Vài chục năm về trước, phải là những gia đình quyền quý, giàu có mới dám sắm bộ sập gụ, tủ chè.Đây là tủ chè được chế tác từ gỗ Gụ quý hiếm, qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công trở thành vật dụng đựng đồ trong gia đình thời xưa.Ngoài việc trưng bày, cất giữ những đồ vật trong gia đình, tủ chè còn có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là làm bàn thờ tổ tiên.Sập gụ, tủ chè trở thành bộ vật dụng thiết yếu, hiện sự quyền quý của gia đình ở miền Bắc.Các họa tiết trang trí trên cánh tủ, viền tủ được người thợ khéo léo gọt dũa, chau chuốt tạo nên từ các nguyên liệu là vỏ con trai sống ở nước ngọt.Vì vỏ con trai được sử dụng nhiều trong trang trí nên tủ chè còn có một tên gọi khác là tủ khảm trai.Những mảnh ghép từ vỏ của con trai với những màu sắc óng ánh tạo nên vẻ đẹp rất đặc biệt cho tủ chè.Bức tranh thiên nhiên có hoa, bướm, cỏ cây trên cánh tủ khảm trai.Được chế tác thủ công, những họa tiết trang trí phản ánh sự lành nghề, khéo tay của người thợ.Với các sập, điểm nhấn nằm ở viền xung quanh và 4 chân sậpMặt sập vừa làm bàn ngồi tiếp khách vừa trở thành vật dụng thay thế giường để người lớn tuổi trong gia đình nghỉ ngơi.Thông thường, những bức họa tiết, hoa văn thường được các nghệ nhân chạm khắc trên sập là rồng chầu, phượng múa; tùng, trúc, cúc, mai; sông núi hay các hoạt động đời thường của người dân.Khi cuộc sống của người dân miền Bắc còn nhiều khó khăn, chỉ có gia đình địa chủ, vương quan mới có thể sở hữu một chiếc sập gụ hay chiếc tủ chè chế tác công phu như thế này.Từng họa tiết trang trí bằng vỏ trai nổi bật nhưng vẫn hài hòa trên nền gỗ càng tôn thêm vẻ sang trọng.Hiện tại, những bộ sập gụ, tủ chè cổ có giá trị lên tới 200-300 triệu đồng, thậm chí hơn. Còn những bộ mới thì giá mềm hơn chỉ từ vài chục triệu đồng.Theo quan niệm của người xưa, trong nhà có kê sập gụ, tủ chè sẽ thể hiện sự no đủ, phú quý trong gia đình.
Vài chục năm về trước, phải là những gia đình quyền quý, giàu có mới dám sắm bộ sập gụ, tủ chè.
Đây là tủ chè được chế tác từ gỗ Gụ quý hiếm, qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công trở thành vật dụng đựng đồ trong gia đình thời xưa.
Ngoài việc trưng bày, cất giữ những đồ vật trong gia đình, tủ chè còn có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là làm bàn thờ tổ tiên.
Sập gụ, tủ chè trở thành bộ vật dụng thiết yếu, hiện sự quyền quý của gia đình ở miền Bắc.
Các họa tiết trang trí trên cánh tủ, viền tủ được người thợ khéo léo gọt dũa, chau chuốt tạo nên từ các nguyên liệu là vỏ con trai sống ở nước ngọt.
Vì vỏ con trai được sử dụng nhiều trong trang trí nên tủ chè còn có một tên gọi khác là tủ khảm trai.
Những mảnh ghép từ vỏ của con trai với những màu sắc óng ánh tạo nên vẻ đẹp rất đặc biệt cho tủ chè.
Bức tranh thiên nhiên có hoa, bướm, cỏ cây trên cánh tủ khảm trai.
Được chế tác thủ công, những họa tiết trang trí phản ánh sự lành nghề, khéo tay của người thợ.
Với các sập, điểm nhấn nằm ở viền xung quanh và 4 chân sập
Mặt sập vừa làm bàn ngồi tiếp khách vừa trở thành vật dụng thay thế giường để người lớn tuổi trong gia đình nghỉ ngơi.
Thông thường, những bức họa tiết, hoa văn thường được các nghệ nhân chạm khắc trên sập là rồng chầu, phượng múa; tùng, trúc, cúc, mai; sông núi hay các hoạt động đời thường của người dân.
Khi cuộc sống của người dân miền Bắc còn nhiều khó khăn, chỉ có gia đình địa chủ, vương quan mới có thể sở hữu một chiếc sập gụ hay chiếc tủ chè chế tác công phu như thế này.
Từng họa tiết trang trí bằng vỏ trai nổi bật nhưng vẫn hài hòa trên nền gỗ càng tôn thêm vẻ sang trọng.
Hiện tại, những bộ sập gụ, tủ chè cổ có giá trị lên tới 200-300 triệu đồng, thậm chí hơn. Còn những bộ mới thì giá mềm hơn chỉ từ vài chục triệu đồng.
Theo quan niệm của người xưa, trong nhà có kê sập gụ, tủ chè sẽ thể hiện sự no đủ, phú quý trong gia đình.