Thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội được coi là nơi khởi xướng cho "phong trào" dựng nhà bằng gỗ mít. Tại đây, có nhiều gia đình không tiếc tiền để tậu loại gỗ này về làm nhà. Trong ảnh là cổng nhà ông Nguyễn Duy Khang (52 tuổi) được làm bằng gỗ mít.
Ông Khang cho biết: "Ngôi nhà này trước đây là nhà cổ, nhưng sau một thời gian, nó xuống cấp, khá trầm trọng, nên ông cùng người thân mua gỗ mít về để làm lại nhà. Đến lúc này, ngôi nhà có hơn 90% là gỗ mít, chỉ có bức tường phía sau và 2 bên hồi nhà là làm bằng đá tổ ong".
Lý giải về tại sao ông lại chọn gỗ mít để làm nhà, ông Khang nói: "Gỗ mít vừa thơm, vừa đẹp lại vừa bền, dễ đục đẽo, ít cong vênh, mối mọt..."
"Ngôi nhà này, riêng tiền gỗ mít không là hơn 1 tỉ đồng", ông Khang tâm sự. Nhưng theo ông Khang thì việc mua được gỗ mít cũng không đơn giản, ông và người nhà phải đi hỏi nhà nào có gỗ mít to thì mua gom, nhiều năm sau mới làm được ngôi nhà như vậy".
Không chỉ dựng bằng gỗ mít thô mộc mà ông Khang còn cho chạm trổ tỉ mỉ. Từ cột, đến cánh cửa... đều được trang trí hoa văn. Đặc biệt, công đoạn đục đẽo hoàn toàn làm bằng tay, không làm bằng máy, vì thế mất khá nhiều thời gian và công sức.
Ngôi nhà của ông Khang có 5 gian, kết cấu kiểu truyền thống như bao gia đình ở nông thôn Việt khác: 3 gian chính và 2 gian phụ còn được gọi là buồng đông, buồng tây.
Ngoài ngôi nhà thì phần lớn các đồ vật cũng đều làm từ nguyên liệu độc là gỗ mít. Từ con rồng...
... đến bàn thờ hay những câu hoành phi đều được làm bằng loại gỗ này, rất tương xứng với ngôi nhà.
Gần nhà ông Khang, có nhiều gia đình khác cũng chuộng "mốt" dựng nhà từ gỗ mít. Đây là ngôi nhà của anh Nguyễn Duy Sơn (38 tuổi, ở thôn 1, xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Theo anh Sơn, để làm được ngôi nhà này, anh bỏ ra hơn 1 tỉ đồng để mua gỗ.
"Riêng mỗi cây cột như thế này có giá khoảng 60 triệu đồng", anh Sơn nói.
"Để làm được ngôi nhà này, tôi phải đặt sẵn các thợ làm gỗ mít ở xã Hương Ngãi , Thạch Thất. Họ làm thành ngôi nhà rồi mới đem tới đây dựng".
Cũng theo anh Sơn, các đồ thờ cúng cũng được làm bằng gỗ mít cho thơm. Gỗ mít vừa bền, vừa tốt, nên mọi người ở quê anh rất tin dùng.
Thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội được coi là nơi khởi xướng cho "phong trào" dựng nhà bằng gỗ mít. Tại đây, có nhiều gia đình không tiếc tiền để tậu loại gỗ này về làm nhà. Trong ảnh là cổng nhà ông Nguyễn Duy Khang (52 tuổi) được làm bằng gỗ mít.
Ông Khang cho biết: "Ngôi nhà này trước đây là nhà cổ, nhưng sau một thời gian, nó xuống cấp, khá trầm trọng, nên ông cùng người thân mua gỗ mít về để làm lại nhà. Đến lúc này, ngôi nhà có hơn 90% là gỗ mít, chỉ có bức tường phía sau và 2 bên hồi nhà là làm bằng đá tổ ong".
Lý giải về tại sao ông lại chọn gỗ mít để làm nhà, ông Khang nói: "Gỗ mít vừa thơm, vừa đẹp lại vừa bền, dễ đục đẽo, ít cong vênh, mối mọt..."
"Ngôi nhà này, riêng tiền gỗ mít không là hơn 1 tỉ đồng", ông Khang tâm sự. Nhưng theo ông Khang thì việc mua được gỗ mít cũng không đơn giản, ông và người nhà phải đi hỏi nhà nào có gỗ mít to thì mua gom, nhiều năm sau mới làm được ngôi nhà như vậy".
Không chỉ dựng bằng gỗ mít thô mộc mà ông Khang còn cho chạm trổ tỉ mỉ. Từ cột, đến cánh cửa... đều được trang trí hoa văn. Đặc biệt, công đoạn đục đẽo hoàn toàn làm bằng tay, không làm bằng máy, vì thế mất khá nhiều thời gian và công sức.
Ngôi nhà của ông Khang có 5 gian, kết cấu kiểu truyền thống như bao gia đình ở nông thôn Việt khác: 3 gian chính và 2 gian phụ còn được gọi là buồng đông, buồng tây.
Ngoài ngôi nhà thì phần lớn các đồ vật cũng đều làm từ nguyên liệu độc là gỗ mít. Từ con rồng...
... đến bàn thờ hay những câu hoành phi đều được làm bằng loại gỗ này, rất tương xứng với ngôi nhà.
Gần nhà ông Khang, có nhiều gia đình khác cũng chuộng "mốt" dựng nhà từ gỗ mít. Đây là ngôi nhà của anh Nguyễn Duy Sơn (38 tuổi, ở thôn 1, xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Theo anh Sơn, để làm được ngôi nhà này, anh bỏ ra hơn 1 tỉ đồng để mua gỗ.
"Riêng mỗi cây cột như thế này có giá khoảng 60 triệu đồng", anh Sơn nói.
"Để làm được ngôi nhà này, tôi phải đặt sẵn các thợ làm gỗ mít ở xã Hương Ngãi , Thạch Thất. Họ làm thành ngôi nhà rồi mới đem tới đây dựng".
Cũng theo anh Sơn, các đồ thờ cúng cũng được làm bằng gỗ mít cho thơm. Gỗ mít vừa bền, vừa tốt, nên mọi người ở quê anh rất tin dùng.