Nhà Tân Ký là một trong những ngôi nhà nổi bật nhất trong số những ngôi nhà cổ ở Hội An. Ngôi nhà này được chủ hiệu buôn Tấn Ký người gốc Hoa xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Nơi đây đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ảnh: VOV.Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ. Ảnh: VOV.Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà cổ Tân Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa (trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ảnh: VOV.Ngôi nhà cổ có dạng hình ống, được xây dựng với kiểu nhà đặc trưng hai tầng hai nếp, hai mặt thông ra đường. Mặt tiền thông ra đường Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt hậu thông ra đường Bạch Đằng giáp với bến sông để thuận tiện trong việc xuất nhập hàng hóa. Ảnh: VOV.Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Ảnh: VOV.Đặc biệt không kém so với nhà cổ Tân Kỳ là khu nhà cổ Phùng Hưng. Tọa lạc ở Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An, nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời nhiều thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm và là mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao ở Hội An. Ảnh: Quốc Quân.Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Tàu. Hệ thống ban công và cửa chớp theo kiểu Tàu, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật Bản (giống mái của chùa Cầu). Ảnh: Internet.Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Ảnh: Internet.Gian giữa nhà cổ có thờ những vị thần biển phù hộ. Ngày xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Ảnh: Hoian.vn.Nhà cổ Phùng Hưng rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống khung đỡ gồm 80 cột gỗ lim được đặt trên chân đá để chống ẩm thông qua tránh tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể chuyển hàng hóa lên tầng trên. Ảnh: Internet.Ngoài ra phải kể đến ngôi nhà cổ Đức An (số 129 đường Trần Phú) đã có 180 năm tuổi. Nhà cổ này được xây dựng theo lối kiến trúc Việt , tận dụng tối đa ánh sáng tạo không gian thoáng đãng, sử dụng vật liệu chính là gỗ kiềng kiềng có sẵn ở vùng Quảng Nam với ưu điểm có thể chống chịu với thời tiết nóng ẩm ở mảnh đất miền Trung. Ảnh: Quốc Quân.Công trình được ví như “nhân chứng sống” của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn hóa mà ông cha để lại. Ảnh: Báo Xây dựng.Lịch sử nhà cổ Đức An với sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc hòa vào việc buôn bán tấp nập của cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực. Ảnh: Báo Xây dựng.Vào những năm 1925 - 1926, khi các phong trào yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn, nhà Đức An trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước. Ảnh: Báo Xây dựng.Những tác phẩm về dân chủ tư sản thế giới, các tác phẩm của Phan Châu Trinh về phong trào Duy Tân và các sách báo tiến bộ khác như: Báo "Chuông rè", "Đông Pháp thời báo", " Tân thế kỷ", " Nhân loại" và đặc biệt là báo "Việt Nam hồn" xuất bản tại Pháp cũng được cất giữ và lưu hành tại đây. Ảnh: Báo Xây dựng.
Nhà Tân Ký là một trong những ngôi nhà nổi bật nhất trong số những ngôi nhà cổ ở Hội An. Ngôi nhà này được chủ hiệu buôn Tấn Ký người gốc Hoa xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII. Nơi đây đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ảnh: VOV.
Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ. Ảnh: VOV.
Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà cổ Tân Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa (trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ảnh: VOV.
Ngôi nhà cổ có dạng hình ống, được xây dựng với kiểu nhà đặc trưng hai tầng hai nếp, hai mặt thông ra đường. Mặt tiền thông ra đường Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt hậu thông ra đường Bạch Đằng giáp với bến sông để thuận tiện trong việc xuất nhập hàng hóa. Ảnh: VOV.
Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Ảnh: VOV.
Đặc biệt không kém so với nhà cổ Tân Kỳ là khu nhà cổ Phùng Hưng. Tọa lạc ở Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An, nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời nhiều thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm và là mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao ở Hội An. Ảnh: Quốc Quân.
Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Tàu. Hệ thống ban công và cửa chớp theo kiểu Tàu, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật Bản (giống mái của chùa Cầu). Ảnh: Internet.
Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Ảnh: Internet.
Gian giữa nhà cổ có thờ những vị thần biển phù hộ. Ngày xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Ảnh: Hoian.vn.
Nhà cổ Phùng Hưng rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống khung đỡ gồm 80 cột gỗ lim được đặt trên chân đá để chống ẩm thông qua tránh tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể chuyển hàng hóa lên tầng trên. Ảnh: Internet.
Ngoài ra phải kể đến ngôi nhà cổ Đức An (số 129 đường Trần Phú) đã có 180 năm tuổi. Nhà cổ này được xây dựng theo lối kiến trúc Việt , tận dụng tối đa ánh sáng tạo không gian thoáng đãng, sử dụng vật liệu chính là gỗ kiềng kiềng có sẵn ở vùng Quảng Nam với ưu điểm có thể chống chịu với thời tiết nóng ẩm ở mảnh đất miền Trung. Ảnh: Quốc Quân.
Công trình được ví như “nhân chứng sống” của lịch sử, lưu giữ những giá trị văn hóa mà ông cha để lại. Ảnh: Báo Xây dựng.
Lịch sử nhà cổ Đức An với sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc hòa vào việc buôn bán tấp nập của cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực. Ảnh: Báo Xây dựng.
Vào những năm 1925 - 1926, khi các phong trào yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn, nhà Đức An trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước. Ảnh: Báo Xây dựng.
Những tác phẩm về dân chủ tư sản thế giới, các tác phẩm của Phan Châu Trinh về phong trào Duy Tân và các sách báo tiến bộ khác như: Báo "Chuông rè", "Đông Pháp thời báo", " Tân thế kỷ", " Nhân loại" và đặc biệt là báo "Việt Nam hồn" xuất bản tại Pháp cũng được cất giữ và lưu hành tại đây. Ảnh: Báo Xây dựng.