Sau trận động đất năm 2014, hầu hết các ngôi nhà trong làng Quang Minh (Chiêu Thông, Trung Quốc) đều đã bị phá hủy. Để vực dậy sự sống nơi đây, người dân đã quyết định dùng gạch xây nhà để tạo độ chắc chắn, tuy nhiên giá vật liệu xây dựng sau đó đã tăng rất cao khiến người dân trong làng không còn đủ khả năng chi trả.Chính vì điều này, nhóm KTS tại Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh đã nghĩ ra ý tưởng sử dụng đất xây nhà với mức chi phí tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được độ chắc chắn, an toàn. Ngôi nhà đất đã xuất sắc giành giải công trình kiến trúc của năm tại sự kiện WAF 2017 diễn ra ở Berlin (Đức).Với diện tích 148.32m2, các KTS đã thiết kế một không gian sống bán mở nhằm tạo sự thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên cho chủ nhân ngôi nhà là cặp vợ chồng cao tuổi. Ngoài ra, cửa sổ kính 2 lớp và mái cách nhiệt cũng đã được sử dụng để cân bằng nhiệt độ trong nhà..Để nâng cao khả năng chống chịu của ngôi nhà với các trận động đất, nguyên liệu xây tường bao gồm: đất sét, cát, cỏ,…đã được sử dụng. Ngoài ra các thanh thép và đai bê tông cũng được xây ngầm trong tường để tránh tình trạng nứt gãy đồng thời làm tăng tính gắn kết trong cấu trúc ngôi nhà.Kết quả sau bài kiểm tra về độ rung cho thấy, sức chịu đựng rung chấn của ngôi nhà đắp đất này được cải thiện đáng kể. Không chỉ có khả năng chống chịu với động đất, những ngôi nhà đắp đất còn đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho ngôi nhà, giúp tiết kiệm điện ở mức tối đaVề mặt kinh tế, những ngôi nhà đắp đất với chi phí xây dựng vừa túi tiền cũng giúp người dân bớt được nỗi lo tiền bạc. Ngoài ra, yêu cầu về nguồn nhân công xây dựng cũng không quá lớn, người dân còn có thể tự cải tiến ngôi nhà trong tương lai.Về phương diện xã hội, ngôi nhà đắp đất chính là một hình thức bảo vệ kiến trúc truyền thống, giữ gìn được bản sắc dân tộc. Trong giai đoạn sắp tới, dự án xây dựng nhà đắp đất này sẽ được áp dụng cho các ngôi nhà ở phía Tây Nam Trung Quốc, đây cũng sẽ là bước đệm để đưa ra những đường hướng, chính sách thích hợp trong quá trình tái thiết các công trình xây dựng địa phương.
Sau trận động đất năm 2014, hầu hết các ngôi nhà trong làng Quang Minh (Chiêu Thông, Trung Quốc) đều đã bị phá hủy. Để vực dậy sự sống nơi đây, người dân đã quyết định dùng gạch xây nhà để tạo độ chắc chắn, tuy nhiên giá vật liệu xây dựng sau đó đã tăng rất cao khiến người dân trong làng không còn đủ khả năng chi trả.
Chính vì điều này, nhóm KTS tại Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh đã nghĩ ra ý tưởng sử dụng đất xây nhà với mức chi phí tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được độ chắc chắn, an toàn. Ngôi nhà đất đã xuất sắc giành giải công trình kiến trúc của năm tại sự kiện WAF 2017 diễn ra ở Berlin (Đức).
Với diện tích 148.32m2, các KTS đã thiết kế một không gian sống bán mở nhằm tạo sự thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên cho chủ nhân ngôi nhà là cặp vợ chồng cao tuổi. Ngoài ra, cửa sổ kính 2 lớp và mái cách nhiệt cũng đã được sử dụng để cân bằng nhiệt độ trong nhà..
Để nâng cao khả năng chống chịu của ngôi nhà với các trận động đất, nguyên liệu xây tường bao gồm: đất sét, cát, cỏ,…đã được sử dụng. Ngoài ra các thanh thép và đai bê tông cũng được xây ngầm trong tường để tránh tình trạng nứt gãy đồng thời làm tăng tính gắn kết trong cấu trúc ngôi nhà.
Kết quả sau bài kiểm tra về độ rung cho thấy, sức chịu đựng rung chấn của ngôi nhà đắp đất này được cải thiện đáng kể. Không chỉ có khả năng chống chịu với động đất, những ngôi nhà đắp đất còn đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho ngôi nhà, giúp tiết kiệm điện ở mức tối đa
Về mặt kinh tế, những ngôi nhà đắp đất với chi phí xây dựng vừa túi tiền cũng giúp người dân bớt được nỗi lo tiền bạc. Ngoài ra, yêu cầu về nguồn nhân công xây dựng cũng không quá lớn, người dân còn có thể tự cải tiến ngôi nhà trong tương lai.
Về phương diện xã hội, ngôi nhà đắp đất chính là một hình thức bảo vệ kiến trúc truyền thống, giữ gìn được bản sắc dân tộc. Trong giai đoạn sắp tới, dự án xây dựng nhà đắp đất này sẽ được áp dụng cho các ngôi nhà ở phía Tây Nam Trung Quốc, đây cũng sẽ là bước đệm để đưa ra những đường hướng, chính sách thích hợp trong quá trình tái thiết các công trình xây dựng địa phương.