"Bà năm nay mừng thọ 75 tuổi. Tuổi thơ của bà là những ngày chăn trâu cắt cỏ, chân lấm tay bùn, một mình bà vật lộn với cuộc sống mưu sinh (bởi các cụ đã mất khi bà vừa mới sinh ra). Những ngày chiến tranh bom đạn khói lửa, ông ra trận, bà ở nhà nuôi các bác khôn lớn, rồi chăm bẵm em lớn khôn từng ngày, bởi em không có cha, không có họ nội, người mẹ tật nguyền chẳng được minh mẫn do chất độc màu da cam cũng rời xa khi em còn thơ bé"... đọc đến đây chắc ai cũng phải rơi nước mắt vì câu chuyện xúc động về bà của một cô gái mồ côi. Ảnh nhân vật cung cấp.Cô cháu gái xinh đẹp và cũng là tác giả của câu chuyện cảm động ấy có tên Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1996, ở Quế Võ, Bắc Ninh), hiện là sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội. Bà ngoại 75 tuổi đáng kính của Phượng là cụ Nguyễn Thị Mơ (tên khác là Nguyễn Thị Khoai).Chỉ qua một vài trang giấy có lẽ không thể viết hết được những công lao chăm sóc và tình yêu thương mà bà ngoại đã dành cho cô cháu gái bé nhỏ bị thiệt thòi vì không có bố, mẹ mất sớm vì nhiễm chất độc màu da cam khi Phượng mới 14 tuổi. Trong gia đình Phượng, ngoài mẹ còn có người cậu cũng bị nhiễm chất độc da cam và qua đời khi mới 2 tháng tuổi."21 năm qua, một mình ngoại chăm em từng miếng cơm manh áo; một mình ngoại cố gắng vượt qua tất cả không để em thiệt thòi so với bạn bè. Có lẽ do bà không được học nhiều nên không răn dạy em được những lời như người ta vẫn nhắc nhở, bà chỉ mong em học hành đến nơi đến chốn để sau này đỡ khổ. Thay vào đó, những cử chỉ, lời nói, cách sống, đối nhân xử thế, lòng nhân hậu và yêu thương mọi người của bà là điều em học được mà bà không cần phải nói ra", Nguyễn Thị Phượng tự hào kể về người bà đáng kính của mình.Để không phụ công bà một mình vật lộn với cuộc sống mưu sinh chăm lo cho cháu gái bé nhỏ thành người, được đi học đại học, cô nữ sinh Công Nghiệp luôn cố gắng là cháu ngoan, trò giỏi. Và trong suốt những năm học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Thị Phượng luôn là học sinh giỏi trong lớp cũng như cấp huyện, cấp tỉnh, nhận được nhiều học bổng. Cô bạn cũng từng là lớp phó, Bí thư, thành viên trong Ban chấp hành Đoàn trường...Giờ đã là một sinh viên học đại học xa nhà, không còn được ở bên bà mỗi ngày, đưa bà đi mua thuốc mỗi khi bà ốm, nhưng Phượng vẫn luôn tự động viên mình phải cố gắng để bà yên lòng. Ngoài tập trung cho việc học, Phượng còn đi dạy gia sư để kiếm thêm tiền trang trải cho sinh hoạt hằng ngày, mặc dù vậy thi thoảng cô bạn vẫn phải xin bà thêm."Nay tóc bà đã trắng, lưng bà đã còng, nụ cười đã móm mém, em không biết sẽ còn được bên bà bao lâu nữa, nên lúc nào cũng đòi chụp ảnh, lưu lại từng khoảnh khắc của bà. Hôm nay trong lúc nghỉ ngơi, khi 2 bà cháu làm vườn, em đã quay lại video này và bỗng rất muốn khoe nụ cười của bà với mọi người, khoe về người phụ nữ tuyệt vời nhất của em", cô cháu gái xinh đẹp cho biết thêm, "Em không biết vắng em, ở nhà bà có hát không nhưng mỗi khi em về bà luôn ngẫu hứng hát cho em nghe".Ngoài bà ngoại nay gần 80 tuổi, khi nhắc đến người mẹ đã mất của mình, cô gái Bắc Ninh cho biết: "Mẹ em không được minh mẫn như bao người mẹ khác nhưng tình mẫu tử thì không khác chút nào cả. Cả bà và mẹ thương em từ những điều nhỏ nhất. Anh chị, bạn bè luôn yêu quý, quan tâm và là nguồn động viên tinh thần để em có thể vượt qua tất cả".Bên cạnh những thành tích có được, Nguyễn Thị Phượng hiện còn là chủ nhiệm của một nhóm từ thiện có tên Từ Thiện Tại Tâm. Mục đích thôi thúc cô gái trẻ thành lập nhóm là vì khi nhìn thấy những mảnh đời cơ nhỡ, Phượng không thể cầm lòng được. Mặc dù gặp thiệt thòi nhưng cô gái trẻ lại luôn cảm thấy mình đã may mắn, may mắn hơn họ rất nhiều.Mỗi tháng, nhóm của Phượng nấu cơm đóng hộp phát cho người vô gia cư trên địa bàn Hà Nội. Đợt rét đậm vừa qua, cả nhóm mang nhu yếu phẩm, mắm muối, mì chính bột canh, sách bút, quần áo cho 55 hộ nghèo ở một số thôn tại Yên Bái... Dù đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa nhưng cô chủ nhiệm của nhóm từ thiện vẫn luôn cho rằng mình thật kém cỏi khi chưa dẫn dắt nhóm tốt hơn. Ảnh nhân vật cung cấp.
"Bà năm nay mừng thọ 75 tuổi. Tuổi thơ của bà là những ngày chăn trâu cắt cỏ, chân lấm tay bùn, một mình bà vật lộn với cuộc sống mưu sinh (bởi các cụ đã mất khi bà vừa mới sinh ra). Những ngày chiến tranh bom đạn khói lửa, ông ra trận, bà ở nhà nuôi các bác khôn lớn, rồi chăm bẵm em lớn khôn từng ngày, bởi em không có cha, không có họ nội, người mẹ tật nguyền chẳng được minh mẫn do chất độc màu da cam cũng rời xa khi em còn thơ bé"... đọc đến đây chắc ai cũng phải rơi nước mắt vì câu chuyện xúc động về bà của một cô gái mồ côi. Ảnh nhân vật cung cấp.
Cô cháu gái xinh đẹp và cũng là tác giả của câu chuyện cảm động ấy có tên Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1996, ở Quế Võ, Bắc Ninh), hiện là sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội. Bà ngoại 75 tuổi đáng kính của Phượng là cụ Nguyễn Thị Mơ (tên khác là Nguyễn Thị Khoai).
Chỉ qua một vài trang giấy có lẽ không thể viết hết được những công lao chăm sóc và tình yêu thương mà bà ngoại đã dành cho cô cháu gái bé nhỏ bị thiệt thòi vì không có bố, mẹ mất sớm vì nhiễm chất độc màu da cam khi Phượng mới 14 tuổi. Trong gia đình Phượng, ngoài mẹ còn có người cậu cũng bị nhiễm chất độc da cam và qua đời khi mới 2 tháng tuổi.
"21 năm qua, một mình ngoại chăm em từng miếng cơm manh áo; một mình ngoại cố gắng vượt qua tất cả không để em thiệt thòi so với bạn bè. Có lẽ do bà không được học nhiều nên không răn dạy em được những lời như người ta vẫn nhắc nhở, bà chỉ mong em học hành đến nơi đến chốn để sau này đỡ khổ. Thay vào đó, những cử chỉ, lời nói, cách sống, đối nhân xử thế, lòng nhân hậu và yêu thương mọi người của bà là điều em học được mà bà không cần phải nói ra", Nguyễn Thị Phượng tự hào kể về người bà đáng kính của mình.
Để không phụ công bà một mình vật lộn với cuộc sống mưu sinh chăm lo cho cháu gái bé nhỏ thành người, được đi học đại học, cô nữ sinh Công Nghiệp luôn cố gắng là cháu ngoan, trò giỏi. Và trong suốt những năm học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Thị Phượng luôn là học sinh giỏi trong lớp cũng như cấp huyện, cấp tỉnh, nhận được nhiều học bổng. Cô bạn cũng từng là lớp phó, Bí thư, thành viên trong Ban chấp hành Đoàn trường...
Giờ đã là một sinh viên học đại học xa nhà, không còn được ở bên bà mỗi ngày, đưa bà đi mua thuốc mỗi khi bà ốm, nhưng Phượng vẫn luôn tự động viên mình phải cố gắng để bà yên lòng. Ngoài tập trung cho việc học, Phượng còn đi dạy gia sư để kiếm thêm tiền trang trải cho sinh hoạt hằng ngày, mặc dù vậy thi thoảng cô bạn vẫn phải xin bà thêm.
"Nay tóc bà đã trắng, lưng bà đã còng, nụ cười đã móm mém, em không biết sẽ còn được bên bà bao lâu nữa, nên lúc nào cũng đòi chụp ảnh, lưu lại từng khoảnh khắc của bà. Hôm nay trong lúc nghỉ ngơi, khi 2 bà cháu làm vườn, em đã quay lại video này và bỗng rất muốn khoe nụ cười của bà với mọi người, khoe về người phụ nữ tuyệt vời nhất của em", cô cháu gái xinh đẹp cho biết thêm, "Em không biết vắng em, ở nhà bà có hát không nhưng mỗi khi em về bà luôn ngẫu hứng hát cho em nghe".
Ngoài bà ngoại nay gần 80 tuổi, khi nhắc đến người mẹ đã mất của mình, cô gái Bắc Ninh cho biết: "Mẹ em không được minh mẫn như bao người mẹ khác nhưng tình mẫu tử thì không khác chút nào cả. Cả bà và mẹ thương em từ những điều nhỏ nhất. Anh chị, bạn bè luôn yêu quý, quan tâm và là nguồn động viên tinh thần để em có thể vượt qua tất cả".
Bên cạnh những thành tích có được, Nguyễn Thị Phượng hiện còn là chủ nhiệm của một nhóm từ thiện có tên Từ Thiện Tại Tâm. Mục đích thôi thúc cô gái trẻ thành lập nhóm là vì khi nhìn thấy những mảnh đời cơ nhỡ, Phượng không thể cầm lòng được. Mặc dù gặp thiệt thòi nhưng cô gái trẻ lại luôn cảm thấy mình đã may mắn, may mắn hơn họ rất nhiều.
Mỗi tháng, nhóm của Phượng nấu cơm đóng hộp phát cho người vô gia cư trên địa bàn Hà Nội. Đợt rét đậm vừa qua, cả nhóm mang nhu yếu phẩm, mắm muối, mì chính bột canh, sách bút, quần áo cho 55 hộ nghèo ở một số thôn tại Yên Bái... Dù đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa nhưng cô chủ nhiệm của nhóm từ thiện vẫn luôn cho rằng mình thật kém cỏi khi chưa dẫn dắt nhóm tốt hơn. Ảnh nhân vật cung cấp.