Nằm trên con phố Hàng Đào nổi tiếng, căn nhà 3 tầng, rộng 200 mét vuông của gia đình ông Nguyễn Thái An (SN 1943, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những căn nhà cổ của Hà Nội còn giữ lại được những nét kiến trúc nguyên thủy bên trong. Ảnh: Thanh Hải.Ông Thái An chia sẻ, thời Pháp thuộc, phố Hàng Đào có tên Rue de la Soie (phố bán lụa). Đây từng được ví là khu phố buôn bán sầm uất, nổi tiếng nhất nhì đất Hà thành. Ảnh: Tư liệuCha mẹ ông vốn là nhà buôn có tiếng ở phố Hàng Đào với thương hiệu vải lụa Thái An. Ảnh: Nhân vật cung cấp.Nhà cổ của gia đình ông Thái An được xây dựng khoảng năm 1948 - 1950. Thời điểm cha mẹ ông làm ăn kinh doanh phát đạt, ngoài 8 người trong gia đình ông, căn nhà này từng có hàng chục gia nhân ở. Ảnh: Thanh HảiNhà gồm hai dãy nối với nhau bằng một khoảng sân nhỏ. Ảnh: Nhật LinhNhà được xây dựng theo kiểu bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục hình ống, chia thành nhiều lớp, có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió, lấy sáng tự nhiên bằng các giếng trời. Ảnh: Nhật Linh.Căn nhà của gia đình ông Thái An có đầy đủ các phòng chức năng, sân vườn, ngoài ra còn có chỗ bán hàng, kho hàng, chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt chung.... Ảnh: Nhật Linh.Hiện, các căn nhà ống ở phố cổ với kiến trúc như của gia đình ông Thái An hầu như biến mất. Căn nhà của gia đình ông Thái An may mắn vẫn giữ được nguyên vẹn. Ảnh: Thanh Hải.Cửa gỗ màu xanh lá, tường quét vôi vàng là màu đặc trưng của kiến trúc thời Pháp thuộc ở khu phố cổ. Ảnh: Thanh HảiChiếc quạt trần bền bỉ theo năm tháng. Ảnh: Nhật LinhHai chiếc ghế và đôn cổ bằng gỗ lim được cha mẹ ông Thái An dùng tiếp khách. Ảnh: Thanh HảiChiếc tràng kỷ lớn, có tuổi đời gần 100 năm vẫn được ông Thái An giữ gìn. Ảnh: Nhật LinhCầu thang dẫn lên các tầng đã nhuốm màu rêu phong theo năm tháng. Ảnh: Thanh HảiÔng Thái An kể, thời gian kinh doanh lụa thịnh vượng nhất của gia đình ông, những căn phòng này tràn ngập hàng xuất khẩu đi các nước Lào, Thái Lan, Ấn Độ... Ảnh: Nhật LinhMặc dù con cái đều thành đạt, có điều kiện nhưng ông Thái An cho biết, mình không có ý định sơn sửa lại nhà. Vì ông muốn giữ vẻ rêu phong, cũ kỹ của ngôi nhà cổ này. Ảnh: Nhật LinhKhung cửa sổ tầng 3 - nơi ông Thái An thường ngồi trầm ngâm, nhớ về một thời quá vãng. Ảnh: Thanh HảiPhố Hàng Đào ngày nay. Ảnh: Lê Anh Dũng.
Nằm trên con phố Hàng Đào nổi tiếng, căn nhà 3 tầng, rộng 200 mét vuông của gia đình ông Nguyễn Thái An (SN 1943, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những căn nhà cổ của Hà Nội còn giữ lại được những nét kiến trúc nguyên thủy bên trong. Ảnh: Thanh Hải.
Ông Thái An chia sẻ, thời Pháp thuộc, phố Hàng Đào có tên Rue de la Soie (phố bán lụa). Đây từng được ví là khu phố buôn bán sầm uất, nổi tiếng nhất nhì đất Hà thành. Ảnh: Tư liệu
Cha mẹ ông vốn là nhà buôn có tiếng ở phố Hàng Đào với thương hiệu vải lụa Thái An. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Nhà cổ của gia đình ông Thái An được xây dựng khoảng năm 1948 - 1950. Thời điểm cha mẹ ông làm ăn kinh doanh phát đạt, ngoài 8 người trong gia đình ông, căn nhà này từng có hàng chục gia nhân ở. Ảnh: Thanh Hải
Nhà gồm hai dãy nối với nhau bằng một khoảng sân nhỏ. Ảnh: Nhật Linh
Nhà được xây dựng theo kiểu bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục hình ống, chia thành nhiều lớp, có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió, lấy sáng tự nhiên bằng các giếng trời. Ảnh: Nhật Linh.
Căn nhà của gia đình ông Thái An có đầy đủ các phòng chức năng, sân vườn, ngoài ra còn có chỗ bán hàng, kho hàng, chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt chung.... Ảnh: Nhật Linh.
Hiện, các căn nhà ống ở phố cổ với kiến trúc như của gia đình ông Thái An hầu như biến mất. Căn nhà của gia đình ông Thái An may mắn vẫn giữ được nguyên vẹn. Ảnh: Thanh Hải.
Cửa gỗ màu xanh lá, tường quét vôi vàng là màu đặc trưng của kiến trúc thời Pháp thuộc ở khu phố cổ. Ảnh: Thanh Hải
Chiếc quạt trần bền bỉ theo năm tháng. Ảnh: Nhật Linh
Hai chiếc ghế và đôn cổ bằng gỗ lim được cha mẹ ông Thái An dùng tiếp khách. Ảnh: Thanh Hải
Chiếc tràng kỷ lớn, có tuổi đời gần 100 năm vẫn được ông Thái An giữ gìn. Ảnh: Nhật Linh
Cầu thang dẫn lên các tầng đã nhuốm màu rêu phong theo năm tháng. Ảnh: Thanh Hải
Ông Thái An kể, thời gian kinh doanh lụa thịnh vượng nhất của gia đình ông, những căn phòng này tràn ngập hàng xuất khẩu đi các nước Lào, Thái Lan, Ấn Độ... Ảnh: Nhật Linh
Mặc dù con cái đều thành đạt, có điều kiện nhưng ông Thái An cho biết, mình không có ý định sơn sửa lại nhà. Vì ông muốn giữ vẻ rêu phong, cũ kỹ của ngôi nhà cổ này. Ảnh: Nhật Linh
Khung cửa sổ tầng 3 - nơi ông Thái An thường ngồi trầm ngâm, nhớ về một thời quá vãng. Ảnh: Thanh Hải
Phố Hàng Đào ngày nay. Ảnh: Lê Anh Dũng.