Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh (tiêu chuẩn 5 sao, địa chỉ khu 2, phường Bãi Cháy) được khởi công năm 2011 dù chưa có GPXD và kết quả là xây dựng sai so với tổng mặt bằng quy hoạch đã được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt (về chỉ giới, diện tích và mật độ xây dựng). Ảnh: Báo Quảng Ninh.Năm 2013, khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh đưa vào sử dụng nhưng 2 năm sau (tháng 2/2015) mới được cấp GPXD. Ở dự án này, Tập đoàn Mường Thanh là đối tác xây dựng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.Hà Nội là địa phương Mường Thanh vướng nhiều sai phạm nhất. Nhiều dự án của Mường Thanh ở Hà Nội đều liên quan đến việc xây vượt tầng, phá vỡ quy hoạch. Ảnh minh họa: Khu đô thị Linh Đàm, một dự án của Mường Thanh. Nguồn: VOV.Trong đó, dự án Khu đô thị Đại Thanh (Hoàng Mai) là dự án tập trung nhiều sai phạm nhất của Mường Thanh. Cụ thể, dự án được xây dựng khi chưa có quyết định giao đất; chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển nhượng bất hợp pháp, chưa nộp tiền sử dụng đất. Ảnh: Quy hoạch tổng thể khu đô thị Đại Thanh. Nguồn: Daithanh.infoDự án Kim Văn - Kim Lũ (Hoàng Mai), gồm bốn tòa nhà 45 tầng là dự án điển hình về việc tự ý thay đổi thiết kế đã được phê duyệt của Mường Thanh. Tại đây, CĐT đã tự ý "biến" tầng hai các tòa nhà CT11, CT12 từ mục đích sử dụng dịch vụ thương mại, công cộng thành căn hộ để bán; thi công thiếu cửa chống cháy, không có hệ thống thông gió tầng hầm, thu phí dịch vụ sai quy định…Bên cạnh đó, còn có rất nhiều dự án khác của Mường Thanh không tuân thủ các quy định về PCCC. Vì thế mà nhiều vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại các dự án của Mường Thanh. Khu đô thị Linh Đàm, một dự án của Mường Thanh. Nguồn: VOV.Cuối năm 2015 đã xảy ra vụ hỏa hoạn ở khu nhà HH (Linh Đàm – Hoàng Mai). Nguyên nhân được xác định là do sự cố từ hộp kỹ thuật tầng 17; Dự án chung cư CT6 (Kiến Hưng, Hà Đông) bị nổ trạm biến áp điện tại tầng hầm vào cuối năm 2014 làm gián đoạn việc cung cấp điện... Ảnh: Vụ hỏa hoạn ở khu nhà HH Linh Đàm. Ảnh: Vietnamnet.Tòa nhà CT4, dự án Khu đô thị Xa La (Phúc La, Hà Đông) từng xảy ra vụ cháy nghiêm trọng vào cuối năm 2015 khiến 3 người phải đi cấp cứu, hàng chục xe máy hỏng hoàn toàn, gần 400 xe máy khác bị cháy một phần và nhiều thiệt hại tài sản khác... Ảnh: Cháy ở toàn nhà CT4. Ảnh: VTV.Cuối năm 2013, UBND phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa đã lập biên bản đình chỉ thi công với Mường Thanh vì xây dựng công trình khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa không có giấy phép xây dựng. Nguồn: Thanh Hóa online.Lúc này chủ đầu tư chỉ mới được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận địa điểm cho doanh nghiệp thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà hàng khách sạn Mường Thanh. Sở Xây dựng Thanh Hóa chưa cấp giấy phép cho công trình xây dựng khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa. Ảnh: Thanh Hóa online.Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà – Đà Nẵng, chủ đầu tư tự ý biến khu nhà giữ xe, nhà trẻ thành 104 căn hộ để bán. Thanh tra Sở XD Đã Nẵng sử phạt chủ đầu tư 40 triệu đồng. Ảnh: Zing.Dự án khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột tọa lạc trên khu đất có diện tích gần 14.000m2 tại số 81 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột bị Sở XD ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng vào cuối năm 2016 vì thi công không có GPXD. Nguồn: Người tiêu dùng.Năm 2015, khách sạn Mường Thanh Nha Trang Centre bị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo ngừng thi công với lý do: xây 45 tầng nổi, vượt 5 tầng so với quy hoạch. Ảnh: Sài Gòn online.Cuối năm 2016, Sở Xây dựng Khánh Hòa thu hồi giấy phép xây dựng và đình chỉ thi công tổ hợp khách sạn - căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa vì xây 43 tầng, vượt phép 3 tầng. Cũng tại địa bàn Khánh Hòa, Dự án Mường Thanh Viễn Triều cũng có dấu hiệu vượt chiều cao cho phép khi xây đến 40 tầng. Ảnh: Tổ hợp khách sạn - căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa. Ảnh: Pháp luật Online.Năm 2014, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đề nghị UBND tỉnh phạt chủ đầu tư công trình khách sạn Mường Thanh Mũi Né 1 tỉ đồng do tái phạm nhiều lần không chấp hành việc đình chỉ thi công do xây dựng trái phép. Khách sạn này được cấp phép xây bốn tầng do Công ty Đồng Ngân làm chủ đầu tư, mua lại dự án, Tập đoàn Mường Thanh xây khách sạn đến bảy tầng. Ảnh: muine holiday.Năm 2014, dự án Mường Thanh Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) bị đình chỉ thi công. Trước đó, Mường Thanh chỉ được cấp phép khoan thăm dò địa chất tuy nhiên chủ đầu tư đã tổ chức thi công các tầng hầm và sàn tầng 1. Ảnh: phối cảnh tổng thể dự án Mường Thanh Sài Gòn. Ảnh: Mường Thanh.
Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh (tiêu chuẩn 5 sao, địa chỉ khu 2, phường Bãi Cháy) được khởi công năm 2011 dù chưa có GPXD và kết quả là xây dựng sai so với tổng mặt bằng quy hoạch đã được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt (về chỉ giới, diện tích và mật độ xây dựng). Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Năm 2013, khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh đưa vào sử dụng nhưng 2 năm sau (tháng 2/2015) mới được cấp GPXD. Ở dự án này, Tập đoàn Mường Thanh là đối tác xây dựng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Hà Nội là địa phương Mường Thanh vướng nhiều sai phạm nhất. Nhiều dự án của Mường Thanh ở Hà Nội đều liên quan đến việc xây vượt tầng, phá vỡ quy hoạch. Ảnh minh họa: Khu đô thị Linh Đàm, một dự án của Mường Thanh. Nguồn: VOV.
Trong đó, dự án Khu đô thị Đại Thanh (Hoàng Mai) là dự án tập trung nhiều sai phạm nhất của Mường Thanh. Cụ thể, dự án được xây dựng khi chưa có quyết định giao đất; chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyển nhượng bất hợp pháp, chưa nộp tiền sử dụng đất. Ảnh: Quy hoạch tổng thể khu đô thị Đại Thanh. Nguồn: Daithanh.info
Dự án Kim Văn - Kim Lũ (Hoàng Mai), gồm bốn tòa nhà 45 tầng là dự án điển hình về việc tự ý thay đổi thiết kế đã được phê duyệt của Mường Thanh. Tại đây, CĐT đã tự ý "biến" tầng hai các tòa nhà CT11, CT12 từ mục đích sử dụng dịch vụ thương mại, công cộng thành căn hộ để bán; thi công thiếu cửa chống cháy, không có hệ thống thông gió tầng hầm, thu phí dịch vụ sai quy định…
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều dự án khác của Mường Thanh không tuân thủ các quy định về PCCC. Vì thế mà nhiều vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại các dự án của Mường Thanh. Khu đô thị Linh Đàm, một dự án của Mường Thanh. Nguồn: VOV.
Cuối năm 2015 đã xảy ra vụ hỏa hoạn ở khu nhà HH (Linh Đàm – Hoàng Mai). Nguyên nhân được xác định là do sự cố từ hộp kỹ thuật tầng 17; Dự án chung cư CT6 (Kiến Hưng, Hà Đông) bị nổ trạm biến áp điện tại tầng hầm vào cuối năm 2014 làm gián đoạn việc cung cấp điện... Ảnh: Vụ hỏa hoạn ở khu nhà HH Linh Đàm. Ảnh: Vietnamnet.
Tòa nhà CT4, dự án Khu đô thị Xa La (Phúc La, Hà Đông) từng xảy ra vụ cháy nghiêm trọng vào cuối năm 2015 khiến 3 người phải đi cấp cứu, hàng chục xe máy hỏng hoàn toàn, gần 400 xe máy khác bị cháy một phần và nhiều thiệt hại tài sản khác... Ảnh: Cháy ở toàn nhà CT4. Ảnh: VTV.
Cuối năm 2013, UBND phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa đã lập biên bản đình chỉ thi công với Mường Thanh vì xây dựng công trình khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa không có giấy phép xây dựng. Nguồn: Thanh Hóa online.
Lúc này chủ đầu tư chỉ mới được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận địa điểm cho doanh nghiệp thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà hàng khách sạn Mường Thanh. Sở Xây dựng Thanh Hóa chưa cấp giấy phép cho công trình xây dựng khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa. Ảnh: Thanh Hóa online.
Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà – Đà Nẵng, chủ đầu tư tự ý biến khu nhà giữ xe, nhà trẻ thành 104 căn hộ để bán. Thanh tra Sở XD Đã Nẵng sử phạt chủ đầu tư 40 triệu đồng. Ảnh: Zing.
Dự án khách sạn Mường Thanh Buôn Ma Thuột tọa lạc trên khu đất có diện tích gần 14.000m2 tại số 81 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột bị Sở XD ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng vào cuối năm 2016 vì thi công không có GPXD. Nguồn: Người tiêu dùng.
Năm 2015, khách sạn Mường Thanh Nha Trang Centre bị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo ngừng thi công với lý do: xây 45 tầng nổi, vượt 5 tầng so với quy hoạch. Ảnh: Sài Gòn online.
Cuối năm 2016, Sở Xây dựng Khánh Hòa thu hồi giấy phép xây dựng và đình chỉ thi công tổ hợp khách sạn - căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa vì xây 43 tầng, vượt phép 3 tầng. Cũng tại địa bàn Khánh Hòa, Dự án Mường Thanh Viễn Triều cũng có dấu hiệu vượt chiều cao cho phép khi xây đến 40 tầng. Ảnh: Tổ hợp khách sạn - căn hộ cao cấp Mường Thanh Khánh Hòa. Ảnh: Pháp luật Online.
Năm 2014, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đề nghị UBND tỉnh phạt chủ đầu tư công trình khách sạn Mường Thanh Mũi Né 1 tỉ đồng do tái phạm nhiều lần không chấp hành việc đình chỉ thi công do xây dựng trái phép. Khách sạn này được cấp phép xây bốn tầng do Công ty Đồng Ngân làm chủ đầu tư, mua lại dự án, Tập đoàn Mường Thanh xây khách sạn đến bảy tầng. Ảnh: muine holiday.
Năm 2014, dự án Mường Thanh Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) bị đình chỉ thi công. Trước đó, Mường Thanh chỉ được cấp phép khoan thăm dò địa chất tuy nhiên chủ đầu tư đã tổ chức thi công các tầng hầm và sàn tầng 1. Ảnh: phối cảnh tổng thể dự án Mường Thanh Sài Gòn. Ảnh: Mường Thanh.