Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa sinh năm 1976, tốt nghiệp thủ khoa Học viện Kỹ thuật Nagoya (Nhật Bản) năm 2002, nhận bằng thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyo năm 2004. Anh từng được bình chọn là một trong 10 kiến trúc sư tiêu biểu của năm 2012 do tạp chí kiến trúc Architectural Record bình chọn và có rất nhiều công trình được ca ngợi trên báo ngoại.Ngôi nhà xanh ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà này được trao giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của Mỹ (International Architecture Award), giải thưởng dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường, huy chương vàng festival kiến trúc thế giới và lọt top 10 công trình kiến trúc độc đáo do trang ArchDaily bình chọn…Ngôi nhà này mang nét đặc trưng của những người Sài Gòn, mặt tiền và hậu đều đặt những chậu cây xanh. Nó không chỉ làm cho căn nhà đầy sức sống và chứa đựng vẻ đẹp cuốn hút mà nó có thể tạo nên những không gian mát mẻ và thanh lọc không khí.Nhà hội nghị Đại Lải từng đoạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế (International Architecture Awards) năm 2013 - một giải thưởng danh giá trong giới kiến trúc sư trên khắp thế giới.Dường như KTS Võ Trọng Nghĩa yêu thích thiết kế với những sản phẩm từ thiên nhiên như tre, đá, gỗ và nhà hội nghị Đại Lải cũng vậy. Ấn tượng đầu tiên của công trình là đá, bức tường đá cao 8m dựng đứng, cắm trên ba gò đất cảnh quan phủ cỏ. Bước vào không gian bên trong là tiếng râm ran trực thoại của đá, tre luồng và cảnh quan.Một trang tin của Nhật Bản cũng đăng những hình ảnh sắc nét về ngôi nhà cho cây giữa lòng TP HCM do kiến trúc sư Nghĩa thiết kế. Nhiều kiến trúc sư thế giới cũng rất tâm đắc với thiết kế này.Cấu trúc nhà hình ống chữ nhật, tường bao xung quanh bằng bê tông. Điểm nhấn của những tòa nhà này là trên nóc được trồng các loại cây xanh phủ bóng mát xuống sân, tạo nên không khí trong lành và thoáng đãng.Nhà hàng tre Rộc Vồn. Được tạp chí kiến trúc Archdaily hết lời ca ngợi về kiến trúc độc đáo thân thiện với môi trường. Kiến trúc sư vẫn giữ nguyên phong cách dùng vật liệu mây tre nứa để tạo nên một không gian riêng và giúp du khách tránh được sự ồn ào của các tuyến quốc lộ.Sau khi bước xuống từ con đường đông đúc để vào không gian nhà hàng, khách sẽ bắt gặp một hồ nước tự nhiên với một mái vòm bằng 12 cột tre ở phía trên đầu. Sân khấu trung tâm được thiết kế dạng cong để chuẩn bị cho các sự kiện diễn ra cùng lúc tạo nên một bầu không khí thân mật.Công trình “Green Ladder”. Được trang Dailymail ca ngợi là “kiến trúc độc đáo trông giống như một khu rừng nhiệt đới tươi tốt được xây dựng hoàn toàn bằng tre để thúc đẩy việc sử dụng chất liệu này như loại vật liệu xây dựng”.Công trình này nhìn qua rất mong manh nhưng thật ra rất vững chắc bởi Võ Trọng Nghĩa đã áp dụng phương pháp ngâm và hun khói thang tre trước đi đưa vào lắp ráp để tăng độ cứng của tre.Nhà xanh ở Hà Nội. Ngôi nhà ở mặt phố bụi bặm được trang Dezen giới thiệu và ca ngợi với lối kiến trúc lạ, đưa được nhiều không gian xanh và không khí vào nhà chỉ bằng duy nhất một giàn dây leo xanh như một thác nước đổ xuống từ tầng cao.Dù giàn cây xanh bao phủ cả ban công và cửa sổ phía sau nhưng nó vẫn không che phủ hết ánh sáng mà các phòng trong căn nhà vẫn đón nhận được ánh sáng trong lành qua các tán lá xanh mát.
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa sinh năm 1976, tốt nghiệp thủ khoa Học viện Kỹ thuật Nagoya (Nhật Bản) năm 2002, nhận bằng thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyo năm 2004. Anh từng được bình chọn là một trong 10 kiến trúc sư tiêu biểu của năm 2012 do tạp chí kiến trúc Architectural Record bình chọn và có rất nhiều công trình được ca ngợi trên báo ngoại.
Ngôi nhà xanh ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà này được trao giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của Mỹ (International Architecture Award), giải thưởng dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường, huy chương vàng festival kiến trúc thế giới và lọt top 10 công trình kiến trúc độc đáo do trang ArchDaily bình chọn…
Ngôi nhà này mang nét đặc trưng của những người Sài Gòn, mặt tiền và hậu đều đặt những chậu cây xanh. Nó không chỉ làm cho căn nhà đầy sức sống và chứa đựng vẻ đẹp cuốn hút mà nó có thể tạo nên những không gian mát mẻ và thanh lọc không khí.
Nhà hội nghị Đại Lải từng đoạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế (International Architecture Awards) năm 2013 - một giải thưởng danh giá trong giới kiến trúc sư trên khắp thế giới.
Dường như KTS Võ Trọng Nghĩa yêu thích thiết kế với những sản phẩm từ thiên nhiên như tre, đá, gỗ và nhà hội nghị Đại Lải cũng vậy. Ấn tượng đầu tiên của công trình là đá, bức tường đá cao 8m dựng đứng, cắm trên ba gò đất cảnh quan phủ cỏ. Bước vào không gian bên trong là tiếng râm ran trực thoại của đá, tre luồng và cảnh quan.
Một trang tin của Nhật Bản cũng đăng những hình ảnh sắc nét về ngôi nhà cho cây giữa lòng TP HCM do kiến trúc sư Nghĩa thiết kế. Nhiều kiến trúc sư thế giới cũng rất tâm đắc với thiết kế này.
Cấu trúc nhà hình ống chữ nhật, tường bao xung quanh bằng bê tông. Điểm nhấn của những tòa nhà này là trên nóc được trồng các loại cây xanh phủ bóng mát xuống sân, tạo nên không khí trong lành và thoáng đãng.
Nhà hàng tre Rộc Vồn. Được tạp chí kiến trúc Archdaily hết lời ca ngợi về kiến trúc độc đáo thân thiện với môi trường. Kiến trúc sư vẫn giữ nguyên phong cách dùng vật liệu mây tre nứa để tạo nên một không gian riêng và giúp du khách tránh được sự ồn ào của các tuyến quốc lộ.
Sau khi bước xuống từ con đường đông đúc để vào không gian nhà hàng, khách sẽ bắt gặp một hồ nước tự nhiên với một mái vòm bằng 12 cột tre ở phía trên đầu. Sân khấu trung tâm được thiết kế dạng cong để chuẩn bị cho các sự kiện diễn ra cùng lúc tạo nên một bầu không khí thân mật.
Công trình “Green Ladder”. Được trang Dailymail ca ngợi là “kiến trúc độc đáo trông giống như một khu rừng nhiệt đới tươi tốt được xây dựng hoàn toàn bằng tre để thúc đẩy việc sử dụng chất liệu này như loại vật liệu xây dựng”.
Công trình này nhìn qua rất mong manh nhưng thật ra rất vững chắc bởi Võ Trọng Nghĩa đã áp dụng phương pháp ngâm và hun khói thang tre trước đi đưa vào lắp ráp để tăng độ cứng của tre.
Nhà xanh ở Hà Nội. Ngôi nhà ở mặt phố bụi bặm được trang Dezen giới thiệu và ca ngợi với lối kiến trúc lạ, đưa được nhiều không gian xanh và không khí vào nhà chỉ bằng duy nhất một giàn dây leo xanh như một thác nước đổ xuống từ tầng cao.
Dù giàn cây xanh bao phủ cả ban công và cửa sổ phía sau nhưng nó vẫn không che phủ hết ánh sáng mà các phòng trong căn nhà vẫn đón nhận được ánh sáng trong lành qua các tán lá xanh mát.