1. “Ngôi nhà thở” ở Đông Anh, Hà Nội
“Ngôi nhà thở” hay còn gọi là "Nhà biết thở" ở Đông Anh, Hà Nội là tác phẩm của công ty thiết kế H&P ở Việt Nam, lấy cảm hứng từ việc hoà hợp với thiên nhiên, sự riêng tư và không gian độc đáo khiến ngôi nhà trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: CafeLand.Thiết kế ngôi nhà độc lạ này tập trung vào thiết kế lại nội thất cũng như mặt tiền bên ngoài. Ảnh: CafeLand.Không gian sử dụng sẽ được bố trí ở các khoảng trống, tác động lên các trần ngăn và các tầng để ánh sáng tự nhiên có thể len lỏi vào trong từng ngóc ngách của toà nhà. Ảnh: CafeLand.Ngoài ra, mặt tiền hai lớp che bên ngoài gồm lớp kính trải dài bên trong và lớp màn gạch gốm tái chế ở bên ngoài. Ảnh: CafeLand.Các chậu cây được xếp ngẫu nhiên ở khoảng không gian trống có tác dụng điều chỉnh độ ẩm và giảm thiểu bức xạ nhiệt. Ảnh: CafeLand. 2. Ngôi nhà xây từ 8800 chai nhựa tái chế
Ngôi nhà được xây từ 8800 chai nhựa tái chế này là sản phẩm thuộc dự án “Trường học thiên nhiên” của Nông trại hữu cơ Tuệ Viên, Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Reatimes.vn.Với diện tích chỉ khoảng 10m2, ngôi nhà chai này được coi là một sản phẩm tái chế, nhưng để thực hiện được nó lại là một “bài toán tái chế nâng cao”. Ảnh: Reatimes.vnBởi chưa từng có những mô hình như thế trước đây ở Việt Nam, và chi phí bỏ ra để xây dựng ngôi nhà tái chế kiểu mẫu cũng không hề rẻ. Ảnh: Reatimes.vn.Chỉ riêng khâu thu gom chai nhựa, nhiều khi những bạn trẻ thực hiện dự án này đã phải bỏ tiền túi ra mua lại từ công nhân vệ sinh. Ảnh: Reatimes.vn.Phần nền, móng, cột nhà vẫn phải sử dụng gạch, xi măng như những công trình thông thường khác. Ảnh: Reatimes.vn. 3. Nhà ruộng bậc thang ở Hà Tĩnh
Ngôi nhà ruộng bậc thang ở Hà Tĩnh được hoàn thành vào năm 2015, nằm trong chuỗi dự án phát triển kiến nông (Agritecture) với quan điểm coi sự hòa trộn Kiến trúc (Architecture) với Nông nghiệp (Agriculture) là nền tảng của phát triển bền vững. Ảnh: ArchDaily.Thiết kế hòa trộn hai yếu tố đặc trưng của nông thôn Việt Nam là ngôi nhà (không gian cư trú) và ruộng bậc thang (không gian canh tác) tạo nên một tổ ấm. Các ranh giới ngoài - trong; trên - dưới; chung - riêng được xóa mờ. Ảnh: ArchDaily.Khu vực trồng trọt chính là ruộng bậc thang được bố trí trên mái. Hai bên sườn dốc là hệ thống thủy lợi để tưới tiêu cho khu đất nông nghiệp và giảm thiểu tác động bất lợi của điều kiện môi trường sống và gió mùa nhiệt đới như việc thiếu cây xanh, tiếng ồn, bụi và khói, nhiệt độ, bão. Ảnh: ArchDaily. Với những khu vườn trải dài trên mái chủ nhà có thể thoải mái trồng cây cảnh, rau xanh phục vụ cho nhu cầu rau sạch hàng ngày trong gia đình. Ảnh: ArchDaily.Khu vực sinh hoạt được bố trí kéo léo theo độ dốc của mái nhà từ tầng 1 lên tầng 3 với 1 phòng khách; 1 phòng bếp; 4 phòng ngủ và tầng trên cùng là nơi thờ tự. Không gian sinh hoạt chung tạo được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không tạo khoảng cách riêng biệt từng cá nhân. Ảnh: ArchDaily. 4. Nhà đá ở Quảng Bình
Ngôi nhà đá ở Đồng Hới, Quảng Bình do anh Phạm Hùng, là một kiến trúc sư đồng thời là chủ căn nhà độc lạ này thiết kế. Ảnh: Trí thức trẻTrên khu đất 110m2, ngôi nhà với mặt tiền sử dụng đá chẻ và gạch thông gió ở Quảng Bình khiến người xem phải ngỡ ngàng bởi thiết kế khác lạ nhưng vô cùng tiện nghi. Ảnh: Trí thức trẻ.Để xây ngôi nhà một tầng và một gác lửng này anh Hùng đã phải mất 10 tháng trời ròng rã vừa thi công vừa hoàn thiện. Tổng chi phí xây nhà vào khoảng 800 triệu đồng. Ảnh: Trí thức trẻ.Ngôi nhà của anh gồm 1 tầng trệt, 1 tầng lửng. Tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, phòng khách, bếp, ăn. Còn tầng lửng là bố trí phòng thờ và một phòng ngủ lớn. Ảnh: Trí thức trẻ.Điểm ấn tượng và thu hút nhất của ngôi nhà này đó là mặt tiền sử dụng đá chẻ và gạch thông gió. Để có được sự khác lạ độc đáo này anh đã phải đích thân đi khắp các tỉnh để chọn loại gạch, đá mà anh thích. Quá trình thi công mặt tiền cũng rất tỉ mỉ với nhiều công đoạn phức tạp. Ảnh: Trí thức trẻ.
5. Nhà "mọc cây" ở TP. HCM
Ngôi nhà mọc cây có tên gọi là “House for trees”do Công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa thiết kế, với 2 phòng ngủ dành cho gia đình 3 người ở. Ảnh: Trí Thức Trẻ.Dự án được xây dựng tại Quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh). Với ý tưởng sáng tạo, không chỉ đạt giải thưởng kiến trúc ở Anh năm 2014, vừa qua, "House for trees" còn là một trong ba công trình đoạt được giải thưởng kiến trúc quốc tế 2015. Ảnh: Trí Thức Trẻ.Đây cũng là công trình đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng với bê tông cốp pha tre. Vật liệu này giúp tiết kiệm hiệu quả chi phí thi công cho gia chủ. Ảnh: Trí Thức Trẻ.Công trình xây dựng trên một lô đất trống diện tích 474.3m², dựa trên ý tưởng những chậu cây cực kỳ độc đáo. “House for trees” được chia thành 5 khối lăng trụ, phần mái được trồng cây xanh. Khoảng đất trống giữa các khối lăng trụ được tận dụng để tạo nên những khu vườn nho nhỏ. Ảnh: Trí Thức Trẻ.Sự góp mặt của cây xanh ở hầu khắp các nơi trong diện tích sử dụng như thế này đã tạo nên bầu không khí vô cùng trong lành, tươi xanh giữa một đô thị tấp nập như Sài Thành. Ảnh: Trí Thức Trẻ.Hệ thống cửa ra vào, cửa sổ đều được thiết kế đơn giản nhằm tối đa hóa sự thông thoáng cho mọi phòng. Ảnh: Trí Thức Trẻ.
1. “Ngôi nhà thở” ở Đông Anh, Hà Nội
“Ngôi nhà thở” hay còn gọi là "Nhà biết thở" ở Đông Anh, Hà Nội là tác phẩm của công ty thiết kế H&P ở Việt Nam, lấy cảm hứng từ việc hoà hợp với thiên nhiên, sự riêng tư và không gian độc đáo khiến ngôi nhà trở nên đặc biệt hơn. Ảnh: CafeLand.
Thiết kế ngôi nhà độc lạ này tập trung vào thiết kế lại nội thất cũng như mặt tiền bên ngoài. Ảnh: CafeLand.
Không gian sử dụng sẽ được bố trí ở các khoảng trống, tác động lên các trần ngăn và các tầng để ánh sáng tự nhiên có thể len lỏi vào trong từng ngóc ngách của toà nhà. Ảnh: CafeLand.
Ngoài ra, mặt tiền hai lớp che bên ngoài gồm lớp kính trải dài bên trong và lớp màn gạch gốm tái chế ở bên ngoài. Ảnh: CafeLand.
Các chậu cây được xếp ngẫu nhiên ở khoảng không gian trống có tác dụng điều chỉnh độ ẩm và giảm thiểu bức xạ nhiệt. Ảnh: CafeLand.
2. Ngôi nhà xây từ 8800 chai nhựa tái chế
Ngôi nhà được xây từ 8800 chai nhựa tái chế này là sản phẩm thuộc dự án “Trường học thiên nhiên” của Nông trại hữu cơ Tuệ Viên, Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Reatimes.vn.
Với diện tích chỉ khoảng 10m2, ngôi nhà chai này được coi là một sản phẩm tái chế, nhưng để thực hiện được nó lại là một “bài toán tái chế nâng cao”. Ảnh: Reatimes.vn
Bởi chưa từng có những mô hình như thế trước đây ở Việt Nam, và chi phí bỏ ra để xây dựng ngôi nhà tái chế kiểu mẫu cũng không hề rẻ. Ảnh: Reatimes.vn.
Chỉ riêng khâu thu gom chai nhựa, nhiều khi những bạn trẻ thực hiện dự án này đã phải bỏ tiền túi ra mua lại từ công nhân vệ sinh. Ảnh: Reatimes.vn.
Phần nền, móng, cột nhà vẫn phải sử dụng gạch, xi măng như những công trình thông thường khác. Ảnh: Reatimes.vn.
3. Nhà ruộng bậc thang ở Hà Tĩnh
Ngôi nhà ruộng bậc thang ở Hà Tĩnh được hoàn thành vào năm 2015, nằm trong chuỗi dự án phát triển kiến nông (Agritecture) với quan điểm coi sự hòa trộn Kiến trúc (Architecture) với Nông nghiệp (Agriculture) là nền tảng của phát triển bền vững. Ảnh: ArchDaily.
Thiết kế hòa trộn hai yếu tố đặc trưng của nông thôn Việt Nam là ngôi nhà (không gian cư trú) và ruộng bậc thang (không gian canh tác) tạo nên một tổ ấm. Các ranh giới ngoài - trong; trên - dưới; chung - riêng được xóa mờ. Ảnh: ArchDaily.
Khu vực trồng trọt chính là ruộng bậc thang được bố trí trên mái. Hai bên sườn dốc là hệ thống thủy lợi để tưới tiêu cho khu đất nông nghiệp và giảm thiểu tác động bất lợi của điều kiện môi trường sống và gió mùa nhiệt đới như việc thiếu cây xanh, tiếng ồn, bụi và khói, nhiệt độ, bão. Ảnh: ArchDaily.
Với những khu vườn trải dài trên mái chủ nhà có thể thoải mái trồng cây cảnh, rau xanh phục vụ cho nhu cầu rau sạch hàng ngày trong gia đình. Ảnh: ArchDaily.
Khu vực sinh hoạt được bố trí kéo léo theo độ dốc của mái nhà từ tầng 1 lên tầng 3 với 1 phòng khách; 1 phòng bếp; 4 phòng ngủ và tầng trên cùng là nơi thờ tự. Không gian sinh hoạt chung tạo được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không tạo khoảng cách riêng biệt từng cá nhân. Ảnh: ArchDaily.
4. Nhà đá ở Quảng Bình
Ngôi nhà đá ở Đồng Hới, Quảng Bình do anh Phạm Hùng, là một kiến trúc sư đồng thời là chủ căn nhà độc lạ này thiết kế. Ảnh: Trí thức trẻ
Trên khu đất 110m2, ngôi nhà với mặt tiền sử dụng đá chẻ và gạch thông gió ở Quảng Bình khiến người xem phải ngỡ ngàng bởi thiết kế khác lạ nhưng vô cùng tiện nghi. Ảnh: Trí thức trẻ.
Để xây ngôi nhà một tầng và một gác lửng này anh Hùng đã phải mất 10 tháng trời ròng rã vừa thi công vừa hoàn thiện. Tổng chi phí xây nhà vào khoảng 800 triệu đồng. Ảnh: Trí thức trẻ.
Ngôi nhà của anh gồm 1 tầng trệt, 1 tầng lửng. Tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, phòng khách, bếp, ăn. Còn tầng lửng là bố trí phòng thờ và một phòng ngủ lớn. Ảnh: Trí thức trẻ.
Điểm ấn tượng và thu hút nhất của ngôi nhà này đó là mặt tiền sử dụng đá chẻ và gạch thông gió. Để có được sự khác lạ độc đáo này anh đã phải đích thân đi khắp các tỉnh để chọn loại gạch, đá mà anh thích. Quá trình thi công mặt tiền cũng rất tỉ mỉ với nhiều công đoạn phức tạp. Ảnh: Trí thức trẻ.
5. Nhà "mọc cây" ở TP. HCM
Ngôi nhà mọc cây có tên gọi là “House for trees”do Công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa thiết kế, với 2 phòng ngủ dành cho gia đình 3 người ở. Ảnh: Trí Thức Trẻ.
Dự án được xây dựng tại Quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh). Với ý tưởng sáng tạo, không chỉ đạt giải thưởng kiến trúc ở Anh năm 2014, vừa qua, "House for trees" còn là một trong ba công trình đoạt được giải thưởng kiến trúc quốc tế 2015. Ảnh: Trí Thức Trẻ.
Đây cũng là công trình đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng với bê tông cốp pha tre. Vật liệu này giúp tiết kiệm hiệu quả chi phí thi công cho gia chủ. Ảnh: Trí Thức Trẻ.
Công trình xây dựng trên một lô đất trống diện tích 474.3m², dựa trên ý tưởng những chậu cây cực kỳ độc đáo. “House for trees” được chia thành 5 khối lăng trụ, phần mái được trồng cây xanh. Khoảng đất trống giữa các khối lăng trụ được tận dụng để tạo nên những khu vườn nho nhỏ. Ảnh: Trí Thức Trẻ.
Sự góp mặt của cây xanh ở hầu khắp các nơi trong diện tích sử dụng như thế này đã tạo nên bầu không khí vô cùng trong lành, tươi xanh giữa một đô thị tấp nập như Sài Thành. Ảnh: Trí Thức Trẻ.
Hệ thống cửa ra vào, cửa sổ đều được thiết kế đơn giản nhằm tối đa hóa sự thông thoáng cho mọi phòng. Ảnh: Trí Thức Trẻ.