Ngôi nhà cổ 300 tuổi của ông ông Hà Hữu Thể (ở xóm Xui, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là di tích được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một.Đây là một trong những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn ở thôn Mông Phụ.Ngôi nhà còn được coi là sản phẩm của nghệ thuật kiến trúc thế kỉ XIX.Ngôi nhà có từ thời Lê, thế kỷ thứ XVI, đã qua13 đời cha truyền con nối.Ngôi nhà cổ hơn 300 tuổi gồm 7 gian 2 dĩ, nhìn theo hướng Tây Nam. Mái nhà được lợp ngói ri, nền nhà lát gạch đất nung, tường nhà bằng đá ong, còn rui và mè bằng gỗ.Các cấu kiện được gắn kết theo lối cổ truyền, hoàn toàn dùng mộng mà không cần đến chiếc đinh sắt nào.Bên trong ngôi nhà được chia thành 5 gian hai trái, 3 gian phía ngoài dành cho thờ tự và tiếp khách, Gian chính giữa dùng làm nơi thờ Đức Chúa (gia chủ theo Đạo Thiên Chúa).Dưới ban thờ đặt một bộ sập bằng gỗ lim.Không gian thờ cúng tổ tiên của gia đình.Bộ trường kỷ tiếp khách cũng mang hơi hướng hoài cổ.Hai gian buồng là nơi dành cho con gái hoặc con dâu ở, cũng là nơi đặt gian hòm đựng lương thực, vật dụng gia đình.Hệ thống ngách, cửa bức bàn có thể nhấc ra, lắp vào dễ dàng.Bậc cửa cao không chỉ thể hiện địa vị mà còn là lời nhắc nhở khách phải cúi mình kính trọng người thầy sống trong nhà.Chân các cột cái, cột quân, cột hiên bằng đá tròn.Phía ngoài hiên có 8 hàng cột (cao khoảng 1,7m) chạy ngang từ đầu nhà đến cuối nhà.Các bộ vì đứng trên 5 hàng chân cột, các bộ vì chính đều được xẻ họng đầu cột cái, từ đó câu đầu ăn mộng vào thân cột cái đỡ sức nặng mái trên. Hoa văn trang trí tại các đầu con rường là vân xoắn.Chái bếp, cối đá, chum vại vẫn còn lưu giữ, gợi nét nhà xưa.Góc sân các nhà thường để một số chum, hũ đựng tương. Ngày xưa, người ta thường ủ trong đó những khẩu thịt lợn luộc qua, hay để muối cà ăn dần.Vốn có nghề nấu tương, ông Thể dành hầu hết diện tích sân làm nơi chế biến...Nguyên liệu, chum vại làm tương luôn được người dân lựa chọn, sơ chế cẩn thận, tỉ mỉ để ...Thông quan chiếc cối say đá cũ kỹ...và cái chày dã gạo thủ công....... để cho ra đời mẻ tương thơm ngon nhất.Giếng đá ong cổ - một vật hiếm có thời nay trong các ngôi nhà Việt.Video "Làng dựng nhà cổ Phù Yên". Nguồn: VTV4.
Ngôi nhà cổ 300 tuổi của ông ông Hà Hữu Thể (ở xóm Xui, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là di tích được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một.
Đây là một trong những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn ở thôn Mông Phụ.
Ngôi nhà còn được coi là sản phẩm của nghệ thuật kiến trúc thế kỉ XIX.
Ngôi nhà có từ thời Lê, thế kỷ thứ XVI, đã qua13 đời cha truyền con nối.
Ngôi nhà cổ hơn 300 tuổi gồm 7 gian 2 dĩ, nhìn theo hướng Tây Nam. Mái nhà được lợp ngói ri, nền nhà lát gạch đất nung, tường nhà bằng đá ong, còn rui và mè bằng gỗ.
Các cấu kiện được gắn kết theo lối cổ truyền, hoàn toàn dùng mộng mà không cần đến chiếc đinh sắt nào.
Bên trong ngôi nhà được chia thành 5 gian hai trái, 3 gian phía ngoài dành cho thờ tự và tiếp khách, Gian chính giữa dùng làm nơi thờ Đức Chúa (gia chủ theo Đạo Thiên Chúa).
Dưới ban thờ đặt một bộ sập bằng gỗ lim.
Không gian thờ cúng tổ tiên của gia đình.
Bộ trường kỷ tiếp khách cũng mang hơi hướng hoài cổ.
Hai gian buồng là nơi dành cho con gái hoặc con dâu ở, cũng là nơi đặt gian hòm đựng lương thực, vật dụng gia đình.
Hệ thống ngách, cửa bức bàn có thể nhấc ra, lắp vào dễ dàng.
Bậc cửa cao không chỉ thể hiện địa vị mà còn là lời nhắc nhở khách phải cúi mình kính trọng người thầy sống trong nhà.
Chân các cột cái, cột quân, cột hiên bằng đá tròn.
Phía ngoài hiên có 8 hàng cột (cao khoảng 1,7m) chạy ngang từ đầu nhà đến cuối nhà.
Các bộ vì đứng trên 5 hàng chân cột, các bộ vì chính đều được xẻ họng đầu cột cái, từ đó câu đầu ăn mộng vào thân cột cái đỡ sức nặng mái trên. Hoa văn trang trí tại các đầu con rường là vân xoắn.
Chái bếp, cối đá, chum vại vẫn còn lưu giữ, gợi nét nhà xưa.
Góc sân các nhà thường để một số chum, hũ đựng tương. Ngày xưa, người ta thường ủ trong đó những khẩu thịt lợn luộc qua, hay để muối cà ăn dần.
Vốn có nghề nấu tương, ông Thể dành hầu hết diện tích sân làm nơi chế biến...
Nguyên liệu, chum vại làm tương luôn được người dân lựa chọn, sơ chế cẩn thận, tỉ mỉ để ...
Thông quan chiếc cối say đá cũ kỹ...
và cái chày dã gạo thủ công....
... để cho ra đời mẻ tương thơm ngon nhất.
Giếng đá ong cổ - một vật hiếm có thời nay trong các ngôi nhà Việt.
Video "Làng dựng nhà cổ Phù Yên". Nguồn: VTV4.