1. Chung cư Cô Giang
Chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1, TPHCM) được xây dựng vào năm 1968 với 4 lô: A, B, C, D cho 900 hộ dân sinh sống. Ảnh: NLĐ.Sau gần 50 năm được đưa vào sử dụng, chung cư Cô Giang đã và đang xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân. Nhiều hạng mục công trình đã bị hư hại theo thời gian như: ban công, vách tường bị nứt…Ảnh: NLĐ.Trước thực trạng này, UBND TP HCM đã quyết định tháo dỡ, di dời khoảng 70 chung cư cũ với hơn 7.200 hộ dân. Đồng thời, có kế hoạch xây mới hơn 60 lô chung cư cũ với quy mô hơn 9.000 căn hộ. Ảnh: NLĐ.Năm 2006, UBND TPHCM chủ trương đầu tư khu căn hộ và trung tâm thương mại tại chung cư Cô Giang với quy mô 1,4 ha gồm 30 tầng, 1.092 căn hộ. Trong đó, gần 300 căn phục vụ cho tái định cư tại chỗ. Tổng chi phí bồi thường được phê duyệt hơn 1.500 tỉ đồng. Ảnh: NLĐ.Theo SGGP, sau 11 năm, đến đầu tháng 9/2017 mới cưỡng chế xong căn nhà cuối cùng trong khuôn viên chung cư, xoá sổ hoàn toàn sự tồn tại của chung cư Cô Giang trên khu đất đắc địa giữa trung tâm TPHCM để gia chủ đầu tư thi công khu căn hộ và trung tâm thương mại, trong đó có 300 căn phục vụ tái định cư. Ảnh: NLĐ. 2. Chung Thanh Đa lô 4 và 6
Theo UBND quận Bình Thạnh, cụm chung cư lô số tại cư xá Thanh Đa có 8 lô, được xây dựng trước năm 1975. Ảnh: PLO.Trong đó có hai lô 4 và 6 nghiêng, lún nghiêm trọng vượt quá giới hạn cho phép và có nguy cơ sụp đổ. Ảnh: PLO.Mức độ nghiêng lún khiến hai lô chung cư này đang ngày càng có xu hướng chụm đầu vào nhau. Ảnh: PLO.Tổng cộng hai lô chung cư 4 và 6 có 280 căn hộ với gần 300 cá nhân, hộ gia đình sinh sống. Ảnh: PLO.Trước thực trạng này, quận Bình Thạnh đã lên phương án di dời và tái định cư 300 hộ dân đến chung cư Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh. Ảnh: PLO. 3. Chung cư 128 Hai Bà Trưng
Theo kết quả kiểm định của Sở Xây dựng TP.HCM, chung cư số 128 đường Hai Bà Trưng thuộc nhà chung cư bị hư hỏng nặng, mức độ nguy hiểm cấp D, cần di dời, phá dỡ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ảnh: TTO.Phía trong chung cư nhiều vị trí tường đã bị bong tróc, tường rỉ nước, mái tôn thủng lỗ. Các bậc cầu thang bị bể phần xi măng, căn hộ xuống cấp, kính cửa sổ nhiều tấm bị vỡ được tháo rời khỏi khung... Ảnh: TTO.Trước thực trạng này, UBND quận 1 đã tổ chức di dời khẩn cấp, bố trí tạm cư cho người dân. Đồng thời lên phương án cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp từ tháng 4 đến tháng 9/2017. Ảnh: TTO.Về hướng xây dựng lại chung cư, quận cũng tổ chức hội nghị lựa chọn chủ đầu tư xây dựng mới chung cư này. Trong trường hợp hết thời hạn theo quy định nhưng chủ sở hữu nhà chung cư chưa chọn được chủ đầu tư, quận sẽ cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện việc đầu tư, cải tạo và xây dựng lại nhà chung cư. Ảnh: TTO. 4. Chung cư 350 Hoàng Văn Thụ
Tháng 7/2011, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi đất chung cư 350 Hoàng Văn Thụ P.4, Q. Tân Bình để tháo dỡ, xây dựng lại do chung cư đã xuống cấp trầm trọng. Công ty Đức Khải được giao làm chủ đầu tư dự án. Ảnh: HTD.Chung cư 350 Hoàng Văn Thụ xây năm 1968 dành cho phi công của chế độ cũ. Sau 1975, Nhà nước giao chung cư cho trường Lý Tự Trọng (nơi nuôi dạy con em liệt sĩ) quản lý và phân cho cán bộ công nhân viên ở. Năm 1991, UBND quận Tân Bình hợp thức hóa quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước, kèm theo hợp đồng thuê nhà dài hạn cho các hộ dân. Ảnh: Phước Tuần/Zing.Ngoài những chung cư trên, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong năm nay sẽ có thêm 3 chung cư hư hỏng nghiêm trọng sẽ được tháo dỡ và xây mới là chung cư 11 Võ Văn Tần, chung cư Nguyễn Kim khu A và chung cư Nakyco. Bên cạnh đó, 3 chung cư khác cũng sẽ được xây mới sau khi thỏa thuận bồi thường xong. Ảnh minh họa: CafeLand.
1. Chung cư Cô Giang
Chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1, TPHCM) được xây dựng vào năm 1968 với 4 lô: A, B, C, D cho 900 hộ dân sinh sống. Ảnh: NLĐ.
Sau gần 50 năm được đưa vào sử dụng, chung cư Cô Giang đã và đang xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân. Nhiều hạng mục công trình đã bị hư hại theo thời gian như: ban công, vách tường bị nứt…Ảnh: NLĐ.
Trước thực trạng này, UBND TP HCM đã quyết định tháo dỡ, di dời khoảng 70 chung cư cũ với hơn 7.200 hộ dân. Đồng thời, có kế hoạch xây mới hơn 60 lô chung cư cũ với quy mô hơn 9.000 căn hộ. Ảnh: NLĐ.
Năm 2006, UBND TPHCM chủ trương đầu tư khu căn hộ và trung tâm thương mại tại chung cư Cô Giang với quy mô 1,4 ha gồm 30 tầng, 1.092 căn hộ. Trong đó, gần 300 căn phục vụ cho tái định cư tại chỗ. Tổng chi phí bồi thường được phê duyệt hơn 1.500 tỉ đồng. Ảnh: NLĐ.
Theo SGGP, sau 11 năm, đến đầu tháng 9/2017 mới cưỡng chế xong căn nhà cuối cùng trong khuôn viên chung cư, xoá sổ hoàn toàn sự tồn tại của chung cư Cô Giang trên khu đất đắc địa giữa trung tâm TPHCM để gia chủ đầu tư thi công khu căn hộ và trung tâm thương mại, trong đó có 300 căn phục vụ tái định cư. Ảnh: NLĐ.
2. Chung Thanh Đa lô 4 và 6
Theo UBND quận Bình Thạnh, cụm chung cư lô số tại cư xá Thanh Đa có 8 lô, được xây dựng trước năm 1975. Ảnh: PLO.
Trong đó có hai lô 4 và 6 nghiêng, lún nghiêm trọng vượt quá giới hạn cho phép và có nguy cơ sụp đổ. Ảnh: PLO.
Mức độ nghiêng lún khiến hai lô chung cư này đang ngày càng có xu hướng chụm đầu vào nhau. Ảnh: PLO.
Tổng cộng hai lô chung cư 4 và 6 có 280 căn hộ với gần 300 cá nhân, hộ gia đình sinh sống. Ảnh: PLO.
Trước thực trạng này, quận Bình Thạnh đã lên phương án di dời và tái định cư 300 hộ dân đến chung cư Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh. Ảnh: PLO.
3. Chung cư 128 Hai Bà Trưng
Theo kết quả kiểm định của Sở Xây dựng TP.HCM, chung cư số 128 đường Hai Bà Trưng thuộc nhà chung cư bị hư hỏng nặng, mức độ nguy hiểm cấp D, cần di dời, phá dỡ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ảnh: TTO.
Phía trong chung cư nhiều vị trí tường đã bị bong tróc, tường rỉ nước, mái tôn thủng lỗ. Các bậc cầu thang bị bể phần xi măng, căn hộ xuống cấp, kính cửa sổ nhiều tấm bị vỡ được tháo rời khỏi khung... Ảnh: TTO.
Trước thực trạng này, UBND quận 1 đã tổ chức di dời khẩn cấp, bố trí tạm cư cho người dân. Đồng thời lên phương án cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp từ tháng 4 đến tháng 9/2017. Ảnh: TTO.
Về hướng xây dựng lại chung cư, quận cũng tổ chức hội nghị lựa chọn chủ đầu tư xây dựng mới chung cư này. Trong trường hợp hết thời hạn theo quy định nhưng chủ sở hữu nhà chung cư chưa chọn được chủ đầu tư, quận sẽ cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện việc đầu tư, cải tạo và xây dựng lại nhà chung cư. Ảnh: TTO.
4. Chung cư 350 Hoàng Văn Thụ
Tháng 7/2011, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi đất chung cư 350 Hoàng Văn Thụ P.4, Q. Tân Bình để tháo dỡ, xây dựng lại do chung cư đã xuống cấp trầm trọng. Công ty Đức Khải được giao làm chủ đầu tư dự án. Ảnh: HTD.
Chung cư 350 Hoàng Văn Thụ xây năm 1968 dành cho phi công của chế độ cũ. Sau 1975, Nhà nước giao chung cư cho trường Lý Tự Trọng (nơi nuôi dạy con em liệt sĩ) quản lý và phân cho cán bộ công nhân viên ở. Năm 1991, UBND quận Tân Bình hợp thức hóa quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước, kèm theo hợp đồng thuê nhà dài hạn cho các hộ dân. Ảnh: Phước Tuần/Zing.
Ngoài những chung cư trên, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong năm nay sẽ có thêm 3 chung cư hư hỏng nghiêm trọng sẽ được tháo dỡ và xây mới là chung cư 11 Võ Văn Tần, chung cư Nguyễn Kim khu A và chung cư Nakyco. Bên cạnh đó, 3 chung cư khác cũng sẽ được xây mới sau khi thỏa thuận bồi thường xong. Ảnh minh họa: CafeLand.