Ô nhiễm đang là vấn đề nhức nhổi ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải. Tuy nhiên, áp lực dân số đông khiến xu thế đô thị hóa là không cưỡng lại được. Năm ngoái Chính phủ Trung Quốc tuyên bố kế hoạch đến năm 2020 đưa 2 triệu người từ những ngôi làng hẻo lánh vào các thành phố.Trung Quốc cũng được nhớ đến với các kiến trúc độc đáo với hình dáng kỳ quặc, như toà nhà rực rỡ đèn led hình móng ngựa ở Hồ Châu hay toà nhà hình ấm trà ở Vô Tích.Nhưng vào năm 2016, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban bố những hướng dẫn nghiêm cấm xây dựng các tòa nhà có hình thù kỳ quái không mang tính chất di sản văn hoá, chuyển hướng tập trung sang "kinh tế, xanh và đẹp".Dự án Thành phố rừng đầu tiên của Trung Quốc ở Liễu Châu, miền nam Trung Quốc - được thiết kế bởi một công ty Ý Stefano Boeri chắc chắn sẽ phù hợp với l uật mới này và có thể giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.Đó là một khu khép kín rộng 342 mẫu với hơn 70 tòa nhà - bao gồm nhà cửa, bệnh viện, khách sạn, trường học và văn phòng. Tất cả sẽ được bao phủ bởi 40.000 cây to và gần một triệu cây cảnh nhỏ. Dự tính thành phố có sức chứa lên tới 30.000 người.Phỏng vấn với CNN qua điện thoại từ Milan, Chủ tịch công ty Stefano Boeri cho biết đây là thử nghiệm đầu tiên về môi trường đô thị thực sự tìm cách cân bằng với thiên nhiên.Người ta mong đợi số lượng cây khổng lồ sẽ hấp thụ gần 10.000 tấn CO2, 57 tấn chất thải và sản xuất 900 tấn oxy mỗi năm, đồng thời giảm nhiệt độ không khí và tạo môi trường sống mới cho động vật. Pin mặt trời trên mái sẽ cung cấp năng lượng cho các tòa nhà, trong khi năng lượng địa nhiệt sẽ điều hòa không khí.Ngoài điểm hấp dẫn về cây cối, hình dạng đường cong của tòa nhà cao tầng cũng là một điểm thú vị mà Boeri gọi là "thơ ca của kiến trúc".Đây là dự án tiếp theo sau Khu rừng Vành đai và hai tháp căn hộ ở Milan của Công ty Kiến truc Stefano Boeri. Dự án này hoàn thành vào năm 2014 và đã bao phủ được 5 mẫu rừng, với 900 cây to và hơn 20000 cây cảnh nhỏ, loại bỏ 15 đến 17,5 tấn bụi bẩn từ không khí mỗi năm.Thành phố Lâm nghiệp Shijiazhaug, được thiết kế cho tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc, cũng là một nguyên mẫu của các thành phố xanh nhỏ gọn với 100.000 dân.Boeri cho biết họ có tham vọng có thể tạo ra một môi trường đô thị xanh được tạo ra từ nhiều rừng vành đai như vậy, và Trung Quốc đã cung cấp bối cảnh hoàn hảo cho tham vọng này.Văn phòng Quy hoạch Đô thị Thành phố Liễu Châu đã phê duyệt kế hoạch này nhưng để hoàn thành sẽ mất thời gian. Việc xây dựng sẽ bắt đầu vào năm 2020 và chưa rõ thời điểm hoàn thành.
Ô nhiễm đang là vấn đề nhức nhổi ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải. Tuy nhiên, áp lực dân số đông khiến xu thế đô thị hóa là không cưỡng lại được. Năm ngoái Chính phủ Trung Quốc tuyên bố kế hoạch đến năm 2020 đưa 2 triệu người từ những ngôi làng hẻo lánh vào các thành phố.
Trung Quốc cũng được nhớ đến với các kiến trúc độc đáo với hình dáng kỳ quặc, như toà nhà rực rỡ đèn led hình móng ngựa ở Hồ Châu hay toà nhà hình ấm trà ở Vô Tích.
Nhưng vào năm 2016, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban bố những hướng dẫn nghiêm cấm xây dựng các tòa nhà có hình thù kỳ quái không mang tính chất di sản văn hoá, chuyển hướng tập trung sang "kinh tế, xanh và đẹp".
Dự án Thành phố rừng đầu tiên của Trung Quốc ở Liễu Châu, miền nam Trung Quốc - được thiết kế bởi một công ty Ý Stefano Boeri chắc chắn sẽ phù hợp với l uật mới này và có thể giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đó là một khu khép kín rộng 342 mẫu với hơn 70 tòa nhà - bao gồm nhà cửa, bệnh viện, khách sạn, trường học và văn phòng. Tất cả sẽ được bao phủ bởi 40.000 cây to và gần một triệu cây cảnh nhỏ. Dự tính thành phố có sức chứa lên tới 30.000 người.
Phỏng vấn với CNN qua điện thoại từ Milan, Chủ tịch công ty Stefano Boeri cho biết đây là thử nghiệm đầu tiên về môi trường đô thị thực sự tìm cách cân bằng với thiên nhiên.
Người ta mong đợi số lượng cây khổng lồ sẽ hấp thụ gần 10.000 tấn CO2, 57 tấn chất thải và sản xuất 900 tấn oxy mỗi năm, đồng thời giảm nhiệt độ không khí và tạo môi trường sống mới cho động vật. Pin mặt trời trên mái sẽ cung cấp năng lượng cho các tòa nhà, trong khi năng lượng địa nhiệt sẽ điều hòa không khí.
Ngoài điểm hấp dẫn về cây cối, hình dạng đường cong của tòa nhà cao tầng cũng là một điểm thú vị mà Boeri gọi là "thơ ca của kiến trúc".
Đây là dự án tiếp theo sau Khu rừng Vành đai và hai tháp căn hộ ở Milan của Công ty Kiến truc Stefano Boeri. Dự án này hoàn thành vào năm 2014 và đã bao phủ được 5 mẫu rừng, với 900 cây to và hơn 20000 cây cảnh nhỏ, loại bỏ 15 đến 17,5 tấn bụi bẩn từ không khí mỗi năm.
Thành phố Lâm nghiệp Shijiazhaug, được thiết kế cho tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc, cũng là một nguyên mẫu của các thành phố xanh nhỏ gọn với 100.000 dân.
Boeri cho biết họ có tham vọng có thể tạo ra một môi trường đô thị xanh được tạo ra từ nhiều rừng vành đai như vậy, và Trung Quốc đã cung cấp bối cảnh hoàn hảo cho tham vọng này.
Văn phòng Quy hoạch Đô thị Thành phố Liễu Châu đã phê duyệt kế hoạch này nhưng để hoàn thành sẽ mất thời gian. Việc xây dựng sẽ bắt đầu vào năm 2020 và chưa rõ thời điểm hoàn thành.