Tháng 10/2009, UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi 8.641 m2 đất tại khu tứ giác Bến Thành (số 1 Phạm Ngũ Lão, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) giao cho Bitexco đầu tư cao ốc văn phòng, dịch vụ cao cấp, khách sạn tên gọi The One. Dự án nay đổi tên thành Spirit of Saigon, có vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.Dự án gồm 2 tòa tháp đối diện nối với nhau bằng khối đế. Tháp Tây cao 55 tầng (240 m), gồm văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao. Tháp Đông cao 48 tầng, gồm căn hộ, khu khách sạn thông qua kết nối phần đế và tầng hầm. Khối đế gồm 3 tầng để xe và khu thương mại với 2 tầng hầm và 7 tầng nổi. Các căn hộ có diện tích 90 m2, 120 m2, 200 m2, 275 m2.Công trình có 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính, vị trí vô cùng đắc địa khi xung quanh là những địa danh nổi tiếng mang tầm biểu tượng của thành phố như chợ Bến Thành, Bảo tàng Nghệ thuật, công viên 23/9... Dự án khởi công từ năm 2012, dự kiến hoàn thành năm 2015 nhưng đến nay, khi tiến độ đã chậm mất 2 năm thì mới xong hầm, bắt đầu xây dựng phần thân các tòa tháp.Người dân xung quanh cho biết công trường thường trong cảnh vắng lặng, và đóng cửa gần 2 tháng nay.Bên trong công trình, các khối bê tông tầng hầm đã hoàn thành nhưng chưa thấy hoạt động thi công tiếp theo.Năm 2007, Tập đoàn Bitexco được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng tổ hợp cao ốc văn phòng và khách sạn 5 sao trên khu đất 125 Lê Lợi (bệnh viện đa khoa Sài Gòn hiện hữu). Đổi lại, Bitexco phải dành 1 ha đất tại khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (quận 1) để xây dựng dự án bệnh viện đa khoa Sài Gòn mới hiện đại với quy mô 300 giường bệnh.Khu đất 5.443 m2 trên nền bệnh viện Sài Gòn sẽ là một trong 3 khu đất vàng tại trung tâm thành phố được Bitexco triển khai xây cao ốc cao tối đa 45 tầng, nằm cạnh ga metro Bến Thành - Suối Tiên, đối diện Spirit of Saigon cũng của Bitexco đang xây dựng.Mới đây, TP.HCM đã có giá tạm tính khu đất vàng này khoảng hơn 1.700 tỷ đồng, tương đương hơn 326,4 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá này mới chỉ là tính toán sơ bộ. Giá trị cụ thể sẽ được xác định theo giá thị trường tại thời điểm UBND TP.HCM ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất để làm cơ sở khấu trừ giá trị đầu tư công trình với nhà đầu tư sau khi quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.Hiện tại ngoài kết cấu bệnh viện cũ, một phần đất đang trở thành bãi giữ xe máy. Thời gian xây dựng bệnh viện mới dự kiến từ 2017 đến 2020. Khi Bitexco chuyển giao bệnh viện mới, thành phố sẽ giao khu đất 125 Lê Lợi này.Năm 2006, dự án Khu đô thị Nguyễn Cư Trinh (quận 1) với hành lang giao thông 4 tuyến đường: Trần Đình Xu - Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh được TP.HCM chuyển giao cho Bitexco đầu tư xây dựng sau khi chủ đầu tư cũ đã treo hơn 6 năm.Sau khi tiếp nhận cho đến nay, tại góc đường Nguyễn Cư Trinh - Cống Quỳnh, một dự án cao ốc phức hợp mang tên Ngân Bình rộng hơn 8.000 m2 được khởi công từ năm 2010, nhưng hiện chỉ là bãi đất trống với hàng rào xung quanh. Bên cạnh là khu cư dân Mả Lạng với những ngôi nhà nhỏ san sát nhau.Bên trong khu dân cư với những căn nhà diện tích chỉ trên dưới 20 m2, những con hẻm chật chội sâu hun hút này được quy hoạch các khu căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, khu tái định cư khoảng 900 hộ dân, bệnh viện Sài Gòn mới với 300 giường bệnh thay thế bệnh viện Sài Gòn cũ.Câu chuyện giải phóng mặt bằng ở dự án khu đô thị Nguyễn Cư Trinh đang là bài toán khó đối với chính quyền lẫn nhà đầu tư và tình trạng này kéo dài hơn 10 năm qua. Ngày 9/2, Chủ tịch UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại thủ tục, hướng dẫn Bitexco triển khai nhanh chóng, đúng quy định từ cuối quý III, yêu cầu Bitexco phải đảm bảo tài chính để bồi thường, giải phóng mặt bằng.Số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng. Tổng diện tích đất bị thu hồi hơn 68.500 m2, có 1.424 căn nhà phải giải tỏa hoàn toàn.Khu đô thị Thanh Đa - Bình Quới được phê duyệt từ năm 1992. Năm 2004, TP.HCM giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư. Đơn vị này không triển khai vì thiếu năng lực. Đến cuối năm 2015, liên danh Bitexco - Emaar Properties PJSC (Dubai) được chỉ định đầu tư dự án với tổng vốn hơn 30.717 tỷ đồng. Diện tích dự án tới 426,93 ha (toàn bộ phường 28, Bình Thạnh). Hiện Emaar Properties PJSC đã rút lui vì không đủ kiên nhẫn chờ giao đất sạch.Bảng mô phỏng dự án của Bitexco tại công trình Spirit of Saigon, quận 1 cho thấy Khu đô thị sinh thái Thanh Đa - Bình Quới rộng 426 ha sẽ là khu đô thị với đầy đủ chức năng dành cho dân số khoảng 41.000-50.000 người, có cầu bắc qua sông Sài Gòn để nối với các khu vực kế cận. Nơi đây sẽ là Khu đô thị mới quy hoạch xây dựng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại.Hơn 20 năm qua, khu bán đảo Thanh Đa hiện vẫn như một ốc đảo, miền quê đối lập với những cao ốc chọc trời, những khu biệt thự sang trọng Thảo Điền, quận 2 chỉ cách 1 con sông.Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư vẫn chưa thể triển khai, do thay đổi chủ đầu tư. Các hộ dân sinh sống trên bán đảo này đang phải mòn mỏi chờ dự án, họ không được xây mới, sửa nhà, đường sá cũng không được mở rộng...Bitexco cho biết vẫn quyết tâm thực hiện dự án. Doanh nghiệp đang phối hợp với các sở ngành để xây dựng phương án đền bù và tái định cư. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, riêng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến gần 22.800 tỷ đồng.
Tháng 10/2009, UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi 8.641 m2 đất tại khu tứ giác Bến Thành (số 1 Phạm Ngũ Lão, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) giao cho Bitexco đầu tư cao ốc văn phòng, dịch vụ cao cấp, khách sạn tên gọi The One. Dự án nay đổi tên thành Spirit of Saigon, có vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Dự án gồm 2 tòa tháp đối diện nối với nhau bằng khối đế. Tháp Tây cao 55 tầng (240 m), gồm văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao. Tháp Đông cao 48 tầng, gồm căn hộ, khu khách sạn thông qua kết nối phần đế và tầng hầm. Khối đế gồm 3 tầng để xe và khu thương mại với 2 tầng hầm và 7 tầng nổi. Các căn hộ có diện tích 90 m2, 120 m2, 200 m2, 275 m2.
Công trình có 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính, vị trí vô cùng đắc địa khi xung quanh là những địa danh nổi tiếng mang tầm biểu tượng của thành phố như chợ Bến Thành, Bảo tàng Nghệ thuật, công viên 23/9... Dự án khởi công từ năm 2012, dự kiến hoàn thành năm 2015 nhưng đến nay, khi tiến độ đã chậm mất 2 năm thì mới xong hầm, bắt đầu xây dựng phần thân các tòa tháp.
Người dân xung quanh cho biết công trường thường trong cảnh vắng lặng, và đóng cửa gần 2 tháng nay.
Bên trong công trình, các khối bê tông tầng hầm đã hoàn thành nhưng chưa thấy hoạt động thi công tiếp theo.
Năm 2007, Tập đoàn Bitexco được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng tổ hợp cao ốc văn phòng và khách sạn 5 sao trên khu đất 125 Lê Lợi (bệnh viện đa khoa Sài Gòn hiện hữu). Đổi lại, Bitexco phải dành 1 ha đất tại khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (quận 1) để xây dựng dự án bệnh viện đa khoa Sài Gòn mới hiện đại với quy mô 300 giường bệnh.
Khu đất 5.443 m2 trên nền bệnh viện Sài Gòn sẽ là một trong 3 khu đất vàng tại trung tâm thành phố được Bitexco triển khai xây cao ốc cao tối đa 45 tầng, nằm cạnh ga metro Bến Thành - Suối Tiên, đối diện Spirit of Saigon cũng của Bitexco đang xây dựng.
Mới đây, TP.HCM đã có giá tạm tính khu đất vàng này khoảng hơn 1.700 tỷ đồng, tương đương hơn 326,4 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mức giá này mới chỉ là tính toán sơ bộ. Giá trị cụ thể sẽ được xác định theo giá thị trường tại thời điểm UBND TP.HCM ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất để làm cơ sở khấu trừ giá trị đầu tư công trình với nhà đầu tư sau khi quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.
Hiện tại ngoài kết cấu bệnh viện cũ, một phần đất đang trở thành bãi giữ xe máy. Thời gian xây dựng bệnh viện mới dự kiến từ 2017 đến 2020. Khi Bitexco chuyển giao bệnh viện mới, thành phố sẽ giao khu đất 125 Lê Lợi này.
Năm 2006, dự án Khu đô thị Nguyễn Cư Trinh (quận 1) với hành lang giao thông 4 tuyến đường: Trần Đình Xu - Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh được TP.HCM chuyển giao cho Bitexco đầu tư xây dựng sau khi chủ đầu tư cũ đã treo hơn 6 năm.
Sau khi tiếp nhận cho đến nay, tại góc đường Nguyễn Cư Trinh - Cống Quỳnh, một dự án cao ốc phức hợp mang tên Ngân Bình rộng hơn 8.000 m2 được khởi công từ năm 2010, nhưng hiện chỉ là bãi đất trống với hàng rào xung quanh. Bên cạnh là khu cư dân Mả Lạng với những ngôi nhà nhỏ san sát nhau.
Bên trong khu dân cư với những căn nhà diện tích chỉ trên dưới 20 m2, những con hẻm chật chội sâu hun hút này được quy hoạch các khu căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, khu tái định cư khoảng 900 hộ dân, bệnh viện Sài Gòn mới với 300 giường bệnh thay thế bệnh viện Sài Gòn cũ.
Câu chuyện giải phóng mặt bằng ở dự án khu đô thị Nguyễn Cư Trinh đang là bài toán khó đối với chính quyền lẫn nhà đầu tư và tình trạng này kéo dài hơn 10 năm qua. Ngày 9/2, Chủ tịch UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại thủ tục, hướng dẫn Bitexco triển khai nhanh chóng, đúng quy định từ cuối quý III, yêu cầu Bitexco phải đảm bảo tài chính để bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng. Tổng diện tích đất bị thu hồi hơn 68.500 m2, có 1.424 căn nhà phải giải tỏa hoàn toàn.
Khu đô thị Thanh Đa - Bình Quới được phê duyệt từ năm 1992. Năm 2004, TP.HCM giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư. Đơn vị này không triển khai vì thiếu năng lực. Đến cuối năm 2015, liên danh Bitexco - Emaar Properties PJSC (Dubai) được chỉ định đầu tư dự án với tổng vốn hơn 30.717 tỷ đồng. Diện tích dự án tới 426,93 ha (toàn bộ phường 28, Bình Thạnh). Hiện Emaar Properties PJSC đã rút lui vì không đủ kiên nhẫn chờ giao đất sạch.
Bảng mô phỏng dự án của Bitexco tại công trình Spirit of Saigon, quận 1 cho thấy Khu đô thị sinh thái Thanh Đa - Bình Quới rộng 426 ha sẽ là khu đô thị với đầy đủ chức năng dành cho dân số khoảng 41.000-50.000 người, có cầu bắc qua sông Sài Gòn để nối với các khu vực kế cận. Nơi đây sẽ là Khu đô thị mới quy hoạch xây dựng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại.
Hơn 20 năm qua, khu bán đảo Thanh Đa hiện vẫn như một ốc đảo, miền quê đối lập với những cao ốc chọc trời, những khu biệt thự sang trọng Thảo Điền, quận 2 chỉ cách 1 con sông.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư vẫn chưa thể triển khai, do thay đổi chủ đầu tư. Các hộ dân sinh sống trên bán đảo này đang phải mòn mỏi chờ dự án, họ không được xây mới, sửa nhà, đường sá cũng không được mở rộng...
Bitexco cho biết vẫn quyết tâm thực hiện dự án. Doanh nghiệp đang phối hợp với các sở ngành để xây dựng phương án đền bù và tái định cư. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, riêng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến gần 22.800 tỷ đồng.