Trước kia, Làng Cựu (Phú Xuyên) nổi tiếng khắp xứ Bắc Kỳ là làng thợ may “đệ nhất Hà Thành”. Những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 20 - 30 của thế kỷ trước, minh chứng cho một giai đoạn thịnh vượng, giàu có của người dân nơi đây. Trong ảnh là căn nhà được xây dựng từ những năm 1929 của cụ phó Du, nay là nơi gia đình ông B.V.K đang cư ngụ. Bậc thềm được xếp bằng những phiến đá ngay ngắn. Toàn bộ cột nhà được đắp nổi họa tiết hoa và tỉa cạnh rất tỉ mỉ.Bên cạnh đó, làng có nhiều ngôi nhà mái đổ, cửa gỗ, tường vôi giản dị đặc trưng của Bắc Bộ. Kiến trúc ở đây có nhiều chi tiết độc đáo. Chiếc cổng với những đường cắt ngang, khiến hình khối hai bên trở nên sinh động, bớt phần đơn điệu và nặng nề.Không ít nhà chọn câu liên đối để trang trí trên cổng. Dòng chữ "Pháo nổ vang trời ba nước" vẫn còn rõ nét, mang một vẻ gần gũi, thuần Việt. Theo anh N (chủ nhân đời thứ 3 của căn nhà này): Mỗi chiếc cổng đều có điểm nhấn kiến trúc bằng các tấm đại tự biểu thị hàm ý sâu xa của chủ nhà. Bác N.V.H (người dân làng Cựu) cho biết: Trên đây là chữ "Thọ" được đắp nổi trên chiếc cổng vòm. Ngôi nhà rộng lớn này lại gây ấn tượng bởi hàng hiên rộng và hệ cột kép tròn, vững chắc mang hơi hướng của kiến trúc Châu Âu. Phía trên, những con sơn đỡ mái được đục khắc cầu kỳ. Các chi tiết trang trí phía dưới khắc nổi họa tiết cổ truyền hai chữ "vạn", "phúc".Nhiều nhà "chịu chơi" hơn, thiết kế con sơn bằng gỗ với những nét chạm tinh xảo. Trên tường nhà, nét hoa văn tinh tế, sinh động còn nguyên vẹn. Sân nhà xưa được lát gạch ngay ngắn, phủ đầy rêu xanh... Không chỉ cầu kỳ ở chi tiết trang trí, phong cách kiến trúc, nhiều nhà "chơi trội" với thiết kế lạ. Trong ảnh là chiếc cầu nhỏ "có một không hai" bắc qua hai căn nhà của ông Xã Vinh sống tại làng.Ở đây, vẻ cổ kính vẫn còn nguyên vẹn chưa mai một với thời gian, những dãy nhà mái vòm cong, tường gạch cao, vững chãi thể hiện sự khang trang, bề thế và nét đặc trưng rất riêng của làng Cựu.
Trước kia, Làng Cựu (Phú Xuyên) nổi tiếng khắp xứ Bắc Kỳ là làng thợ may “đệ nhất Hà Thành”. Những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 20 - 30 của thế kỷ trước, minh chứng cho một giai đoạn thịnh vượng, giàu có của người dân nơi đây.
Trong ảnh là căn nhà được xây dựng từ những năm 1929 của cụ phó Du, nay là nơi gia đình ông B.V.K đang cư ngụ. Bậc thềm được xếp bằng những phiến đá ngay ngắn. Toàn bộ cột nhà được đắp nổi họa tiết hoa và tỉa cạnh rất tỉ mỉ.
Bên cạnh đó, làng có nhiều ngôi nhà mái đổ, cửa gỗ, tường vôi giản dị đặc trưng của Bắc Bộ.
Kiến trúc ở đây có nhiều chi tiết độc đáo. Chiếc cổng với những đường cắt ngang, khiến hình khối hai bên trở nên sinh động, bớt phần đơn điệu và nặng nề.
Không ít nhà chọn câu liên đối để trang trí trên cổng. Dòng chữ "Pháo nổ vang trời ba nước" vẫn còn rõ nét, mang một vẻ gần gũi, thuần Việt.
Theo anh N (chủ nhân đời thứ 3 của căn nhà này): Mỗi chiếc cổng đều có điểm nhấn kiến trúc bằng các tấm đại tự biểu thị hàm ý sâu xa của chủ nhà.
Bác N.V.H (người dân làng Cựu) cho biết: Trên đây là chữ "Thọ" được đắp nổi trên chiếc cổng vòm.
Ngôi nhà rộng lớn này lại gây ấn tượng bởi hàng hiên rộng và hệ cột kép tròn, vững chắc mang hơi hướng của kiến trúc Châu Âu. Phía trên, những con sơn đỡ mái được đục khắc cầu kỳ. Các chi tiết trang trí phía dưới khắc nổi họa tiết cổ truyền hai chữ "vạn", "phúc".
Nhiều nhà "chịu chơi" hơn, thiết kế con sơn bằng gỗ với những nét chạm tinh xảo.
Trên tường nhà, nét hoa văn tinh tế, sinh động còn nguyên vẹn.
Sân nhà xưa được lát gạch ngay ngắn, phủ đầy rêu xanh...
Không chỉ cầu kỳ ở chi tiết trang trí, phong cách kiến trúc, nhiều nhà "chơi trội" với thiết kế lạ. Trong ảnh là chiếc cầu nhỏ "có một không hai" bắc qua hai căn nhà của ông Xã Vinh sống tại làng.
Ở đây, vẻ cổ kính vẫn còn nguyên vẹn chưa mai một với thời gian, những dãy nhà mái vòm cong, tường gạch cao, vững chãi thể hiện sự khang trang, bề thế và nét đặc trưng rất riêng của làng Cựu.