Ngôi nhà tọa lạc tại vùng nông thôn trồng lúa giáp với thành phố Thái Bình. Cùng với quá trình hiện đại hóa, kiến trúc nhà 1 tầng kiểu nông thôn truyền thống với mái dốc gần như không còn thấy xuất hiện trong làng quê. Ảnh: Hoàng Lê Căn nhà là nơi sinh sống của ông bà và con cháu ghé thăm mỗi dịp cuối tuần. Do đó, mô hình “nông nghiệp tự cung tự cấp” gồm vườn rau ăn quả, ao cá, trang trại nuôi gà, trồng lúa kết hợp trên ruộng được sử dụng triệt để. Ảnh: Hoàng LêPhương án thiết kế xoay quanh tiêu chí quan trọng nhất là phù hợp với lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Các tiêu chí khác như thông gió, ánh sáng tự nhiên cũng được tận dụng. Ảnh: Hoàng LêPhần mái ngói có độ dốc lớn nên gia chủ lắp hệ thống thu nước mưa để tái sử dụng trong việc tưới vườn. Ảnh: Hoàng LêƯu điểm của ngôi nhà là có 3 mặt thoáng, tầm nhìn rộng ra vườn và ao hồ và đón gió Nam tốt. Ảnh: Hoàng LêVới tinh thần thiết kế mang lại sự gần gũi và quen thuộc cho người cao tuổi, nhóm kiến trúc sư đã chọn hình dạng và ngôn ngữ của ngôi nhà theo hướng "ngôi nhà truyền thống phương Bắc", nhưng có nét hiện đại. Ảnh: Hoàng LêKhối màu trắng chính nằm trên cùng một vị trí với ngôi nhà cũ (ngôi nhà đã xuống cấp theo năm tháng). Khối gạch đỏ độc đáo với sự xoay theo chiều dọc. Ảnh: Hoàng LêBằng cách áp dụng xoay khối ở mặt chính, ngôi nhà đón gió; tầm nhìn ra khu vườn và ao được tăng lên. Nó cũng tạo ra ấn tượng về sự tương phản của hình dạng và vật liệu kiến trúc giữa hai khối. Ảnh: Hoàng LêSân phơi thóc được cải tạo thành sân chơi cho trẻ em hoặc là nơi tụ họp để ăn mừng và luộc bánh chưng trong những ngày Tết. Ảnh: Hoàng LêDo mặt tiền hướng Tây nên nhóm kiến trúc sư đã bố trí hiên nhà đóng vai trò là không gian đệm chuyển tiếp giữa bên trong và bên ngoài đồng thời là không gian giảm nhiệt cho phòng khách bằng hàng cây che bóng mát. Ảnh: Hoàng Lê"Rèm cây” chắn nắng và bức xạ nhiệt giúp điều hòa nhiệt độ tốt hơn mà vẫn đảm bảo thông thoáng, tầm nhìn đồng thời làm mềm mại không gian kiến trúc, giúp con người gắn kết chặt chẽ với thiên nhiên. Ảnh: Hoàng LêNgôi nhà có bố cục tương tự kiểu nhà 3 gian 2 chái truyền thống ở Bắc Bộ. Trục chính được bố trí từ sân qua hiên vào phòng khách rồi đến khu thờ tự. Ảnh: Hoàng LêTrục công năng phụ ở bên cạnh gồm phòng ăn, bếp, phòng ngủ chính, nhà vệ sinh cùng lối đi ra sân vườn thuận tiện mà không ảnh hưởng đến các không gian khác. Ảnh: Hoàng LêTầng 2 là phòng ngủ của 2 cậu con trai thường đến chơi vào mỗi cuối tuần và phòng chơi bóng bàn cho cả gia đình. Ảnh: Hoàng LêCận cảnh biệt thự đẹp như mơ của diễn viên Mạnh Trường
Ngôi nhà tọa lạc tại vùng nông thôn trồng lúa giáp với thành phố Thái Bình. Cùng với quá trình hiện đại hóa, kiến trúc nhà 1 tầng kiểu nông thôn truyền thống với mái dốc gần như không còn thấy xuất hiện trong làng quê. Ảnh: Hoàng Lê
Căn nhà là nơi sinh sống của ông bà và con cháu ghé thăm mỗi dịp cuối tuần. Do đó, mô hình “nông nghiệp tự cung tự cấp” gồm vườn rau ăn quả, ao cá, trang trại nuôi gà, trồng lúa kết hợp trên ruộng được sử dụng triệt để. Ảnh: Hoàng Lê
Phương án thiết kế xoay quanh tiêu chí quan trọng nhất là phù hợp với lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Các tiêu chí khác như thông gió, ánh sáng tự nhiên cũng được tận dụng. Ảnh: Hoàng Lê
Phần mái ngói có độ dốc lớn nên gia chủ lắp hệ thống thu nước mưa để tái sử dụng trong việc tưới vườn. Ảnh: Hoàng Lê
Ưu điểm của ngôi nhà là có 3 mặt thoáng, tầm nhìn rộng ra vườn và ao hồ và đón gió Nam tốt. Ảnh: Hoàng Lê
Với tinh thần thiết kế mang lại sự gần gũi và quen thuộc cho người cao tuổi, nhóm kiến trúc sư đã chọn hình dạng và ngôn ngữ của ngôi nhà theo hướng "ngôi nhà truyền thống phương Bắc", nhưng có nét hiện đại. Ảnh: Hoàng Lê
Khối màu trắng chính nằm trên cùng một vị trí với ngôi nhà cũ (ngôi nhà đã xuống cấp theo năm tháng). Khối gạch đỏ độc đáo với sự xoay theo chiều dọc. Ảnh: Hoàng Lê
Bằng cách áp dụng xoay khối ở mặt chính, ngôi nhà đón gió; tầm nhìn ra khu vườn và ao được tăng lên. Nó cũng tạo ra ấn tượng về sự tương phản của hình dạng và vật liệu kiến trúc giữa hai khối. Ảnh: Hoàng Lê
Sân phơi thóc được cải tạo thành sân chơi cho trẻ em hoặc là nơi tụ họp để ăn mừng và luộc bánh chưng trong những ngày Tết. Ảnh: Hoàng Lê
Do mặt tiền hướng Tây nên nhóm kiến trúc sư đã bố trí hiên nhà đóng vai trò là không gian đệm chuyển tiếp giữa bên trong và bên ngoài đồng thời là không gian giảm nhiệt cho phòng khách bằng hàng cây che bóng mát. Ảnh: Hoàng Lê
"Rèm cây” chắn nắng và bức xạ nhiệt giúp điều hòa nhiệt độ tốt hơn mà vẫn đảm bảo thông thoáng, tầm nhìn đồng thời làm mềm mại không gian kiến trúc, giúp con người gắn kết chặt chẽ với thiên nhiên. Ảnh: Hoàng Lê
Ngôi nhà có bố cục tương tự kiểu nhà 3 gian 2 chái truyền thống ở Bắc Bộ. Trục chính được bố trí từ sân qua hiên vào phòng khách rồi đến khu thờ tự. Ảnh: Hoàng Lê
Trục công năng phụ ở bên cạnh gồm phòng ăn, bếp, phòng ngủ chính, nhà vệ sinh cùng lối đi ra sân vườn thuận tiện mà không ảnh hưởng đến các không gian khác. Ảnh: Hoàng Lê
Tầng 2 là phòng ngủ của 2 cậu con trai thường đến chơi vào mỗi cuối tuần và phòng chơi bóng bàn cho cả gia đình. Ảnh: Hoàng Lê