Tòa nhà sừng sững, nằm ở vị thế đắc địa Sài Gòn, nằm giữa 4 mặt tiền: đường Trần Hưng Đạo, Ký Con, Yersin, Lê Thị Hồng Gấm, thuộc phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM. Năm 1933, thương gia kinh doanh phụ tùng xe hơi là ông Nguyễn Văn Hảo đã bỏ tiền mua đất và tiến hành xây dựng tòa nhà này. Tòa nhà được xây trong 4 năm thì hoàn thành, theo kiến trúc Pháp.Gạch lót sàn nhà, đại gia Nguyễn Văn Hảo mua từ Pháp sang. Do thời đó chưa có xi măng nên thợ phải dùng mủ cây trộn với cát, nước để liên kết gạch, đá. Tòa nhà có diện tích 800 m2, có 2 lầu, trên cùng có hồ bơi. Để thuận tiện việc lên xuống giữa các tầng lầu, ông Hảo đã cho gắn thang máy, được đánh giá là vô cùng hiện đại thời đó.Dãy phía trước ông Hảo dùng để cho gia đình ở. Phía sau là gara xe hơi, phía trên xây thêm 6 dãy nhà để cho thuê. Trước mặt nhà ở đường Trần Hưng Đạo, ông Hảo cho mở cây xăng, còn lại 3 mặt tiền ông dùng vào công việc kinh doanh phụ tùng xe hơi. Ông Hảo làm chủ tòa nhà lớn nhất Sài Gòn, sự giàu có nổi tiếng khắp Nam Bộ khi mới vừa 47 tuổi.Ngoài ra, ông Hảo cũng là chủ rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là Nhà hát kịch thành phố - rạp Công Nhân) trên đường Trần Hưng Đạo, được cho là rạp hát hiện đại và lớn nhất Sài Gòn và hai dãy phố tại mặt tiền đường Bùi Viện, Đề Thám, Trần Hưng Đạo dành để cho thuê.Năm 1966, ông Hảo quay về quê ở Càng Long (tỉnh Trà Vinh cũ, sau này thuộc tỉnh Vĩnh Long) an nhàn tuổi già, nghỉ kinh doanh và giao tòa nhà lại cho người con trai duy nhất là ông Nguyễn Tâm Thạnh quản lý. Đến năm 1971, ông qua đời. Sau nhiều biến cố lịch sử, tòa nhà nổi tiếng Sài Gòn một thời đã được nhà nước quản lý.Người con trai duy nhất của ông Nguyễn Văn Hảo, ông Nguyễn Tâm Thạnh, năm nay đã 87 tuổi, được nhà nước cho ở cùng vợ và con cháu ở tầng mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, đi lên xuống bằng một lối đi hẹp ở phía đường Ký Con. Diện tích còn lại của tòa nhà thuộc sự quản lý của UBND TP.HCM.Phía dưới tòa nhà nằm ở 3 mặt tiền còn lại đã được chia nhỏ thành nhiều gian, cho người dân thuê làm các tiệm sửa xe, salon tóc, quán cà phê... Các dãy nhà ở lầu 1, 2 của tòa nhà cũng được cho thuê. Hiện tại, tòa nhà lừng lẫy một thời đang xuống cấp trầm trọng. Vách tường của tòa nhà nhiều chỗ đã bị rạn nứt, nhếch nhác.Chúng tôi đã đi lên các tầng của tòa nhà bằng một lối nhỏ trên đường Lê Thị Hồng Gấm. Khung cảnh nhếch nhác của tòa nhà đẹp nhất Sài Gòn một thời hiện diện tại đây: Chiếc cổng sắt gỉ sét, bám đầy bồ hóng, trên vỉa hè bề bộn bàn ghế của một quán nước.Phải đi qua một nhà bếp, bề bộn nồi xoong, chúng tôi mới bước lên được bậc thang bằng đá mài màu hồng đầu tiên. Tay vịn cầu thang làm bằng sắt, bị bong tróc, uốn lượn theo các tầng lầu. Vách tường vàng ố bám đầy mạng nhện. Bước chân lên phía trên, thấy rõ sự hoang tàn, xuống cấp của tòa nhà.Bước chân lên dãy nhà ở tầng 2, chúng tôi cũng không gặp ai, khung cảnh hoang tàn không kém ở tầng 1. Lách qua những chiếc xe đạp, đống bàn ghế gỗ, những chiếc bảng hiệu cũ kỹ chất ngỗn ngang, chúng tôi tiếp tục lên tầng 3 (sân thượng). Bậc thang cuối cùng của tòa nhà tối om, đầy bụi bặm. Cánh cửa gỗ chắn ngay lối bước ra sân thượng.Gặp ông Nguyễn Tâm Thạnh, người con trai duy nhất của đại gia Nguyễn Văn Hảo, hiện đang sống trong tòa nhà này. Người cháu trai ông Thạnh từ chối, nêu rõ lý do ông mình cự tuyệt báo chí là do một bài báo đăng cách đây không lâu. Theo vợ của ông Thạnh cho biết hiện nay chỉ quản lý phía trước tầng mặt tiền Trần Hưng Đạo, còn toàn bộ phần còn lại là UBND Thành phố quản lý. Việc xuống cấp của tòa nhà bà không có ý kiến gì.Theo một người phụ nữ bán hàng ở đây thì các dãy nhà trên hai tầng lầu được cho thuê. Các mặt tiền bên dưới của tòa nhà được chia nhỏ ra thành nhiều căn, làm nơi kinh doanh. Khu vực tầng lầu gia đình người con trai duy nhất của ông Hảo đang sinh sống. Dòng chữ nổi "Ng.V.Hao" vẫn còn in đậm phía trên những cánh cửa sổ.Tòa nhà hiện đại và lớn nhất Sài Gòn một thời, đã trở nên lạc lõng trước sự phát triển như vũ bão của thành phố.
Tòa nhà sừng sững, nằm ở vị thế đắc địa Sài Gòn, nằm giữa 4 mặt tiền: đường Trần Hưng Đạo, Ký Con, Yersin, Lê Thị Hồng Gấm, thuộc phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM. Năm 1933, thương gia kinh doanh phụ tùng xe hơi là ông Nguyễn Văn Hảo đã bỏ tiền mua đất và tiến hành xây dựng tòa nhà này. Tòa nhà được xây trong 4 năm thì hoàn thành, theo kiến trúc Pháp.
Gạch lót sàn nhà, đại gia Nguyễn Văn Hảo mua từ Pháp sang. Do thời đó chưa có xi măng nên thợ phải dùng mủ cây trộn với cát, nước để liên kết gạch, đá. Tòa nhà có diện tích 800 m2, có 2 lầu, trên cùng có hồ bơi. Để thuận tiện việc lên xuống giữa các tầng lầu, ông Hảo đã cho gắn thang máy, được đánh giá là vô cùng hiện đại thời đó.
Dãy phía trước ông Hảo dùng để cho gia đình ở. Phía sau là gara xe hơi, phía trên xây thêm 6 dãy nhà để cho thuê. Trước mặt nhà ở đường Trần Hưng Đạo, ông Hảo cho mở cây xăng, còn lại 3 mặt tiền ông dùng vào công việc kinh doanh phụ tùng xe hơi. Ông Hảo làm chủ tòa nhà lớn nhất Sài Gòn, sự giàu có nổi tiếng khắp Nam Bộ khi mới vừa 47 tuổi.
Ngoài ra, ông Hảo cũng là chủ rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là Nhà hát kịch thành phố - rạp Công Nhân) trên đường Trần Hưng Đạo, được cho là rạp hát hiện đại và lớn nhất Sài Gòn và hai dãy phố tại mặt tiền đường Bùi Viện, Đề Thám, Trần Hưng Đạo dành để cho thuê.
Năm 1966, ông Hảo quay về quê ở Càng Long (tỉnh Trà Vinh cũ, sau này thuộc tỉnh Vĩnh Long) an nhàn tuổi già, nghỉ kinh doanh và giao tòa nhà lại cho người con trai duy nhất là ông Nguyễn Tâm Thạnh quản lý. Đến năm 1971, ông qua đời. Sau nhiều biến cố lịch sử, tòa nhà nổi tiếng Sài Gòn một thời đã được nhà nước quản lý.
Người con trai duy nhất của ông Nguyễn Văn Hảo, ông Nguyễn Tâm Thạnh, năm nay đã 87 tuổi, được nhà nước cho ở cùng vợ và con cháu ở tầng mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, đi lên xuống bằng một lối đi hẹp ở phía đường Ký Con. Diện tích còn lại của tòa nhà thuộc sự quản lý của UBND TP.HCM.
Phía dưới tòa nhà nằm ở 3 mặt tiền còn lại đã được chia nhỏ thành nhiều gian, cho người dân thuê làm các tiệm sửa xe, salon tóc, quán cà phê... Các dãy nhà ở lầu 1, 2 của tòa nhà cũng được cho thuê. Hiện tại, tòa nhà lừng lẫy một thời đang xuống cấp trầm trọng. Vách tường của tòa nhà nhiều chỗ đã bị rạn nứt, nhếch nhác.
Chúng tôi đã đi lên các tầng của tòa nhà bằng một lối nhỏ trên đường Lê Thị Hồng Gấm. Khung cảnh nhếch nhác của tòa nhà đẹp nhất Sài Gòn một thời hiện diện tại đây: Chiếc cổng sắt gỉ sét, bám đầy bồ hóng, trên vỉa hè bề bộn bàn ghế của một quán nước.
Phải đi qua một nhà bếp, bề bộn nồi xoong, chúng tôi mới bước lên được bậc thang bằng đá mài màu hồng đầu tiên. Tay vịn cầu thang làm bằng sắt, bị bong tróc, uốn lượn theo các tầng lầu. Vách tường vàng ố bám đầy mạng nhện. Bước chân lên phía trên, thấy rõ sự hoang tàn, xuống cấp của tòa nhà.
Bước chân lên dãy nhà ở tầng 2, chúng tôi cũng không gặp ai, khung cảnh hoang tàn không kém ở tầng 1. Lách qua những chiếc xe đạp, đống bàn ghế gỗ, những chiếc bảng hiệu cũ kỹ chất ngỗn ngang, chúng tôi tiếp tục lên tầng 3 (sân thượng). Bậc thang cuối cùng của tòa nhà tối om, đầy bụi bặm. Cánh cửa gỗ chắn ngay lối bước ra sân thượng.
Gặp ông Nguyễn Tâm Thạnh, người con trai duy nhất của đại gia Nguyễn Văn Hảo, hiện đang sống trong tòa nhà này. Người cháu trai ông Thạnh từ chối, nêu rõ lý do ông mình cự tuyệt báo chí là do một bài báo đăng cách đây không lâu. Theo vợ của ông Thạnh cho biết hiện nay chỉ quản lý phía trước tầng mặt tiền Trần Hưng Đạo, còn toàn bộ phần còn lại là UBND Thành phố quản lý. Việc xuống cấp của tòa nhà bà không có ý kiến gì.
Theo một người phụ nữ bán hàng ở đây thì các dãy nhà trên hai tầng lầu được cho thuê. Các mặt tiền bên dưới của tòa nhà được chia nhỏ ra thành nhiều căn, làm nơi kinh doanh. Khu vực tầng lầu gia đình người con trai duy nhất của ông Hảo đang sinh sống. Dòng chữ nổi "Ng.V.Hao" vẫn còn in đậm phía trên những cánh cửa sổ.
Tòa nhà hiện đại và lớn nhất Sài Gòn một thời, đã trở nên lạc lõng trước sự phát triển như vũ bão của thành phố.