Chia sẻ về ý tưởng xây dựng khu vườn của gia đình, chị Ngọc Trân cho biết: “Ông xã mình vốn là người có đam mê trồng trọt từ lâu, ban đầu anh ấy chỉ trồng 2, 3 chậu rau mầm, 1 cây ớt cảnh và 1 cây ổi trên mảnh đất nhỏ ở sân thượng cho có khoảng xanh trong nhà.Ấy vậy mà không ngờ cây nào cũng sai trĩu quả, hai vợ chồng bèn bàn nhau cải tạo lại sân thượng, làm thêm đường thoát nước và chống thấm để tạo một khu vườn sân thượng thực sự. Đến năm 2010 thì khu vườn của hai vợ chồng chính thức hình thành và liên tục được cải tạo, trồng mới cho đến bây giờ.”Khoảng sân thượng nhà chị Ngọc Trân không quá lớn, ban đầu là 15 m2, sau khi xây lại nhà thì diện tích mới là 25 m2. Mặc dù diện tích không lớn nhưng khu vườn được sắp xếp rất hợp lý để nâng cao diện tích sử dụng. Chị Trân dùng các chậu lắp ghép thông minh cùng hệ thống giàn leo, kệ sắt để trồng cây. Chị cũng thiết kế riêng các ngăn trồng rau với nhiều loại rau khác nhau và chậu trồng cây ăn quả, mỗi loại 1 cây.Trong khu vườn của mình, chị Trân trồng nhiều loại cây cố định như ổi, táo, quýt, khế, bưởi, mận, chanh, tắc, lựu, cóc, nho, dọc mùng, cây sương sâm, mồng tơi, cây gia vị như cây cà ri, cây hương thảo, sả, tỏi, hành, ớt, gừng, lá cẩm, lá lốt, và các loại rau như rau ngót, rau má, rau răm, rau húng lủi, rau quế, rau thơm, rau quế vị, rau tía tô, diếp cá, ngò gai, rau om, kinh giới. Ngoài ra chị còn trồng loại rau ngắn hạn theo mùa vụ như rau muống, cải ngọt, cải thìa, xà lách, rau lang, khoai lang... cây ngắn vụ như cà tím, cà chua, đậu bắp, và những dây leo trồng luân phiên như bầu, bí, mướp, dưa gang, khổ qua, dưa leo...Hiện tại khu vườn của chị Trân vô cùng phong phú với nhiều loại cây và rau khác nhau. Chị tâm sự rằng: “Điều khó khăn và cực nhất trong quá trình xây dựng và chăm sóc khu vườn đó là việc phải vận chuyển cây và đất lên tầng 3, rồi vận chuyển cả tro trấu, phân bón. Hồi đầu ở nhà cũ chỉ có 2 tầng, việc vận chuyển không quá vất vả. Nhưng sau khi nhà mình xây nhà mới lên 3 tầng lại thêm mở rộng diện tích vườn nên rất cực.Khi nhà mới xây xong, phải chuyển gần 40 bao đất, mỗi bao 30kg mà chỉ có hai vợ chồng cùng làm. Sau đó lại vận chuyển từng cây lên. Đến khi xong được khu vườn mới mà hai vợ chồng mình mệt muốn xỉu luôn. Nhưng vì đam mê nên vợ chồng động viên nhau cố gắng. Chồng của mình rất đam mê việc trồng cây, anh biết ghép cây và chiết cành từ nhỏ nên việc chăm sóc khu vườn anh có rất nhiều kinh nghiệm. Mỗi lần trồng cây gì, hai vợ chồng đều nghiên cứu kĩ càng các kĩ thuật cũng như chế độ chăm sóc riêng nên hầu như trồng cây nào cũng thành công và sai trĩu quả.”Mặc dù công việc khá bận rộn, nhưng vợ chồng chị Trân vẫn luôn cố gắng dành thời gian để chăm sóc khu vườn của mình. Sáng sớm trước khi đi làm, hai vợ chồng chị sẽ lên tưới cây, chiều tan làm tưới thêm lần nữa. Nếu phát hiện cây bị sâu bệnh vợ chồng chị sẽ phun thuốc trừ sâu tự chế từ tỏi ớt rồi bắt sâu, tỉa lá vào buổi tối. Cuối tuần rảnh rỗi, vợ chồng chị sẽ dành thời gian để gieo hạt, chiết cây, bón phân, cải tạo đất cũ, tỉa nhánh và thực hiện các kỹ thuật khác để giúp cho cây sai trái. Video: Vườn Nho 5 gốc sai lúc lỉu, thu hoạch 100kg mỗi năm trên sân thượng (Nguồn: Home & Garden/Youtube).
Chia sẻ về ý tưởng xây dựng khu vườn của gia đình, chị Ngọc Trân cho biết: “Ông xã mình vốn là người có đam mê trồng trọt từ lâu, ban đầu anh ấy chỉ trồng 2, 3 chậu rau mầm, 1 cây ớt cảnh và 1 cây ổi trên mảnh đất nhỏ ở sân thượng cho có khoảng xanh trong nhà.
Ấy vậy mà không ngờ cây nào cũng sai trĩu quả, hai vợ chồng bèn bàn nhau cải tạo lại sân thượng, làm thêm đường thoát nước và chống thấm để tạo một khu vườn sân thượng thực sự. Đến năm 2010 thì khu vườn của hai vợ chồng chính thức hình thành và liên tục được cải tạo, trồng mới cho đến bây giờ.”
Khoảng sân thượng nhà chị Ngọc Trân không quá lớn, ban đầu là 15 m2, sau khi xây lại nhà thì diện tích mới là 25 m2. Mặc dù diện tích không lớn nhưng khu vườn được sắp xếp rất hợp lý để nâng cao diện tích sử dụng. Chị Trân dùng các chậu lắp ghép thông minh cùng hệ thống giàn leo, kệ sắt để trồng cây. Chị cũng thiết kế riêng các ngăn trồng rau với nhiều loại rau khác nhau và chậu trồng cây ăn quả, mỗi loại 1 cây.
Trong khu vườn của mình, chị Trân trồng nhiều loại cây cố định như ổi, táo, quýt, khế, bưởi, mận, chanh, tắc, lựu, cóc, nho, dọc mùng, cây sương sâm, mồng tơi, cây gia vị như cây cà ri, cây hương thảo, sả, tỏi, hành, ớt, gừng, lá cẩm, lá lốt, và các loại rau như rau ngót, rau má, rau răm, rau húng lủi, rau quế, rau thơm, rau quế vị, rau tía tô, diếp cá, ngò gai, rau om, kinh giới. Ngoài ra chị còn trồng loại rau ngắn hạn theo mùa vụ như rau muống, cải ngọt, cải thìa, xà lách, rau lang, khoai lang... cây ngắn vụ như cà tím, cà chua, đậu bắp, và những dây leo trồng luân phiên như bầu, bí, mướp, dưa gang, khổ qua, dưa leo...
Hiện tại khu vườn của chị Trân vô cùng phong phú với nhiều loại cây và rau khác nhau. Chị tâm sự rằng: “Điều khó khăn và cực nhất trong quá trình xây dựng và chăm sóc khu vườn đó là việc phải vận chuyển cây và đất lên tầng 3, rồi vận chuyển cả tro trấu, phân bón. Hồi đầu ở nhà cũ chỉ có 2 tầng, việc vận chuyển không quá vất vả. Nhưng sau khi nhà mình xây nhà mới lên 3 tầng lại thêm mở rộng diện tích vườn nên rất cực.
Khi nhà mới xây xong, phải chuyển gần 40 bao đất, mỗi bao 30kg mà chỉ có hai vợ chồng cùng làm. Sau đó lại vận chuyển từng cây lên. Đến khi xong được khu vườn mới mà hai vợ chồng mình mệt muốn xỉu luôn. Nhưng vì đam mê nên vợ chồng động viên nhau cố gắng. Chồng của mình rất đam mê việc trồng cây, anh biết ghép cây và chiết cành từ nhỏ nên việc chăm sóc khu vườn anh có rất nhiều kinh nghiệm. Mỗi lần trồng cây gì, hai vợ chồng đều nghiên cứu kĩ càng các kĩ thuật cũng như chế độ chăm sóc riêng nên hầu như trồng cây nào cũng thành công và sai trĩu quả.”
Mặc dù công việc khá bận rộn, nhưng vợ chồng chị Trân vẫn luôn cố gắng dành thời gian để chăm sóc khu vườn của mình. Sáng sớm trước khi đi làm, hai vợ chồng chị sẽ lên tưới cây, chiều tan làm tưới thêm lần nữa. Nếu phát hiện cây bị sâu bệnh vợ chồng chị sẽ phun thuốc trừ sâu tự chế từ tỏi ớt rồi bắt sâu, tỉa lá vào buổi tối. Cuối tuần rảnh rỗi, vợ chồng chị sẽ dành thời gian để gieo hạt, chiết cây, bón phân, cải tạo đất cũ, tỉa nhánh và thực hiện các kỹ thuật khác để giúp cho cây sai trái.
Video: Vườn Nho 5 gốc sai lúc lỉu, thu hoạch 100kg mỗi năm trên sân thượng (Nguồn: Home & Garden/Youtube).