Sân golf Tân Sơn Nhất (nằm ngay sát sân bay) được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2015 bị coi là nguyên nhân chính gây ra sự ùn tắc cả trên không lẫn dưới đất, từ bên trong đến bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất. Chủ sở hữu Sân golf Tân Sơn Nhất là Công ty Him Lam Hà Nội - một thành viên của Công ty Cổ phần Him Lam. Ảnh: phối cảnh tổng thể sân golf Tân Sơn Nhất. Nguồn: sân golf Tân Sơn Nhất.Sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất nằm ở phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất, được xây dựng trên diện tích 157,2ha (vốn là đất do Bộ Quốc phòng quản lý) với số vốn đầu tư lên tới gần 5.500 tỷ đồng. Ngoài sân golf tiêu chuẩn quốc tế, chủ đầu tư còn xây dựng các hạng mục công trình khác như trường học, nhà hàng khách sạn, căn hộ - biệt thự. Ảnh: Zing.vn
Zing.vn dẫn lời PGS. TS Nguyễn Thiện Tống (chuyên gia kỹ thuật hàng không) cho biết: "Việc thiếu đất, đường lăn, bãi đỗ khiến máy bay phải thường xuyên đợi chờ, bay vòng, đậu cách xa nhà ga. Hành khách phải di chuyển bằng xe buýt từ khu kiểm tra an ninh ra chỗ đậu tàu bay khiến năng suất khai thác rất hạn chế. Cũng vì lý do đó dẫn đến delay giờ bay, làm chậm thời gian di chuyển của hành khách”. Ảnh: Zing.vnNhiều chuyên gia hàng không cho rằng, việc thu hồi sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất để xây dựng thêm được băng là giải pháp tối ưu nhất để giảm thiểu sự quá tải sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Cổng sân golf Tân Sơn Nhất. Nguồn: Zing.vnNgoài sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất, Him Lam Hà Nội còn là chủ sở hữu của sân golf Long Biên (Hà Nội) và sân tập golf Ba Son (TP. HCM). Cũng giống như sân golf Tân Sơn Nhất, sân tập golf Ba Son và sân golf Long Biên đều nằm trong khu vực nội đô. Ảnh: luyện tập trong sân tập golf Ba Son. Nguồn: FB sân tập golf Ba Son. Sân tập golf Ba Son nằm cạnh sông Sài Gòn có số vốn đầu tư 160 tỷ đồng được hoàn thiện và đưa vào khai thác từ tháng 12/2005. Ảnh: cổng sân tập golf Ba Son. Nguồn: FB sân tập golf Ba Son.Sân tập golf Ba Son có 3 tầng với 108 thảm tập được trang bị đầy đủ các thiết bị cao cấp. Bên cạnh đó còn nhiều dịch vụ tiện ích khác như green tập với, bunker, khu vực chipping, cửa hàng dịch vụ golf, câu lạc bộ Hội viên... Ảnh: luyện tập trong sân tập golf Ba Son. Nguồn: FB sân tập golf Ba Son.Sân golf Long Biên được xây dựng trên diện tích 129,19ha với số vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng. Điều đặc biệt là cũng giống như sân golf Tân Sơn Nhất, sân golf Long Biên cũng được xây dựng trên diện tích đất do Bộ Quốc phòng quản lý. Ảnh: phối cảnh tòa nhà tổ hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ẩm thực sân golf Long Biên. Nguồn: Công ty Tư vấn XD.Trong quá trình xây dựng, sân golf Long Biên cũng từng có nhiều sai phạm. Báo Giáo dục Việt Nam cho biết, khu nhà hội quán golf, trong phê duyệt là 2 tầng nhưng thực tế xây dựng 5 tầng, mật độ xây dựng bị điều chỉnh tăng từ 45% lên 69,94%. Khu bảo trì sân golf, diện tích phê duyệt à 1.604m2 nhưng thực tế xây dựng lên tới 4.709m2... Ảnh: GDVN.Ngoài ra, chủ đầu tư còn nhiều sai phạm khác nữa trong quá trình xây dựng như tại thời điểm kiểm tra, công trình chưa trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy (bình cứu hỏa); chưa có màn che, rào chắn công trình; chưa có biển báo nguy hiểm, biển báo an toàn tại nơi nguy hiểm (tại vị trí hố sâu). Đồng thời, chưa có nội quy vận hành máy móc và chưa xuất trình được các loại bảo hiểm theo quy định. Ảnh: GDVN.Tuy nhiên công trình vẫn được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2015. Ảnh Sân golf Long Biên.
Sân golf Tân Sơn Nhất (nằm ngay sát sân bay) được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2015 bị coi là nguyên nhân chính gây ra sự ùn tắc cả trên không lẫn dưới đất, từ bên trong đến bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất. Chủ sở hữu Sân golf Tân Sơn Nhất là Công ty Him Lam Hà Nội - một thành viên của Công ty Cổ phần Him Lam. Ảnh: phối cảnh tổng thể sân golf Tân Sơn Nhất. Nguồn: sân golf Tân Sơn Nhất.
Sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất nằm ở phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất, được xây dựng trên diện tích 157,2ha (vốn là đất do Bộ Quốc phòng quản lý) với số vốn đầu tư lên tới gần 5.500 tỷ đồng. Ngoài sân golf tiêu chuẩn quốc tế, chủ đầu tư còn xây dựng các hạng mục công trình khác như trường học, nhà hàng khách sạn, căn hộ - biệt thự. Ảnh: Zing.vn
Zing.vn dẫn lời PGS. TS Nguyễn Thiện Tống (chuyên gia kỹ thuật hàng không) cho biết: "Việc thiếu đất, đường lăn, bãi đỗ khiến máy bay phải thường xuyên đợi chờ, bay vòng, đậu cách xa nhà ga. Hành khách phải di chuyển bằng xe buýt từ khu kiểm tra an ninh ra chỗ đậu tàu bay khiến năng suất khai thác rất hạn chế. Cũng vì lý do đó dẫn đến delay giờ bay, làm chậm thời gian di chuyển của hành khách”. Ảnh: Zing.vn
Nhiều chuyên gia hàng không cho rằng, việc thu hồi sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất để xây dựng thêm được băng là giải pháp tối ưu nhất để giảm thiểu sự quá tải sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Cổng sân golf Tân Sơn Nhất. Nguồn: Zing.vn
Ngoài sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất, Him Lam Hà Nội còn là chủ sở hữu của sân golf Long Biên (Hà Nội) và sân tập golf Ba Son (TP. HCM). Cũng giống như sân golf Tân Sơn Nhất, sân tập golf Ba Son và sân golf Long Biên đều nằm trong khu vực nội đô. Ảnh: luyện tập trong sân tập golf Ba Son. Nguồn: FB sân tập golf Ba Son.
Sân tập golf Ba Son nằm cạnh sông Sài Gòn có số vốn đầu tư 160 tỷ đồng được hoàn thiện và đưa vào khai thác từ tháng 12/2005. Ảnh: cổng sân tập golf Ba Son. Nguồn: FB sân tập golf Ba Son.
Sân tập golf Ba Son có 3 tầng với 108 thảm tập được trang bị đầy đủ các thiết bị cao cấp. Bên cạnh đó còn nhiều dịch vụ tiện ích khác như green tập với, bunker, khu vực chipping, cửa hàng dịch vụ golf, câu lạc bộ Hội viên... Ảnh: luyện tập trong sân tập golf Ba Son. Nguồn: FB sân tập golf Ba Son.
Sân golf Long Biên được xây dựng trên diện tích 129,19ha với số vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng. Điều đặc biệt là cũng giống như sân golf Tân Sơn Nhất, sân golf Long Biên cũng được xây dựng trên diện tích đất do Bộ Quốc phòng quản lý. Ảnh: phối cảnh tòa nhà tổ hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ẩm thực sân golf Long Biên. Nguồn: Công ty Tư vấn XD.
Trong quá trình xây dựng, sân golf Long Biên cũng từng có nhiều sai phạm. Báo Giáo dục Việt Nam cho biết, khu nhà hội quán golf, trong phê duyệt là 2 tầng nhưng thực tế xây dựng 5 tầng, mật độ xây dựng bị điều chỉnh tăng từ 45% lên 69,94%. Khu bảo trì sân golf, diện tích phê duyệt à 1.604m2 nhưng thực tế xây dựng lên tới 4.709m2... Ảnh: GDVN.
Ngoài ra, chủ đầu tư còn nhiều sai phạm khác nữa trong quá trình xây dựng như tại thời điểm kiểm tra, công trình chưa trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy (bình cứu hỏa); chưa có màn che, rào chắn công trình; chưa có biển báo nguy hiểm, biển báo an toàn tại nơi nguy hiểm (tại vị trí hố sâu). Đồng thời, chưa có nội quy vận hành máy móc và chưa xuất trình được các loại bảo hiểm theo quy định. Ảnh: GDVN.
Tuy nhiên công trình vẫn được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2015. Ảnh Sân golf Long Biên.