Chiều ngày 24/6/2019, tại khu nhà 8B Lê Trực không có bất kỳ động tĩnh gì đáng kể cho thấy việc thự hiện phá dỡ hay khảo sát phá dỡ.Bên dưới cổng tòa nhà, luôn có từ 2 - 4 nhân viên bảo vệ túc trực 24/24h. Các bảo vệ ở đây cho biết, tòa nhà đã bị phong tỏa nhiều năm nay, không có hoạt động gì. Khu vực tầng hầm của tòa nhà cũng đang bỏ không mặc dù nhiều người có ý định nhờ coi xe ô tô theo tháng.Chính những nhân viên bảo vệ này cũng không biết bao giờ tòa nhà được tiếp tục phá dỡ để trở lại hiện trạng như trong giấy phép được cấp. "Chúng tôi là bảo vệ của một công ty khác để chủ đầu tư thuê để bảo vệ mục tiêu nên mọi hoạt động đều không nắm được cụ thể. Thi thoảng chỉ có xe ô tô của một số đơn vị đi vào một lúc rồi lại đi" - một người bảo vệ gác dưới cổng nhà 8B Lê Trực cho biết.Sau 4 năm phát hiện ra sai phạm, tòa nhà 8B Lê Trực được cắt tầng 19. Tuy nhiên, phải cắt thêm tầng 17 - 18 và giật cấp mới được chấp nhận giống như trong thiết kế và quy chuẩn độ cao. Mặc dù vậy, nhiều năm nay không thấy việc phá dỡ được tiếp tục.Một người bán trá đá ngay cạnh tòa nhà cho biết: "Rất lâu rồi không thấy công nhân đến làm việc tại tòa nhà".Theo quan sát của Đất Việt, bên trong tòa nhà vẫn sáng điện. Khu vực chân tòa nhà ngổn ngang vật liệu xây dựng, có biểu hiện xuống cấp chỉ sau 4 năm bị đình chỉ thi công.Tòa nhà đắp chiếu nhiều năm nay cũng gây nên hình ảnh nhếch nhác cho Thủ đô, đặc biệt nơi đây lại gần trung tâm.Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, tòa nhà 8B Lê Trực sai phạm tràn lan, lấn chiếm cả vỉa hè, sai từ móng đến ngọn. “Có những cuộc họp trên UBND TP, tôi có nói là thực ra để đảm bảo kỷ cương phép nước, kể cả phải đập toà nhà này cũng phải đập, bởi vì xây dựng sai từ móng, từ tầng 1. Nhưng chủ đầu tư rất cùn” - ông Nguyễn Đức Chung chia sẻ.Bên cạnh đó, một phần tòa nhà 8B Lê Trực còn sát với khu dân cư. Điều này vi phạm hành lang PCCC theo quy định của pháp luật, gây nhiều nguy hiểm khi đi vào sử dụng.
Chiều ngày 24/6/2019, tại khu nhà 8B Lê Trực không có bất kỳ động tĩnh gì đáng kể cho thấy việc thự hiện phá dỡ hay khảo sát phá dỡ.
Bên dưới cổng tòa nhà, luôn có từ 2 - 4 nhân viên bảo vệ túc trực 24/24h. Các bảo vệ ở đây cho biết, tòa nhà đã bị phong tỏa nhiều năm nay, không có hoạt động gì. Khu vực tầng hầm của tòa nhà cũng đang bỏ không mặc dù nhiều người có ý định nhờ coi xe ô tô theo tháng.
Chính những nhân viên bảo vệ này cũng không biết bao giờ tòa nhà được tiếp tục phá dỡ để trở lại hiện trạng như trong giấy phép được cấp. "Chúng tôi là bảo vệ của một công ty khác để chủ đầu tư thuê để bảo vệ mục tiêu nên mọi hoạt động đều không nắm được cụ thể. Thi thoảng chỉ có xe ô tô của một số đơn vị đi vào một lúc rồi lại đi" - một người bảo vệ gác dưới cổng nhà 8B Lê Trực cho biết.
Sau 4 năm phát hiện ra sai phạm, tòa nhà 8B Lê Trực được cắt tầng 19. Tuy nhiên, phải cắt thêm tầng 17 - 18 và giật cấp mới được chấp nhận giống như trong thiết kế và quy chuẩn độ cao. Mặc dù vậy, nhiều năm nay không thấy việc phá dỡ được tiếp tục.
Một người bán trá đá ngay cạnh tòa nhà cho biết: "Rất lâu rồi không thấy công nhân đến làm việc tại tòa nhà".
Theo quan sát của Đất Việt, bên trong tòa nhà vẫn sáng điện. Khu vực chân tòa nhà ngổn ngang vật liệu xây dựng, có biểu hiện xuống cấp chỉ sau 4 năm bị đình chỉ thi công.
Tòa nhà đắp chiếu nhiều năm nay cũng gây nên hình ảnh nhếch nhác cho Thủ đô, đặc biệt nơi đây lại gần trung tâm.
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, tòa nhà 8B Lê Trực sai phạm tràn lan, lấn chiếm cả vỉa hè, sai từ móng đến ngọn. “Có những cuộc họp trên UBND TP, tôi có nói là thực ra để đảm bảo kỷ cương phép nước, kể cả phải đập toà nhà này cũng phải đập, bởi vì xây dựng sai từ móng, từ tầng 1. Nhưng chủ đầu tư rất cùn” - ông Nguyễn Đức Chung chia sẻ.
Bên cạnh đó, một phần tòa nhà 8B Lê Trực còn sát với khu dân cư. Điều này vi phạm hành lang PCCC theo quy định của pháp luật, gây nhiều nguy hiểm khi đi vào sử dụng.