Đặng Huy Hoàng (sinh năm 1990, Hà Nội) là kỹ sư thiết kế ôtô, từng tốt nghiệp trường nghệ thuật ở Mỹ. Không chỉ ở Việt Nam, trong hội Lego quốc tế, Huy Hoàng cũng khá nổi tiếng khi sở hữu bộ sưu tập lên tới hàng nghìn mẫu. Các bộ Lego của chàng kỹ sư 31 tuổi có kích thước khác nhau. Thậm chí, anh còn có sở thích sưu tầm những mẫu Lego quý hiếm, được sản xuất từ những năm 60.Hoàng bắt đầu tìm hiểu, biết tới thú chơi này từ năm 2012, khi đang học ở Mỹ. Thời gian đầu, Hoàng mua từng bộ có hướng dẫn lắp ráp cụ thể, sau thời gian tìm hiểu chuyên sâu, anh bắt đầu tự thiết kế tác phẩm của mình.Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã sở hữu khoảng 70% các bộ Lego sản xuất từ năm 1989-2000, trong tương lai sẽ hướng đến sưu tập trọn bộ. Hoàng còn mua và lưu trữ các mẫu phiên bản giới hạn, không còn sản xuất trên thế giới.Đam mê các trò chơi xếp hình có từ khi Hoàng còn nhỏ. Giờ đây, bên cạnh công việc chuyên môn, Lego là thế giới tuyệt vời để anh thỏa sức sáng tạo."Nhìn bên ngoài, đây chỉ là những chi tiết lắp ghép cực kỳ đơn giản nhưng có khả năng liên kết gần như vô hạn. Hình hài nó được tạo ra thế nào phụ thuộc vào sự sáng tạo của mình. Ngoài ra, thú chơi này là cách giải trí lành mạnh, khiến mình không vùi đầu vào điện thoại".Ngoài những mẫu có sẵn, từ đầu năm 2020, Hoàng bắt đầu xếp Lego tái hiện lại khung cảnh làng quê, đình chùa Việt Nam, ngôi nhà thơ ấu, phố cổ Hà Nội...Để tạo nét độc đáo riêng cho bộ sưu tập, Hoàng lấy ý tưởng từ những khung cảnh, sự vật có thật tại thành phố - nơi mình sinh ra và lớn lên. Tất cả khung cảnh đều được thu nhỏ một cách tinh xảo, đầy màu sắc.Ví dụ, để tái hiện lại một chiếc thuyền, Hoàng phải tìm hiểu, thu thập lại một số hình ảnh thực tế, tính tỷ lệ từng bộ phận. Sau đó, anh nghiên cứu mảnh có sẵn của Lego, chọn lựa làm thử một phần của chiếc thuyền để chọn ra phương án tối ưu.Trung bình, Hoàng mất khoảng 2 tháng để phác thảo và tìm kiếm những mảnh ghép phù hợp cho mỗi tác phẩm. Sau đó, mất tiếp khoảng 2-3 tháng để lắp ráp và hoàn thiện công trình. "Để có một tác phẩm do mình sáng tạo ra, yếu tố quan trọng nhất là quyết định tỷ lệ của sản phẩm. Sau khi chọn được tỷ lệ, mình mới có thể chọn các mảnh ghép rời để tập hợp nguyên liệu".Trong hơn 8 năm chơi, sản phẩm ưng ý nhất của anh chính là chiếc xích lô. Đây cũng là một trong những sản phẩm đem cho Hoàng nhiều cảm xúc và tốn nhiều công sức nhất. "Chiếc xích lô được lắp ráp từ hơn 1.000 chi tiết. Để mô phỏng giống ngoài đời thực, mình mất khoảng 3 tháng, tìm kiếm và thu thập các mảnh ghép. Ngoài ra, chiếc đệm và bạt che của xích lô, mình phải đặt mua trong một bộ sưu tập Lego dành cho các bạn nữ, sản xuất năm 1998".Chàng trai Hà thành tiết lộ chi phí bỏ ra cho sở thích này khá tốn kém, song lỡ thích nên không thể dừng lại được. "Cũng giống một số bạn thích giày, túi xách, cây cảnh, thú cưng... thì mình thích Lego. Khi đã tự chủ tài chính, mình có thể cân đối các khoản chi tiêu để có thể tự chơi mà không phiền tới ai. Đặc biệt, điều quan trọng nhất là mình luôn nhận được sự ủng hộ từ gia đình và bà xã".Chàng kỹ sư Hà thành cho biết bảo quản các mô hình này cũng rất khó. Phải có tủ kính chống bám bụi, để các chi tiết trong hộp, phân theo từng nhóm màu và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các mảnh ghép được phân chia rõ ràng để tiện cho việc kiểm kê, trích xuất khi cần sử dụng. Trong tương lai, Hoàng mong muốn mở rộng không gian thành nơi trưng bày hay bảo tàng cho bộ sưu tập của mình.
Đặng Huy Hoàng (sinh năm 1990, Hà Nội) là kỹ sư thiết kế ôtô, từng tốt nghiệp trường nghệ thuật ở Mỹ. Không chỉ ở Việt Nam, trong hội Lego quốc tế, Huy Hoàng cũng khá nổi tiếng khi sở hữu bộ sưu tập lên tới hàng nghìn mẫu. Các bộ Lego của chàng kỹ sư 31 tuổi có kích thước khác nhau. Thậm chí, anh còn có sở thích sưu tầm những mẫu Lego quý hiếm, được sản xuất từ những năm 60.
Hoàng bắt đầu tìm hiểu, biết tới thú chơi này từ năm 2012, khi đang học ở Mỹ. Thời gian đầu, Hoàng mua từng bộ có hướng dẫn lắp ráp cụ thể, sau thời gian tìm hiểu chuyên sâu, anh bắt đầu tự thiết kế tác phẩm của mình.
Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã sở hữu khoảng 70% các bộ Lego sản xuất từ năm 1989-2000, trong tương lai sẽ hướng đến sưu tập trọn bộ. Hoàng còn mua và lưu trữ các mẫu phiên bản giới hạn, không còn sản xuất trên thế giới.
Đam mê các trò chơi xếp hình có từ khi Hoàng còn nhỏ. Giờ đây, bên cạnh công việc chuyên môn, Lego là thế giới tuyệt vời để anh thỏa sức sáng tạo.
"Nhìn bên ngoài, đây chỉ là những chi tiết lắp ghép cực kỳ đơn giản nhưng có khả năng liên kết gần như vô hạn. Hình hài nó được tạo ra thế nào phụ thuộc vào sự sáng tạo của mình. Ngoài ra, thú chơi này là cách giải trí lành mạnh, khiến mình không vùi đầu vào điện thoại".
Ngoài những mẫu có sẵn, từ đầu năm 2020, Hoàng bắt đầu xếp Lego tái hiện lại khung cảnh làng quê, đình chùa Việt Nam, ngôi nhà thơ ấu, phố cổ Hà Nội...
Để tạo nét độc đáo riêng cho bộ sưu tập, Hoàng lấy ý tưởng từ những khung cảnh, sự vật có thật tại thành phố - nơi mình sinh ra và lớn lên. Tất cả khung cảnh đều được thu nhỏ một cách tinh xảo, đầy màu sắc.
Ví dụ, để tái hiện lại một chiếc thuyền, Hoàng phải tìm hiểu, thu thập lại một số hình ảnh thực tế, tính tỷ lệ từng bộ phận. Sau đó, anh nghiên cứu mảnh có sẵn của Lego, chọn lựa làm thử một phần của chiếc thuyền để chọn ra phương án tối ưu.
Trung bình, Hoàng mất khoảng 2 tháng để phác thảo và tìm kiếm những mảnh ghép phù hợp cho mỗi tác phẩm. Sau đó, mất tiếp khoảng 2-3 tháng để lắp ráp và hoàn thiện công trình. "Để có một tác phẩm do mình sáng tạo ra, yếu tố quan trọng nhất là quyết định tỷ lệ của sản phẩm. Sau khi chọn được tỷ lệ, mình mới có thể chọn các mảnh ghép rời để tập hợp nguyên liệu".
Trong hơn 8 năm chơi, sản phẩm ưng ý nhất của anh chính là chiếc xích lô. Đây cũng là một trong những sản phẩm đem cho Hoàng nhiều cảm xúc và tốn nhiều công sức nhất. "Chiếc xích lô được lắp ráp từ hơn 1.000 chi tiết. Để mô phỏng giống ngoài đời thực, mình mất khoảng 3 tháng, tìm kiếm và thu thập các mảnh ghép. Ngoài ra, chiếc đệm và bạt che của xích lô, mình phải đặt mua trong một bộ sưu tập Lego dành cho các bạn nữ, sản xuất năm 1998".
Chàng trai Hà thành tiết lộ chi phí bỏ ra cho sở thích này khá tốn kém, song lỡ thích nên không thể dừng lại được. "Cũng giống một số bạn thích giày, túi xách, cây cảnh, thú cưng... thì mình thích Lego. Khi đã tự chủ tài chính, mình có thể cân đối các khoản chi tiêu để có thể tự chơi mà không phiền tới ai. Đặc biệt, điều quan trọng nhất là mình luôn nhận được sự ủng hộ từ gia đình và bà xã".
Chàng kỹ sư Hà thành cho biết bảo quản các mô hình này cũng rất khó. Phải có tủ kính chống bám bụi, để các chi tiết trong hộp, phân theo từng nhóm màu và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các mảnh ghép được phân chia rõ ràng để tiện cho việc kiểm kê, trích xuất khi cần sử dụng. Trong tương lai, Hoàng mong muốn mở rộng không gian thành nơi trưng bày hay bảo tàng cho bộ sưu tập của mình.