trình chơi game được nhanh, tiện lợi hơn.Hành động này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn dữ liệu bản đồ Việt Nam mà nhóm Google Mapmaker cùng đông đảo dân mạng gây dựng từ lâu. Hậu quả nghiêm trọng này khiến nhóm Google Mapmaker Việt Nam đã phải đứng ra cảnh báo tới những người chơi game Pokemon Go, yêu cầu họ dừng ngay hành động phá hoại bản đồ này lại trước khi quá muộn. Quả thật... khi một phong trào đi qua, chúng vẫn luôn để lại một vài hậu quả, hoặc là những tác động tiêu cực đến những người tham gia và chúng luôn đáng để suy ngẫm trong hiện tại cũng như tương lai.
"Cập bến" Việt Nam vào tháng 7/2016, ngay lập tức tựa game trên điện thoại di động Pokemon Go đã làm một số lượng lớn thanh niên, người dân Việt Nam như "điên đảo". Thời điểm Pokemon Go được tải miễn phí và chơi trên được cả hệ điều hành IOS lẫn Android cũng là lúc "làn sóng" thanh niên tải và chơi game được hình thành với số lượng khổng lồ. Cách chơi mới lạ, tương tác đỉnh cao giữa hai thế giới thực và ảo, hấp dẫn vô số người tham gia... có thể nói nhà phát hành game Pokemon Go đã rất thành công khi đưa game này tới Việt Nam.
Biểu hiện của việc thanh niên, người dân Việt Nam chịu tác động từ sự xuất hiện của tựa game nêu trên chính là việc người người, nhà nhà đổ ra đường, mang theo điện thoại di động trên tay để bắt Pokemon Go. Trong khoảng 1 tuần đầu tiên khi game vừa ra mắt, ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng... cuộc sống dường như có một chút thay đổi với nhiều hình ảnh lạ lẫm.
Bất kể ngày hay đêm, trên phố luôn rất đông các thanh niên, người dân cả nam và nữ lang thang đi bắt Pokemon. Là một tựa game có khả năng kích thích người chơi vận động, chính vì thế với sức lan tỏa của mình, game Pokemon Go đã lôi kéo một số lượng khổng lồ thanh niên Việt ra đường, đi dạo bộ mỗi ngày để săn những chú Pokemon hiếm, có sức mạnh vượt trội, làm giàu, đa dạng hơn bộ sưu tập quái vật bảo bối của mình.
Khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngay trong buổi tối đầu tiên game Pokemon Go ra mắt, cho đến tận 2h sáng vẫn có rất đông thanh niên tụ tập, đi dạo quanh đó với hình ảnh quen thuộc là "mắt dán vào điện thoại" để bắt Pokemon. Thú vui và hành động này sau đó dường như trở thành một phong trào với số lượng người tham gia tăng mỗi ngày. Báo chí, truyền thông đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để viết về một "hiện tượng chưa từng có" trong cộng đồng giới trẻ khi họ tiếp xúc với game Pokemon Go.
Nóng hổi, phổ biến và thịnh hành là thế nhưng nếu như là một người tinh ý, các bạn trẻ có thể nhận ra ngay rằng cho đến thời điểm hiện tại, tức là sau gần 2 tháng Pokemon Go ra mắt ở Việt Nam... số lượng người chơi, "mất ăn mất ngủ" vì tựa game này dường như đã giảm đi đáng kể. Biểu hiện rõ ràng nhất là gần đây trên phố xuất hiện ít, thậm chí là không còn cảnh người người mang theo điện thoại ra phố, người đi bộ, người đi xe máy để bắt Pokemon như trước nữa.
Sự "sớm nở tối tàn" của phong trào chơi game Pokemon ở Việt Nam dường như đã thể hiện rất rõ một điều: Các bạn trẻ đua nhau tải game, đi bắt Pokemon hầu hết chỉ vì tâm lý tò mò, yêu thích những điều mới mẻ, ham chạy theo những thú vui nhất thời và có thể từ bỏ ngay lập tức khi đã chán. Việc các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin về tính hấp dẫn của Pokemon Go và cả những thành công của tựa game này ở nước ngoài trước đây cũng là một phần nguyên nhân tạo ra cơn sốt chơi Pokemon Go ở Việt Nam.
Theo chia sẻ của bạn Vũ Nhất Nam, ở Nam Đồng, Hà Nội: "Nghe Pokemon Go ra mắt, có nhiều tính năng hay, sử dụng cả GPS và thấy bạn bè chơi rất nhiều nên mình cũng tải về và chơi thử. Ban đầu thấy game rất thú vị, càng vui hơn khi ra đường thấy có nhiều người cũng chơi game giống mình nên mình và nhóm bạn ganh đua nhau đi bắt Pokemon ghê lắm. Nhưng sau thấy việc đi bắt Pokemon dần trở nên nhàm chán và hiện cũng chưa thể đưa những quái vật mình bắt được vào đấu trường để tỉ thí nên mình và các bạn cũng dần bỏ game này rồi".
Rất khó để chỉ trích một chiều rằng thanh niên Việt Nam "chỉ giỏi a dua, đua đòi" bởi đơn giản, trước khi đến Việt Nam, game Pokemon Go đã tạo ra cơn sốt ở rất nhiều quốc gia khác. Người chơi ở bất cứ đâu cũng có quyền chơi thử, trải nghiệm sơ qua game này trước khi quyết định theo đuổi, gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc thanh niên Việt ham mê Pokemon Go trong khoảng thời gian qua cũng mở ra nhiều trào lưu ăn theo nực cười khác gây nhức nhối trong dư luận. Đặc biệt là phong trào gái xinh hóa thân thành Pokemon chụp ảnh sexy, khoe hàng hay hình ảnh Pokemon được lợi dụng để đưa vào mọi thước phim quảng cáo dẫn đến sự nhàm chán.
Và dù cơn sốt Pokemon Go đã tạm lắng đi nhưng việc số đông thanh niên ham mê nhất thời tựa game này cũng đã tạo ra một số hậu quả. Điển hình là việc nhiều người chơi do lười biếng, không muốn phải đi quá xa để bắt Pokemon đã tự động spam hoàng loạt vị trí giả mạo, thậm chí di chuyển cả vị trí trên nguồn dữ liệu bản đồ Việt Nam của đội ngũ Google Mapmaker để tạo ra các Pokestop, phục vụ cho quá trình chơi game được nhanh, tiện lợi hơn.
Hành động này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn dữ liệu bản đồ Việt Nam mà nhóm Google Mapmaker cùng đông đảo dân mạng gây dựng từ lâu. Hậu quả nghiêm trọng này khiến nhóm Google Mapmaker Việt Nam đã phải đứng ra cảnh báo tới những người chơi game Pokemon Go, yêu cầu họ dừng ngay hành động phá hoại bản đồ này lại trước khi quá muộn. Quả thật... khi một phong trào đi qua, chúng vẫn luôn để lại một vài hậu quả, hoặc là những tác động tiêu cực đến những người tham gia và chúng luôn đáng để suy ngẫm trong hiện tại cũng như tương lai.